Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong tác phẩm của Nguyên Hồng
Chung minh Nguyen Hong la nha van cua phu nu va nhi dong – Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua những trang văn của Nguyên Hồng được trích giảng trong nhà trường. Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ âu yêm như ngọn gió chiều rì rào. Có trái tim người con nào không rung lên thổn ...
Chung minh Nguyen Hong la nha van cua phu nu va nhi dong – Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua những trang văn của Nguyên Hồng được trích giảng trong nhà trường. Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ âu yêm như ngọn gió chiều rì rào. Có trái tim người con nào không rung lên thổn thức trước mẹ. Nguyên Hồng có thể coi là nhà văn của tình mẫu tử thiêng liêng. Sáng tác của ông tuy không dành tất cả để khắc họa trọn vẹn chân dung người mẹ nhưng qua trang văn của ...
– Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua những trang văn của Nguyên Hồng được trích giảng trong nhà trường.
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ âu yêm như ngọn gió chiều rì rào. Có trái tim người con nào không rung lên thổn thức trước mẹ. Nguyên Hồng có thể coi là nhà văn của tình mẫu tử thiêng liêng. Sáng tác của ông tuy không dành tất cả để khắc họa trọn vẹn chân dung người mẹ nhưng qua trang văn của ông, hình ảnh người mẹ vẫn gợi lên mối thương cảm lớn cho người đọc. Bằng chính những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại về người mẹ yêu dấu của mình, Nguyên Hồng đã thành công khi viết về người mẹ qua một số trang văn được trích giảng trong nhà trường như: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu), truyện ngắn Mợ Du, Huệ Chi trước lễ cưới ( trích Sóng gầm):
Có một điều người đọc dễ nhận thấy, hầu hết hình ảnh người mẹ trong các sáng tác của Nguyên Hồng đều là những phụ nữ bất hạnh, nạn nhân của đói nghèo, lễ giáo nghiệt ngã, tình đời đen bạc như: người mẹ phải đồng sàng nhưng dị mộng với người chồng tuổi nhiều gấp đôi, rồi chồng cờ bạc, nghiện ngập, chết, khiến người mẹ phải tha phương cầu thực kiếm sống (Những ngày thơ ấu) hoặc người mẹ vì lỗi lầm mà bị ruồng rẫy phải bỏ nhà, xa con, gặp con trong đau khổ, lén lút (Mợ Du), chỉ hiện về trong ký ức của người con bất hạnh (Huệ Chi trước lễ cưới).
Phải chăng khi viết về những người mẹ này, Nguyên Hồng đã dứt khoát đứng về phía những con người bất hạnh để cảm thông, bênh vực, yêu thương bằng chủ nghĩa nhân đạo thống thiết.
Có nhà nghiên cứu cho rằng: Không có người mẹ thánh mẫu, không có nhà văn Nguyên Hồng. Phải chăng vì thế mà mở đầu cho thiên hồi ký Những ngày thơ ấu có dòng đề từ ngắn gọn mà kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi. Và những dòng viết xúc động nhất trong tác phẩm đặc sắc này cũng là những dòng tình cảm thiết tha hướng về người mẹ hiền từ, bất hạnh, kết tinh ở chương IV, đoạn trích Trong lòng mẹ.
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò
Không biết không gian buổi chiều buồn thương dễ lay động tới tình mẹ, tình quê hương trong trái tim mỗi người con hay không mà cảnh mẹ gặp con qua trang viết của Nguyên Hồng thường được bao bọc trong không gian là: buổi chiều. Chiều hôm đó, tan học ở trường ra, tôi nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ tội… (Trong lòng mẹ) còn trong đoạn trích Huệ Chi trước lễ cưới thì Trời chiều gió to thêm, những cành lá hoàng lan, khế, me, bưởi, sấu reo như nổi sóng….
Nhưng cũng có một không gian tràn ngập ánh trăng đêm: ánh trăng cuồn cuộn, tràn trề hương hoa cau và hoa lý…
Như vậy, cảnh ngộ người mẹ gặp con qua trang viết của Nguyên Hồng, thường được tắm đẫm trong một không gian trữ tình, phù hợp với tình mẹ con.
