Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Văn mẫu lớp 7
Đánh giá bài viết Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần ...
Đánh giá bài viết Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông. Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập ...
Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định
Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ… Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.
Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.
Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:
Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn những cây xanh che chở.
Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.
Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.
Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh… Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.
Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.
Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.
Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.
Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:
Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.
Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.
Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn – những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu.
Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:
Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.
Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.
Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 2
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, trước kia có tên gọi là Sài Gòn. Ba trăm năm từ khi được thành lập cho đến ngày nay, thành phố Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi và ngày càng lớn lên, trở thành đô thị lớn nhất, có dân số đông nhất trong các tỉnh, thành phố của nước ta, là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Để hiểu một phần nét đẹp, nét đặc trưng của Sài Gòn, chúng ta hãy đọc bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu của cây bút đương đại Minh Hương.
Là tùy bút, nên áng văn này mang đặc điểm nghệ thuật tương tự tác phẩm Một thứ quà của lúa non : Cốm của Thạch Lam. Nếu Thach Lam vừa miêu tả, tự sự vừa biểu cảm, miêu tả, tự sự xen kẽ bình luận, cảm xúc xen kẽ suy ngẫm, thì Minh Hương thiên về miêu tả, kể chuyển và biểu cảm, xen đôi ba nhận xét nhẹ nhàng mà ít bình luận. Ngòi bút của tác giả khá phóng túng, nhung bố cục văn mạch lạc. Ngôn ngữ, hình ảnh, ý tưởng và cảm xúc được tổ chức hài hoà trong những phát hiện tinh tế về Sài Gòn và một mối tình dai dẳng, bền chặt đối với Sài Gòn.
Bốn câu mở đầu, từ "Sài Gòn vẫn trẻ" đến cái đô thị ngọc ngà này" là đọan thứ nhất: Cảm nhận chung về sức sống và vẻ đẹp, qúy của Sài Gòn.
Đọan thứ hai, từ "Tôi yêu Sài Gòn …" đến "… hơn năm triệu". Nhà văn biểu hiện tình yêu Sài Gòn qua những phát hiện nét đặc trưng của thành phố về khí hậu, con người, cuộc sống…
Bốn câu cuối: từ "Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn …" đến hết: Nhân mạnh tình cảm đằm thắm, dai dẳng, da diết của mình đối với Sài Gòn.
Đọc bài tùy bút, chúng ta thấy cái tôi tác giả biểu hiện trực tiếp trong từng đọan, từng hình ảnh, sự việc bằng hai cung bậc: sự phát hiện tinh tế và tình cảm nồng nàn, đằm thắm.
Ngay mấy câu mở đầu, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn bằng cách đối chiếu, so sánh, ẩn dụ khéo léo. Đối chiếu ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với năm ngàn năm tuổi của đất nước, nhà văn khẳng định : "Cái đô thị này còn xuân chán". Tiếp đó là một so sánh : "Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà…" và một ẩn dụ : "cái đô thị ngọc ngà này…". Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh vừa mang vóc dáng của con người đang độ xuân xanh, vừa khoẻ khoắn, vươn cao, tràn trê nhựa sống của một loài cây non tơ nõn nà, lại vừa thu gọn trong hình hài của ngọc ngà quý hiếm. Những cụm từ "còn xuân chán", "cứ trẻ hoài…", "đương độ nõn nà trên đà thay da đổi thịt…" biểu hiện rõ sức sống đang lên của Sài Gòn, tình yêu và niềm tự hào của nhà văn đối với mảnh đất mình đang sống.
