21/02/2018, 09:43

Cảm nhận về bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

– Bài làm 1 Những vần thơ hào hoa vang lên đi vào lòng người trở thành những lời cảm xúc ngọt ngào đi cùng năm tháng. Và vẫn còn đó, tây tiến vang lên như một khúc hành ca của những người lính. Nó là một trong những bài thơ hay đầy cảm xúc, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ...

– Bài làm 1

Những vần thơ hào hoa vang lên đi vào lòng người trở thành những lời cảm xúc ngọt ngào đi cùng năm tháng. Và vẫn còn đó, tây tiến vang lên như một khúc hành ca của những người lính. Nó là một trong những bài thơ hay đầy cảm xúc, những vần thơ ấy vang lên vẫn giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu,phóng khoáng. Không những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Một thời đạn bom đó đã để lại nỗi ám ảnh cho những người trực tiếp tham gia chiến đấu. Những câu thơ mở đầu giống như những lời của năm tháng vọng về, từ những năm tháng chiến đấu gian nan,những con người ấy qua tiếng vọng thời gian trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết. Những cơn bệnh những buổi liên hoan những đêm nằm gác “ gửi mộng qua biên giới”  và có cả những sự mơ mộng của những người lính trẻ tuổi và đầy nhiệt thành. Càng đọc chúng ta nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gieo neo, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến

Giữa cái gay gắt những hình ảnh của người lính hiện ra vừa hồn nhiên vừa đáng để chúng ta trân trọng. Vốn xuất thân là những chàng trai đất Hà thành trong thời gian chiến tranh nên khoác áo lính thay áo của những nam sinh viên tới chiến trường chiến đấu, dù ra đi chiến đấu, dấn thân vào gian khổ, họ vẫn luôn mang và giữ một tâm hồn hào hoa, thanh lịch, đa tình, một tầm hồn đầy thơ mộng.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đem hơi”

Những khó khăn của những người lính tây tiến lại trở nên đẹp đẽ và nên thơ trong những vần thơ của Quang Dũng. Đó là những gian nan mà những người lính phải trải qua, chính những gian nan đó lại càng tô đậm vẻ đẹp bi tráng của họ… những triền dốc khiến người ta mới nhìn đã thấy ngại, hai từ thăm thẳm trong câu thơ khiến độ hun hút của những con dôc lại càng trở nên nguy hiểm biết bao nhiêu.chưa dừng lại đó,những hình ảnh hun hút, đầu súng của những người lính đang đùa giỡn vấy mây trời

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”

Những gian nan khó khăn ấy mở nguồn cho hình ảnh đẹp vi tráng của những người lính ấy. Cũng có những lúc sự hồn nhiên của người lính được thể hiện qua những giây phút mệt mỏi,gục lên ba lô và ngủ,bỏ lại sau đó những khó khăn vất vả, những hiểm nguy của kháng chiến.Hình ảnh người lính gục lên súng mũ dãi dầu không bước nữa là một hình ảnh đẹp.  Câu thơ nhằm nói giảm đi cái chết, cái hi sinh của những người chiến sĩ ấy. Đó là một vẻ đẹp bi tráng, cái hi sinh kia là bi nhưng trong cái bi ấy ta lại thấy một cái tráng lệ vô cùng. Họ có thể hi sinh nhưng trong một tư thế rất nhẹ nhõm, “ bỏ quên đời” những kí ức về những lúc dừng chân mệt mỏi, những kỉ niệm với những buổi chiều và ban đêm với những con thú dữ gầm rú lên, nhớ những đem mùa nếp xôi ở Mai Châu.

Không chỉ khó khăn trên chiến trường chiến đấu, những câu chuyện về bệnh tật và nơi khí hậu khắc nghiệt cũng được đưa vào trong thơ của Quang Dũng. Không một chút giấu giếm, sự thiếu thốn hay  những căn bệnh như sốt rét, khiến cả binh đoàn bị rụng hết tóc, quang Dũng đã khai thác một vẻ đẹp hết sức chân thực của người lính Tây tiến, dù khó khăn khắc nghiệt nhưng tinh thần chiến đấu chưa bao giờ kết thúc. Hình ảnh quân xanh màu lá là những hình ảnh gầy gò ốm nhưng không hề yếu mà vẫn dữ oai hùm. Mắt trừng gợi cho ta liên tưởng đến sự căm thù giặc của những anh hùng tây tiến. Những ánh mắt hiện lên lửa hi cọng và tinh thần chiến đấu oai hùng, không một chút phó mặc cho số phận, cũng có thể đó chính là sự thức trắng không ngủ được vì lo cho biên giời hoặc mở mắt để nhớ những bóng kiều thơm kia..Đó sự hi sinh của những người chiến sĩ ấy, họ phần lớn là những trí thức Hà Thánh ngày đêm nghĩ đến quê nhà với những bóng hồng mà không bao giờ mờ nhạt trong lòng họ..

