Cảm nhận về bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh Bài làm Màu sắc cổ điện của thơ Hồ Chí Minh thường thể hiện trước hết ở sự sử dụng những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòn mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cảnh chiều trong thơ cổ thường là thế: “Chim hôm ...
Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh Bài làm Màu sắc cổ điện của thơ Hồ Chí Minh thường thể hiện trước hết ở sự sử dụng những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòn mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cảnh chiều trong thơ cổ thường là thế: “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Nguyễn Du), “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan)… Thực ra việc sử dụng ước lệ không phải ...
Đề bài: Phân tích bài thơ (Mộ) của Hồ Chí Minh
Bài làm
Màu sắc cổ điện của thơ Hồ Chí Minh thường thể hiện trước hết ở sự sử dụng những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòn mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cảnh chiều trong thơ cổ thường là thế: “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Nguyễn Du), “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan)…
Thực ra việc sử dụng ước lệ không phải chỉ có trong thơ cổ. Nhưng trong cổ thi, bút pháp ước lệ được sử dụng rất phổ biến, thậm chí trở thành một quy định nghiêm ngặt. Vì thế, ước lệ trở thành một đặc trưng thi pháp của văn chương trung đại, phản ánh tư tướng mĩ học của cộng đồng văn học (gồm người viết và người đọc văn) thời ấy : quan niệm thế giới nghệ thuật phải là thế giới được cách điệu hoá, lí tưởng hoá. Nhìn chung ước lệ đối lập với tả thực.
Nhưng ở thơ Hồ Chí Minh, ước lệ không hẳn là ước lệ. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh cảm hứng của nhà thơ mà xem : cảnh chiêu tối nơi núi rừng được quan sát và diễn tả một cách rất chân thật, tự nhiên, không hề có sự gò gẫm theo ước lệ. Nói cách khác : dưới ngòi bứt của Hổ Chí Minh, ước lệ bao giờ cũng được vận dụng một cách tự nhiên, phù hợp với cảnh thực, tình thực. Chiêu tối (mộ) là lúc ánh sáng ban ngày gần tắt hẳn. Lúc ấy ở giữa chốn núi rừng ("Chim mỏi về rừng", "Cô em xóm núi"), chân trời bị che khuất, chút ánh sáng cuối cùng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh trời. Một cách tự nhiên, con mắt nhà thơ phải ngước lên cao để nhận ra một cánh chim mỏi một đi tìm chốn ngủ nơi một vòm cây nào ("tầm túc thụ") và một chòm mây cô đơn ("cố vân") lững thững trôi qua ("mạn mạn độ thiên không").
Cảnh là cảnh thật, mà tình cũng vậy. Cảnh đượm buồn, phù hợp với tâm sự của nhà thơ cũng không thể nào vui được. Bác Hồ rất gần gũi với chúng ta, chính vì trong hoàn cảnh ấy, Người cũng buồn như chúng ta vậy thôi : thân phận tù đày, một mình nơi đất khách, lại trải qua một ngày bị đày ải trên đường, chân xiềng tay xích, xa cách đồng bào, đồng chí, trong lòng không lúc nào nguôi nhớ quê hương,...
Tuy nhiên, thơ Hồ Chí Minh thường có một đặc điểm rất độc đáo này : mạch thơ, hình ảnh thơ cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh tại mà luôn luôn vận động một cách mạnh mẽ và bất ngờ hướng về sự sống và ánh sáng :
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Nếu nói về cảnh thì sự chuyển cảnh như thế cũng rất tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống hẳn tấm màn đen của nó thì con mắt nhà thơ tất nhiên phải hướng về nơi nào có ánh sáng. Đó là ánh lửa rực hồng trong lò than nhà ai bên xóm núi soi tỏ hình ảnh một cô gái xay ngô để chuẩn bị bữa ăn chiều.
Ở câu thứ ba, người dịch thơ đã thêm vào một chữ "tối" không có trong nguyên tác:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
(Cô gái nơi xóm núi xay ngô).
Kể ra lúc ấy trời đã tối thật rồi, thêm vào chữ "tối" hẳn không sai, nhưng cái tinh tế của bài thơ quả có vì thế mà mất mát đi chút ít. Không nói tối mà tả được tối vẫn hay hơn. Đây là cách dùng ánh sáng để tả bóng tối, người xưa gọi là "vẽ mây nẩy trăng" (hoạ vân hiển nguyệt). Lò than nơi xóm núi nào kia hẳn đã được nhóm lên từ trước, nhưng nay trời tối hẳn, nó mới rực sáng lên như vậy.