Xuống đoạn hai, sự phát hiện và tình cảm của tác giả phong phú, tinh tế hơn và nồng nàn hơn. Mở đầu đoạn văn lại là một so sánh khá táo bạo : "Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái". Nhà văn yêu Sài Gòn ờ những phương diện nào, từ đó phát hiện những đặc trưng nào của Sài Gòn ? Trước hết, tác giả cảm nhận về khí hậu Sài Gòn với các đặc điểm ít nơi trên đất nước ta có được. Nào là "nắng sớm… ngọt ngào, buổi chiểu lộng gió". Nào là "thời tiết trái chứng, trời đang ui ui buồn bã bồng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh…". Trong thời tiết ấy, phố phường Sài Gòn lúc thì "náo động dập dìu xe cộ", lúc "tĩnh lặng buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch…". Điều thú vị là điệp từ yêu được nhắc lại tới năm lần liên tiếp, rồi được nhấn mạnh thêm hai lần trong câu ca dao như muốn sơ kết một cung bậc cảm xúc :
Yêu nhau yêu cả đường đi…
Tiếp theo nét đặc trưng của khí hậu Sài Gòn là vẻ đẹp và phong cách sống của người dân Sài Gòn. Tác giả giới thiệu thành phần dân cư Sài Gòn thật khéo : "Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả". Câu văn vừa điểm qua nguồn gốc người Sài Gòn vừa khẳng định tính đoàn kết gắn bó, tính thống nhất của dân cư nơi đây. Từ đó, nhà văn hồi tưởng những năm đầu, mình từ quê hương miền Trung vào Sài Gòn, được gặp gỡ, được đón nhận bởi những con người "ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà dễ dãi", "rất chơn thành, bộc trực".
Nhà văn coi đó là nét bản địa trong phong cách sống và ứng xử. Nét riêng của người dân Sài Gòn có lẽ tập trung và được bộc lộ rõ nhất ở nữ giới, nhất là các cô gái thị thiêng. Bằng một vài câu văn miêu tả, nhà văn vẽ trước mặt chúng ta chân dung cô gái Sài Gòn khá cụ thể: Tóc buông thõng trên vai, trên lưng, hoặc tết bím. Nón (mũ) vải tráng vành rộng. Áo bà ba trắng. Quần đen rộng. Giày bố trắng, hay xãng-đan da. Hoặc guốc vuông trơn trắng nõn. Dáng đi khoẻ khoắn, mạnh dạn. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây… Cũng có lúc, các cô gái Sài Gòn yểu điệu thướt tha, hoặc e thẹn ngượng ngùng. Tất cả nét cụ thể ấy hài hoà tạo thành cái duyên chung của người Sài Gòn, những con người mang "cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu", như nhà văn nhận xét. Song đó không phải loại người thô thiển, tầm thường, trái lại người Sài Gòn, các cô gái Sài Gòn hài hoà vẻ đẹp chân thành, bộc trực và tính e thẹn, ngượng ngùng, cứ y như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Cách ứng xử của các cô gái Sài Gòn cũng thật đẹp. Gặp người lớn, các cô cúi đầu chào. Gặp bạn bè cùng trang lứa, thì hơi cúi đầu và cười. Nụ cười của các cô ý nhị, vừa phải ngậm miệng, chúm chím, mủm mỉm… Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, hóm hỉnh. Ngỡ như đấy là những con người yếu mềm, hay e thẹn. Nhưng, khi bước vào những thời kì sôi sục chiến đấu chống ngoại xâm từ sau Cách mạng đến năm 1975, các cô gái Sài Gòn, người dân Sài Gòn đã đứng lên, hiên ngang, bất khuất không chút do dự, dấn thân vào khó khăn… Chẳng cần suy nghĩ nhiều, qua đoạn văn vừa miêu tả vừa nhận xét, bình luận nhẹ nhàng của tác giả Minh Hương, chúng ta được tiếp xúc với những người dân Sài Gòn mang những nét riêng rất đáng yêu, đáng trọng. Ở đoạn này, nhà vãn không dùng một từ yêu nào, khác hẳn ở đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ đặc tả, gợi hình, nhà văn vẫn bộc lộ biết bao tình yêu, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu,… Cuối đoạn hai này, tác giả khẳng định : Sài Gòn là một đô thị hiền hoà của mảnh đất lành miền Nam. Tục ngữ ta có câu "Đất lành chim đậu". Với những lớp người từ các vùng quê, mảnh đất khác vào sống ở Sài Gòn thì… Sài Gòn đúng là mảnh đất lành, sẵn sàng đón nhận người dân tứ xứ tụ hội lại để tạo nên miền quê mới rất đồi thân thương. Dường như, khi nghĩ tới mảnh đất lành Sài Gòn, nhà văn đã liên tưởng tới câu tục ngữ trên để từ đó bàn về các loại chim từ nhiều phương trời về sống trên lùm cây, mái nhà của Sài Gòn.
Đoạn văn lướt qua, điểm tên vài loài chim như những cánh bay vụt thoáng trên bầu trời mà vẫn đem đến cho người đọc ấn tượng thú vị về các giống chim ờ Sài Gòn : nhạn, én, quạ, sáo, vành khuyên, sắc ô, áo già,… Nhưng rồi chỉ lướt qua thôi, sau khi than thở, chê trách một số tay súng sát hại chim chóc, huỷ hoại môi trường, tác giả lại trỡ về nói tới con người, ca ngợi con người : "Thành phố hiếm hoi dần chim chóc. Thì đã có con người… Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu". Đúng là mảnh đất hào phóng và thuận lợi, nơi đất lành phía Nam của Tổ quốc ta.
Bốn câu kết của bài tuỳ bút trở về với âm điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Những từ biểu cảm được dùng ờ một tần số dồn dập thể hiện cảm xức mạnh hơn, đằm thắm hơn. Tôi yêu Sài Gòn … và yêu cả con người… Thương mến bao nhiêu… Tôi ước mọi người … đều yêu Sài Gòn … Đúng là một mối tình dai dẳng, bền chặt không bút nào tả xiết được.
Đọc bài tuỳ bút của tác giả Minh Hương, chúng ta hiểu và thêm yêu Thành phố Hồ Chí Minh với cái tên cổ kính gợi nhiều nhớ thương. Sài Gòn là thành phô trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng của thiên nhiên, khí hậu nhiệt dới và nhất là cha con người Sài Gòn với phong cách cởi mở bộc trực, chân tình và tự tin. Cám ơn nhà văn Minh Hương đã thể hiện tình cảm sân đậm với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố của mình.
Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 3
Sài Gòn tôi yêu là bài kí của Minh Hương viết vào tháng 12-1990, sau được in trong tập Nhớ Sài Gòn – một tập văn thơ – nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1945, tác giả đã đến sinh sống ở Sài Gòn, trở thành một cư dân của “hòn ngọc Viễn Đông” mà ông gọi là “cái đô thị ngọc ngà”. Nhan đề bài kí đã thể hiện tình yêu thiết tha sâu nặng đối với Sài Gòn -“Sài Gòn tôi yêu”.
Mấy dòng đầu bài kí, tác giả nói một cách hóm hỉnh qua một số hình ảnh so sánh: “Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già”. Sài Gòn 300 tuổi so với cái tuổi 5.000 năm của đất nước ta thì Sài Gòn “còn xuân chán”, “như một cây tơ đương độ nõn nà…”.
Minh Hương thổ lộ tình yêu Sài Gòn trong mọi thời tiết và mọi thời gian. Tác giả “yêu nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào”; yêu “buổi chiều lông gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ”; yêu thời tiếttrái chứng: “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”. Tác giả yêu đêm khuya “thưa thớt tiếng ồn”; yêu những giờ cao điểm, phố phường “náo động, dập dìu xe cộ”; yêu làn không khí “mát dịu, thanh sạch” vào buổi sáng tinh sương, trên một số con đường nhiều cây xanh. Tình yêu Sài Gòn của Minh Hương được ông ví với tình cảm của “người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa chan nhiều ngang trái”.
Sài Gòn rất bao dung và hào phóng “bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến”. Người Bắc, người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me… đã đến ở Sài Gòn, “rồi thừa nhận nơi đây là quê quán của mình”. Minh Hương đã đến ở Sài Gòn hơn nửa thế kỉ sao không yêu Sài Gòn, sao không coi Sài Gòn là quê hương thứ hai của mình được?
Tác giả yêu Sài Gòn, rồi yêu hơn con người Sài Gòn với bao phẩm chất tốt đẹp, biểu hiện một “phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng”. Người Sài Gòn “ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi”, “rất chơn thành, bộc trực”, “ít dàn dựng, tính toán”.