 Với việc sử dụng biện pháp đối, nhà thơ Quang Dũng đã vừa khắc họa được vẻ đẹp hào hùng, kiêu dũng, vừa khắc họa được tâm hồn hào hoa và đa cảm của người chiến sĩ Tây Tiến. Chúng ta có thể thấy núi rừng miền Tây hùng vĩ và hoang sơ, đi trong sự hùng vĩ ấy, sự hoang sơ ấy, và những người lính Tây Tiến như được truyền thêm sức mạnh, vững bước vượt qua những gian khổ, hy sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,        

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…

Những người lính tây tiến không sợ hi sinh bản thân họ, nếu có thể họ không tiếc hi sinh thân mình để bảo vệ những người thân yêu mình ở hậu phương. Họ ra đi mà vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mơ mộng, khi họ hi sinh thì “áo bào thay chiếu anh về đất.. Đất mẹ chính là nơi các anh sinh ra cũng là nơi mà các anh về, đất mẹ che chở cho các anh mãi mãi yên bình với giấc ngủ ngàn thu của mình. Một lần nữa, hình ảnh sông Mã hiện ra, gầm lên khúc hành ca, như kính cẩn tiễn đưa linh hồn các anh, không phải là sự chơi vơi nữa mà là tiếng gầm, nó càng tạo nên chất tráng cho bài thơ.

Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả trải qua,những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Thêm một lần nữa Quang Dũng đã đưa chúng ta về với tây Tiến với những kí ức vừa lãng mạn vừa bi tráng. Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa hồn hậu,giản dị lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh tây tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương đất nước.

– Bài làm 2

Những năm tháng khói lửa bom đạn trong chiến tranh gian khổ đã đi qua nhưng những bài thơ, lời ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc vẫn còn vang mãi tới bây giờ. Thơ ca thời kỳ kháng chiến luôn khắc họa những hình ảnh chân thực về những con người góp phần làm cho đất nước thống nhất, trong đó có người lính Việt Nam. Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ hay trong kho tàng thơ ca cách mạng. Đọc bài thơ, người đọc cảm nhận được cảnh vật núi rừng Tây Bắc hùng vĩ mà nên thơ cùng hình ảnh người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn mà vẫn rất dũng cảm, oai hùng và bi tráng trước sự hi sinh vì tổ quốc.

Bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến nơi ông gắn bó một thời gian dài. Miên man theo nỗi nhớ ấy, nhà thơ đã tái hiện lại hình ảnh núi rừng Tây Bắc rộng lớn, hũng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Con đường hành quân của chiến sĩ là nơi núi cao đến “ngàn thước”, dốc núi sâu “thăm thẳm”, heo hút mà hùng vĩ. Hình ảnh một ngọn núi cao chót vót hiện lên trước mắt người đọc cùng với mây trời bảng lảng trôi lãng đãng cũng rất nên thơ. Thấp thoáng bên dưới những dốc núi cao ấy là hình ảnh những ngôi nhà của dân bản đang  lấp ló trong màn “mưa xa khơi”. Vùng đất Mai Châu còn hiện lên thật đẹp trong những “mùa em thơm nếp xôi”. Đọc đến đây, người đọc như hình dung ra những cánh đồng lúa ruộng bậc thang bát ngát, vàng óng báo hiệu một mùa bội thu với hương thơm ngào ngạt của lúa nếp, của bát sôi dẻo quện.

Mảnh đất miền Tây còn hiện lên đẹp đẽ hơn trong những đếm giao lưu văn nghệ với thôn bản trong hình ảnh “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”. Đuốc hoa tỏa ánh sáng rực rỡ cho màn đêm núi rừng, màu sắc sặc sỡ của “xiêm áo” các cô gái miền sơn cước tạo nên bức tranh nhiều màu sắc cỏ cả vẻ đẹp núi rừng và sự sống con người nơi đây. Một bức tranh đêm lửa trại ấm áp, vui vẻ với đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh của tiếng “khèn” càng làm thơ Tây Bắc nên thơ hơn bao giờ hết.

Qua cái nhìn của nhà thơ, núi rừng Tây Bắc càng nên thơ như một bức tranh đẹp với nhiều chi tiết nhỏ bé thân thương:

“ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thầy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người bên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Châu Mộc mang một vẻ đẹp huyền bí với những chiều sương giăng lối, lau bên những bến bờ đung đưa trước gió, lấp ló trong màn sương chiều. Đặc biệt, một hình ảnh bé nhỏ nhưng lại giàu sức gợi, đó là những bông hoa rừng như hoa mơ, hoa mận, hoa lan…đang “đung đưa” theo “dòng nước lũ”. Hình ảnh rất đỗi thân thương ấy cũng góp phần tạo nên một thiên nhiên nơi núi rừng miền Tây đẹp đẽ, nên thơ, hữu tình.