Thạch Lam cho rằng: Trên trang viết của Nguyên Hồng nổi lên hình ảnh người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của người con.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã từng nhớ về người mẹ thuở thiểu thời như thế này:
… Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa…
Người mẹ trong hồi ức, trong mơ của Huệ Chi (Huệ Chi trước lễ cưới) cũng mang vẻ đẹp dịu dàng, lung linh đầy ấn tượng như thế: Vấn khăn tóc đuôi gài, gương mặt ngăm ngăm nâu, mắt bồ câu nửa vui, nửa buồn, răng hạt huyền, mặc áo the màu gụ…
Người mẹ bé Hồng (Trong lòng mẹ): Vạt áo nâu… gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má… Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm thở lạ thường…
Người mẹ qua ánh mắt yêu thương của bé Hồng, cũng phúc hậu, dịu hiền đẹp một vẻ đẹp khó quên. Người mẹ (Mợ Du) trong truyện ngắn cùng tên với gương mặt trắng mát, gò má hơi cao, mắt có quầng thâm….
Có thể nói, người mẹ trong sáng tác của Nguyên Hồng đều mang nét đẹp dịu dàng, thuần hậu rất Á Đông, nhưng cũng ẩn hiện nỗi buồn. Người đọc như thấy hình ảnh người mẹ qua trang viết của Nguyên Hồng có ẩn hiện dáng hình người mẹ, người chị ta xưa.
Người mẹ trong sáng tác của Nguyên Hồng, dù trong tình cảnh nào, dù có bị vùi dập đến đâu nhưng họ vẫn như đóa sen thơm ngát giữa bùn lầy, thương con, yêu con đến da diết.
Trong lòng mẹ- Đoạn trích miêu tả hình ảnh người mẹ sụt sùi khi gặp con: Con nín đi, mợ đã về với các con rồi mà. Bé Hồng khát khao được bé lại để cảm nhận trực tiếp người mẹ có một êm dịu vô cùng khi bàn tay mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng… Đúng như suy nghĩ của bé, phải chăng sự sung sướng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà người mẹ vẫn tươi đẹp như thuở còn sung tức. Đúng là, người mẹ sống được là nhờ có con, niềm vui của mẹ trong cõi đời này đó chính là con.
Người mẹ trong Huệ Chi trước lễ cưới lại hiện ra với biết bao âu yếm, yêu thương: Trưa nay, tối nay mẹ lại nấu chè ngô non, chè đỗ đãi, lại luộc ngồng cải, thổi xôi hoa cau, chưng mắm cáy… lại rang tép riu cho con ăn nhé….
Người mẹ ấy dù sống trong nhung lụa, đài các vẫn không nguôi ngoai hương vị dân dã, quê mùa. Cùng với hình ảnh người mẹ, Nguyên Hồng như làm sống lại trong ta cả khung trời ký ức về một chiều quê sông nước bâng khuâng với ngọn khói lam chiều tòa trên mái rạ với bữa cơm có mẹ, có bát canh ngọt ngào tỏa khói… dù có đi đâu ta vẫn tha thiết nhớ về.
Truyện ngắn Mợ Du lại khắc hoạ hình ảnh người mẹ trong cảnh ngộ gặp con thương cảm đến rơi lệ. Người mẹ ấy dù lầm lỡ, nhưng vẫn yêu thương con đến thắt lòng. Mỗi lần trở về gặp con, là mỗi lần ngòi bút của Nguyên Hồng cũng rung lên nức nở: ảnh trăng vằng vặc, gội xuống tràn trề hoi gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau… Tiếng khóc dồn đập vỡ lở ở một góc vườn, rì rì tiếng dế. Người mẹ ấy hôn hít vào mả, vào trán Dũng khóc nức nở:
– Giời ơi! Giời ơi! Mợ chết mất! Dũng ơi! Dũng ơi!
Thế rồi người mẹ ấy đã trút hơi tàn với một bộ xương hốc hác, gồ ghề, xám xịt không người thân nơi đất khách quê người.
Phải chăng Mợ Du y mẹ của Dũng; mẹ của Huệ Chi hay người mẹ của bé Hồng đều là sự hóa thân từ một người mẹ. Đó là những mảnh đời khác nhau của một người mẹ đã sinh ra nhà văn Nguyên Hồng, để từ đó mỗi trang viết của ông, chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu với người mẹ khổ đau của mình.
Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng là vì vậy.