Minh Hương đã nêu lên những nét đáng yêu của các cô gái “thị thiềng” ngày xưa. Tóc “buông thõng” trên vai trên lưng. Đầu đội nón vải trắng rộng vành. Áo bà ba trắng… Quần đen rộng. Hoặc đi giày bố trắng, hay xăng-đan da, hoặc đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da.. Rất dễ nhìn, dễ ưa: dáng đi “khỏe khoắn, mạnh dạn”; “cũng yểu điệu, thướt tha..”, “cũng e thẹn, ngượng nghịu.”. Nụ cười “thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều ngây thơ”. Cái đẹp của cô gái Sài Gòn “thật đơn sơ, đôn hậu”.
Cách giao thiệp của thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Chào người lớn, các cô “cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá”. Gặp bạn bè thì “hơi cúi đầu và mỉm cười: cười ngậm miệng, cười chúm chím, cưởi mỉm, mỉm, cười he hé…”, tùy mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt cô gái Sài Gòn “sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh”. Cách giao tiếp của thiếu nữ Sài Gòn có vẻ hơi “cổ xưa” nhưng lại rõ ràng “dân chủ”, “không khúm núm hay màu mè”, “không chút mặc cảm, tự ti”. Nghĩa là họ vẫn giữ được phong cách dân tộc, nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến.
Có thể nói đoạn văn viết về cô gái Sài Gòn là đặc sắc nhất, vừa tỉ mỉ vừa khái quát, biểu lộ tấm lòng trân trọng, quý mến của Minh Hương. Ta vô cùng thích thú như được thú vị ngắm nghía những bức ảnh chân dung nghệ thuật của các cô gái Sài Gòn trong phòng triển lãm những năm đầu thế kỉ XX.
Tính cách con người Sài Gòn rất đẹp và đáng yêu. Các cô gái, các chàng trai, các giới đồng bào giàu lòng yêu nước, bất khuất, dám xả thân vì chính nghĩa, vì cách mạng và kháng chiến, vì đất nước và nhân dân. Với Minh Hương, tình yêu Sài Gòn gắn liền với tình cảm trân trọng, quý mến, cảm phục những con người Sài Gòn.
Phần cuối bài kí, tác giả viết qua một so sánh đáng yêu: “Miền Nam là đất lành thì Sài Gòn cũng là một đô thị hiền hòa”. “Đất lành chim đậu” (tục ngữ). Trước kia, Sài Gòn có nhiều chim, nhưng ngày nay rất ít chim. Những kẻ vô trách nhiệm với môi trường sống đã “đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố”. Chim chóc thì “hiếm hoi dần", dân số lại gia tăng “leo lên hơn năm triệu”. Thoáng một chụt băn khoăn?
Minh Hương đã tâm sự: “Yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây”. Mối tình ấy “dai dẳng, bền chặt". Tác giả ước mong “mọi người, nhất là các bạn tẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi”. Đó là một tiếng nói “chơn thành, bộc trực”. Sài Gòn, thành phố 300 tuổi, là thành đổng Tổ quốc, là thành phố mang tên Bác – thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng – ai mà chẳng tự hào, ai mà chẳng mến yêu.
Bài kí Sài Gòn tôi yêu cho ta nhiều ấn tượng. Giọng văn hóm hỉnh, chân thành thể hiện một cách viết độc đáo, sắc sảo. Chữ nghĩa, ngôn từ gợi lên sắc thái Sài Gòn rất đậm đà: “trời đang ui ui”… “các cô gái thị thiềng", “chắp hai bàn tay lại và xá”… Một vài so sánh khá ý vị, nhất là khi nói về một số nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn: “cũng e thẹn, ngượng nghịu như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều ngây thơ..”.
Sài Gòn tôi yêulà một bài kí duyên dáng có ít nhiều khám phá, tỏa sáng tính nhân văn. Hay đấy. cần đọc để thưởng thức, để yêu Sài Gòn hơn nữa.
Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 4
Sài Gòn tôi yêu là bài tùy bút của Minh Hương, nhà thơ đã bộc lộ dòng cảm xúc của mình về mảnh đất Sài Gòn mà ông đã một thời gắn bó, yêu thương.