Cùng hình ảnh đẹp về thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc và cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của con người nơi đây, bài thơ cũng khắc họa được hình ảnh những người lính Tây Tiến hào hoa, tâm hồn trẻ trung và cũng rất quả cảm, bi tráng.

Những người lính Tây Tiến xuất thân từ trí thức trẻ, là những người học sinh, sinh viên gác bút nghiên lên đường chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Bởi thế, tâm hồn họ rát tinh tế, trẻ trung là một điều dễ hiểu. Với sự trẻ trung trong tâm hồn, người lính luôn nhìn cuộc sống một cách lạc quan, đứng trên đỉnh núi cao như chạm tới mây trời, họ hài hước ví von “súng ngửi trời”. Gặp bệnh tật nơi rừng hoang, sương muối khiến các anh có bị rụng tóc, hay làn da xanh xao vàng vọt, thì người lính vẫn có cái nhìn lạc quan:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Những người lính trong đoàn binh Tây Tiến yêu đời là vậy, họ còn lãng mạn bay bổng lắm. Phải có một cái nhìn tinh tế và tâm hồn lãng mạn, người lính mới cảm được cái vẻ đẹp của “mùa em thơm nếp xôi”, cảm được vẻ đẹp của “chiều sương”, của “hồn lau” cùng những bông hoa nhỏ xinh “đong đưa” trôi trên “dòng nước lũ”. Và phải thật lãng mạn họ mới có những giấc mơ bay bổng “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Mơ về dáng kiều thơm cũng chính là nỗi nhớ về những người con gái Hà Nội, nhớ về đất Hà thành nơi các anh gắn bó những ngày tới trường.

Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn của người lính còn được khắc họa trong những buổi giao lưu văn nghệ ấm tình quân dân:

“Doanh trai bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”

Người lính cũng say sưa, vui vẻ hòa mình vào không gian của lễ hội Tây Bắc. Vẻ đẹp của cảnh sắc và con người lung linh khiến những người lính trở nên ngỡ ngàng thốt lên “kìa em”. Qua cái nhìn của các anh, những bó đuốc sáng rực như những bông hoa phát sáng lung linh. Từ những tiếng khèn, tiếng nhạc, người lính mơn man xây lên những “hồn thơ” đẹp đẽ, trong sáng. Hai từ “hồn thơ” lại càng khẳng định vẻ lãng mạn, chất thi sĩ trong tâm hồn những người lính xuát thân từ trí thức này.

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trở nên đẹp đẽ hơn, như khúc ca tráng lệ về sự hào hùng, bi tráng trước sự hi sinh bất tử:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Aó bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Nơi khói lửa can qua, sau những trận đánh lớn, biết bao người lính hiên ngang đã ngã xuống. Hình ảnh “ biên cương mồ viễn xứ” đều sử dụng các từ hán việt khiến câu thơ mang một màu sắc cổ kính hơn, bi hùng hơn. Câu thơ gợi lên một bức tranh về những nấm mồ rải rác nơi biên ải xa xôi sau những trận đánh ác liệt. Nhưng nói lên hiện thực ấy để nhà thơ khẳng định một điều rằng người linh dù hi sinh vẫn không hề nuối tiếc “chẳng tiếc đời xanh”. Nó như một lời thề sắt son của các anh, nguyện “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Người chiến sĩ ra đi cũng thật hiên ngang như những vị tướng sĩ ngày xưa, về với đất mẹ kính yêu. Câu thơ “sông Mã gầm lên khúc độc hành” mang một vẻ đẹp thật hào hùng, nó giống như một khúc ca vang lên thống thiết tiễn đưa những người lính. “Sông Mã” cũng như cả đất nước thổn thức “gầm lên” trước sự ra đi ấy, nó cũng thể hiện sự đau đớn biến thành sức mạnh để những người lính, những người đồng đội của các anh tiếp tục chiến đầu cho tổ quốc tự do, độc lập. Tới đây, mạch thơ như trào dâng mãnh liệt, kết thúc với một “khúc độc hành” tạo nên bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến.

Bài thơ Tây Tiến đã rất thành công khi tái hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi núi rừng Tây Bắc, đồng thời khắc họa vẻ đẹp trẻ trung, lạc quan, tâm hồn lãng mạn cùng bức tượng đài bi tráng vế người lính Tây Tiến. Tây Tiến khép lại trong âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc tráng ca về một thời đạn bom đã đi qua nhưng còn sống mãi trong triệu triệu trái tim người Việt.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

  • cảm nhận về bài thơ tây tiến
  • cảm nhận bài thơ tây tiến
  • viết văn hay nhat cam nhan ve bai tho tay tien cua quan dung van 12
  • cảm nhận của anh chị về bài thơ tây tiến
  • cảm nhận của em về bài thơ tây tiến
0