12/01/2018, 16:12

Cảm nhận về đoạn thơ Không ai chôn cất tiếng đàn ...đáy giếng

Cảm nhận về đoạn thơ Không ai chôn cất tiếng đàn ...đáy giếng Không ai chôn cất tiếng đàn,Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Giọt nước mắt vầng trăng.Long lanh trong đáy giếng. ...

Cảm nhận về đoạn thơ Không ai chôn cất tiếng đàn ...đáy giếng

Không ai chôn cất tiếng đàn,Tiếng đàn như cỏ mọc hoang Giọt nước mắt vầng trăng.Long lanh trong đáy giếng.

 GỢI Ý

   Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tượng và siêu thực, với hình ảnh hoán dụ “không ai chôn cất tiếng đàn”, hình ảnh so sánh “Tiếng đàn như mọc cỏ hoang” gợi thương cảm về cái chết bi thảm của nhà thơ. Đặc biệt hình ảnh “Giọt nước mắt vầng trăng” là một hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn việc có thực: kẻ thù bắn nhà thơ và vứt xác ông xuống giếng để phi tang. Nước mắt vầng trăng còn là tình thương, sự cao khiết, sự toả sáng. Với Thanh Thảo đó là nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửa như vầng trăng, những giọt nước mắt anh hùng như trong vãn của Nguyễn Đình Chiểu (nước mắt anh hùng lau chẳng ráo) vầng trăng như là sự hoá thân, sự thăng hoá của tâm hồn liệt sĩ trong Khoảng  trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ: Đêm đến tâm hồn em toả sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh.

   Tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn - Đó là chiến thắng, là bất tử của người anh hùng.

   Ở đây Lor - ca không hiện diện mà chi có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor - ca, trái tim Lor - ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lor - ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.

0