Mở đầu văn bản là những ấn tượng đẹp đẽ của tác giả về Sài Gòn: "Sài Gòn vẫn trẻ…Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là dân cư ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này".
Thật là một sự cảm nhận tinh tế, một sự liên tưởng vô cùng phong phú. Từ những cảm nhận đó, tác giả bộc lộ tình yêu thiết tha của mình về thành phố Sài Gòn. Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái bình thường của thiên nhiên, cái giản dị của cuộc sống cũng như những cái náo nhiệt sầm uất của thành phố đang phát triển.
"Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở".
Điệp từ "tôi yêu" được lặp lại ở đầu mỗi câu văn như điệp khúc tình yêu được ngân vang trong tâm hồn tác giả. Tình yêu thật sâu nặng nhưng cũng thật khiêm nhường. Tác giả không chỉ yêu cái phồn hoa, diễm lệ mà yêu những cái không mấy dễ chịu, yêu cả những cái mà con người đã lãng quên.
Tình cảm của nhà văn không chỉ như thế. Tác giả không chỉ yêu nhịp sống, cảnh vật, thời tiết mà tình yêu ấy còn dành cho con người ở Sài Gòn. Nhà văn đã nhận ra con người ở đây với bao nét đẹp. Tác giả yêu cái tính bộc trực chân thành và mến khách đãi ngộ của người Sài Gòn. Và yêu sao những cô gái tóc buông thõng trên vai, trên lưng hay tết bím, yêu cả cái dáng đi mạnh dạn, khỏe khoắn hoặc yểu điệu, thướt tha. Yêu cái e thẹn, ngượng ngùng như vầng trăng mới ló, còn ngập ngừng, giấu nửa vành sau những áng mây…Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn thật thiết tha. Có lẽ cái thành phố Sài Gòn thật trẻ trung, thiên nhiên và khí hậu chan hòa, còn người Sài Gòn thật năng động, chân tình và giàu lòng yêu nước nên nhà văn mới có tình yêu mãnh liệt đến thế. Nhà văn đã giúp ta cảm nhận về thành phố Sài Gòn thật đẹp, thật đáng yêu. Minh Hương đã mở rộng tầm nhìn cho những ai chưa một lần đến Sài Gòn. Ngày nay, Sài Gòn vinh dự mang tên Bác. Con người Sài Gòn luôn phát huy truyền thống bất khuất của mình. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Sài Gòn hôm nay càng giàu đẹp hơn bởi bàn tay xây dựng của con người. Sài Gòn luôn vang vọng bài ca chiến thắng, Sài Gòn luôn là mảnh đất hội tụ khách thập phương. Sài Gòn như thế nên tình yêu của tác giả luôn mãnh liệt, sâu đậm.
Văn bản kết thúc bằng một tình yêu day dứt, bền chặt và những hoài mong thiết tha: "Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi."
Với cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận, văn bản giúp ta cảm thấy tình cảm của tác giả thật phong phú, dạt dào. Sài Gòn thật đẹp trong tâm hồn của bao người, Sài Gòn thật xứng đáng với tình yêu sâu sắc của nhà văn, xứng đáng với tình yêu bao la của bao trái tim đang hướng tới.
Cảm nhận về bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương – Bài làm 5
Sài Gòn là một đô thị giàu đẹp nhất Việt Nam. Trước đây Sài Gòn còn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Ngoài những vẻ đẹp về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, Sài Gòn còn có những nét đẹp riêng về khí hậu nhiệt đới và đặc trưng nhất là phong cách của người Sài Gòn.
Sàí Gòn được xem là thành phố trẻ, với 300 năm phát triển là còn quá ít so với lịch sử năm ngàn năm của đất nưởc. Cùng với đà phát triển của cả nước, Sài Gòn ngày càng thêm tươi đẹp, vững mạnh. Tác giả yêu Sài Gòn với tấm lòng của người con yêu xứ sở. Tình yêu quê hương là nhịp sống trong tim. Với ngòi bút điêu luyện, nghệ thuật so sánh đầy ấn tượng, Sài Gòn hiện lên trong mắt người đọc với đầy đủ những nét riêng mà hết sức điển hình. Tác giả yêu Sài Gòn da diết: Tôi yêu Sài Gòn da diết như người dấn ông vẫn ôm ấp hóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Trong cuộc đời con người, mối tình đầu thường để lại những dấu ấn khó quên. Mối tình đầu nhiều ngang trái càng khiến người ta ấp ủ, mong nhớ, đôi khi trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi trong lòng’người. Tác giả yêu Sài Gòn bằng thứ tình cảm thiêng liêng ấy.
Tình cảm tác giả dành cho quê hương không phải là những thứ xa vời mà là những thứ rất bình dị, gần gũi. Đó là chút nắng sớm mai trải dài trên đất, là những chiều hoàng hôn tím thẫm với những cơn gió mát rượi. Có ai đó đã từng viết: Sài Gòn như một cô gái đẹp đỏng đảnh.
nắng mưa bất chợt. Sài Gòn đi vào tim tác giả bằng tất cả những nhịp sống thường ngày. Sáng tinh sương, nơi đây không khí thanh sạch, mát dịu, gió lay động những cành cây xanh mát với bầu không gian tĩnh lặng yên lành. Khi đến giờ làm việc, giờ cao điểm, Sài Gòn lại bừng lên một sức sống khác, năng động, nhịp nhàng với những hàng xe cộ nối dài bất tận.
Sài Gòn như là nơi đất lành, bao con người từ mọi miền đất nước tụ họp về đây. Sài Gòn hào phóng, mở rộng cánh tay đón bạo người từ trăm nẻo, nuôi dưỡng và trở thành quê hương của bao người. Con người nơi đây cũng hết sức thân thiện, dễ gần. Họ như người cùng quê hương, sống chân thành, bộc trực, năng động và cũng rất thủy chung. Từng con người cũng mang một nét sống văn hóa hết sức sống động, đáng yêu. Tác giả có quan sát tinh tế. Nghệ thuật phóng bút tài tình, tả, kể mà như lời tâm tình bởi những hình ảnh thân quen ấy đã đi vào trong tâm tưởng.
Ta có thể hình dung được người Sài Gòn qua hình ảnh cô gái trẻ trung xinh đẹp. Họ đẹp từ cách sống cho đến dáng người. Cô gái thị thành xinh xắn trong bộ bà ba trắng, tóc xòa ngang vai, dáng đi khoẻ khoắn, mạnh dạn. Đó cũng là nét đẹp đôn hậu, đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Họ cũng yểu điệu, thướt tha, gương mặt ngây thơ với nét cười e thẹn càng tôn thêm vẻ quyến rũ. Tác giả dùng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo e thẹn, ngượng ngịu như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây.
Phong cách của các cô gái cũng mang một nét văn hóa đẹp. Khi chào người lớn thì cúi đầu, chắp tay lễ phép. Gặp bạn bè lại rất nhí nhảnh, tươi vui với nụ cười dễ mến. Khi tiếp khách thì dân chủ. Nhưng khi đất nước cần những người thanh niên ấy sẵn sàng, không ngại hi sinh bản thân mình. Tình cảm tác giả dành cho quê hương Sài Gòn thật sâu nặng với trái tim hết sức chân thành. Sài Gòn trong mắt tác giả là một “đô thị hiền hòa” đáng yêu.
Qua sự gắn bó, sự am hiểu tường tận về Sài Gòn, với óc quan sát tinh tế, cảm nhận về Sài Gòn được tác giả viết lại hết sức sinh động. Sài Gòn xứng đáng là một thành phố giàu đẹp nhất Việt Nam. Nét đẹp ấy ngoài vẻ đẹp riêng về thiên nhiên, khí hậu, cơ sở vật chất dồi dào Sài Gòn còn ánh lên nét hấp dẫn bởi phong cách sống cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa của con người nơi đây.
Từ khóa tìm kiếm
- cam nghi bai sai gon toi yeu
- cảm nhận bài sài gòn tôi yêu