24/04/2018, 20:29

Cảm nhận của em về đoạn thơ được học trong bài thơ “Những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm, Nhà thơ Nguyễn Khoa...

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Cảm nhận của em về đoạn thơ được học trong bài thơ “Những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” vào năm 1971 tại chiến trường Trị – Thiên thời ...

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Cảm nhận của em về đoạn thơ được học trong bài thơ “Những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” vào năm 1971 tại chiến trường Trị – Thiên thời đánh Mĩ.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” vào năm 1971 tại chiến trường Trị – Thiên thời đánh Mĩ. Bài thơ viết theo điệu ru con của người dân tộc Tà-ôi, qua đó ca ngợi tình thương con bao la, tình yêu nước sâu nặng của người phụ nữ miền núi trên dãy Trường Sơn.

Hai câu thơ đầu cất lên như vỗ về em Cu Tai:

“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ”.

Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. Nhịp chày nghiêng, mồ hôi mẹ, vai, lưng và trái tim là những chi tiết nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình thương con của người mẹ nghèo:

      “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

  Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội”.

Câu thơ “Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội” thể hiện một cách tuyệt đẹp tình thương con chan hòa với tình yêu nước dào dạt trong trái tim bà mẹ Tà-ôi. Mỗi hạt gạo mẹ giã trắng ngần để nuôi quân đều mang nặng tình non nước.

Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ “vung chày lún sân” như người anh hùng trong trường ca:

“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân”.

Khúc ru thứ hai cho biết người mẹ vừa địu con vừa phát rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi trên dãy Trường Sơn, ngọn núi hùng vĩ thuộc miền tây Trị Thiên. Câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” là một cách nói tương phản để khẳng định và ngợi ca đức tính cần cù, tinh thần kiên nhẫn, đảm đang của người phụ nữ miền núi trong lao động sản xuất.

Hình ảnh “Mặt Trời” trong vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa sâu sắc. “Mặt Trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài, tạo vật. “Mặt Trời của mẹ” là em Cu Tai đang nằm ngủ trên lưng mẹ, đang lớn lên trong tình yêu thương và hi vọng của mẹ. Câu thơ đăng đối, hình ảnh tượng trưng rất sáng tạo và biểu cảm:

“Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt Trời của mẹ, em nằm trên lưng”.

Lời thơ và tiếng ru cứ ngân dài trong không gian và theo dòng chảy thời gian năm tháng. Sâu nặng biết bao tình mẫu tử:

“Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!”.

Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi mang tầm vóc chiến sĩ, rất trung hậu được chúng ta kính trọng và ngưỡng mộ, đã để lại một dấu son trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0