Lê Trí Viễn còn phát hiện thêm chỗ tinh vi này ở câu ba và câu bốn trong nguyên tác của bài tứ tuyệt khi lặp lại theo một trật tự đảo ngược, mấy chữ "ma bao túc" và "bao túc ma hoàn":
Sơn thôn thiếu nữ ma hao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
"... Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi "ma bao túc - Bao túc ma hoàn"... và đến khi cối xay dừng lại thì "lô đĩ hồng", lò đã rực hồng, lúc trời tối, trời tối thì lò rực lên".
Hai câu trên là cảnh buồn, lòng người cũng không vui, thể hiện ở cánh chim mỏi mệt vẻ rừng và chòm mây cô đơn trôi chầm chậm qua lưng trời.
Nhưng hai câu sau lại là một niềm vui thể hiện ở ánh lửa hồng bỗng rực lên. Ánh sáng và niềm vui của sự sống con người bỗng hiện lên ở trung tâm của bức tranh thơ để toả hơi ấm ra xung quanh, xua tan đi cái cô quạnh, cái mệt mỏi, cái lụn tắt của cảnh chiều tối nơi núi rừng.
Nguyễn Du nói : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Chân lí ấy rất ứng với hai câu thơ đầu. Tất nhiên phải nói cho rõ, ở hai câu này, người buồn lại gặp cảnh buồn :
Chim mỏi vê rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;
nhưng ở hai câu sau thì cảnh lại vui. Vậy thì hẳn là người cũng vui. Như đã phân tích ở trên, làm sao có thể vui được khi một mình với nỗi nhớ quê, đằng sau lưng là một ngày đường vất vả vừa trải qua, còn trước mặt lại là một nhà lao khác đầy muỗi rệp dang chờ đợi ! Đã thế lại đứng giữa một cảnh chiều muộn nơi núi rừng trên đất khách quê người...
Thì ra những vui buồn của Hồ Chí Minh nhiều khi không thể giải thích bằng cảnh ngộ riêng của Người, mà phải liên hệ với vui buồn, sướng khổ của dân tộc, của nhân loại mới hiểu được. Trên đường bị đày ải, người tù - thi sĩ, nhìn về một xóm núi, bỗng quên hẳn nỗi bất hạnh của riêng mình, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nho nhỏ, đời thường của gia đình một cô gái nhà ai bên bếp lửa hồng. Người ta nói, chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ quên mình là như thế ("Nâng niu tất cả chí quên mình" - Tố Hữu). Mà đâu chỉ ở một bài Chiều tối. Hàng loạt bài thơ khác trong Nhật kí trong tù đã chứng tỏ điều ấy (Chiều hôm, Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng, Cảnh đồng nội, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Nắng sớm, Phu đường,...).
Một trong những đặc trưng cơ bản của phong cách thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh là sự hoà hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại. Có thể xem Chiều tối là một trong những trường hợp tiêu biểu. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất ớ những bài thơ tả cảnh thiên nhiên - một đề tài chủ yếu của cổ thi và chính Hồ Chí Minh đã có nhận xét : "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ". (Khán "Thiên gia thi" hữu cảm).
Màu sắc cổ điển thường thể hiện ở việc sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, có khi mượn cả những hình ánh, những tứ thơ của người xưa, ở bút pháp chấm phá vài nét mà muốn ghi lại được linh hồn của tạo vật, ở phong thái cái tôi trữ tình, ung dung tự tại, ngắm cảnh làm thơ. Những điều ấy ít nhiều đéu thấy có ở bài Chiều tối. Nhưng trong thơ cổ, thiên nhiên thường chiếm vị trí chủ thể. Con người trong đó thường ẩn đi, chìm đi, dường như muốn hoà tan vào thiên nhiên, nhập thân vào cái vĩnh cửu của Tạo hoá.
Đây là chỗ bài khác với cổ thi. Hình ảnh nổi bật nơi trung tâm của bức tranh thơ lại là hình ảnh con người, hình ảnh của ngọn lửa, của sự sống - không phải thiên nhicn mà chính con người mới là chủ thể :
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng.