25/05/2017, 00:49

Cảm nhận của em về bài Phú sông Bạch Đằng

Cảm nhận của em về bài Phú sông Bạch Đằng 4.8 (96%) 380 votes Truơng Hán Siêu tên thật là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, phủ Yên Khánh, nay thuộc Phúc Thành, xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan trong suốt bốn đời vua Trần. Vì tính tình ông cuơng trực và học vấn uyên thâm nên đuợc các vua ...

Cảm nhận của em về bài Phú sông Bạch Đằng 4.8 (96%) 380 votes Truơng Hán Siêu tên thật là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, phủ Yên Khánh, nay thuộc Phúc Thành, xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan trong suốt bốn đời vua Trần. Vì tính tình ông cuơng trực và học vấn uyên thâm nên đuợc các vua thời Trần rất tin cậy và kính trọng. Vào thời kì nhà Trần suy yếu, các ...

Truơng Hán Siêu tên thật là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, phủ Yên Khánh, nay thuộc Phúc Thành, xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan trong suốt bốn đời vua Trần. Vì tính tình ông cuơng trực và học vấn uyên thâm nên đuợc các vua thời Trần rất tin cậy và kính trọng. Vào thời kì nhà Trần suy yếu, các vua hậu Trần chỉ lo ăn chơi, huởng thụ mà quên trách nhiệm trấn hung đất nuớc. Trong dịp du ngoạn sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy nơi quân ta hai lần đánh tan quân xâm lược Mông-Nguyên, Truơng Hán Siêu nhớ đến các bậc anh hùng xưa, vừa tự hào vừa viết nên bài phú sông Bạch Đằng. Ở thời trung đại, bài phú này đuợc đánh giá là hay bậc nhất. Chưa có thông tin chính xác Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể nhận định được, bài phú này ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất.

Mở đầu bài phú là ba chữ “Khách có kẻ”, nhân vật khách xuất hiện nơi nhánh sông này, chính là Truơng Hán Siêu, đây là nhân vật trữ tình. Mặc dù ông là nguời cuơng trực, học vấn uyên thâm nhưng con nguời ông phóng khóang và cũng luôn hết mình vì thiên nhiên. Từ khách mang cái thú vui thưởng ngoạn, ngao du trên thuyền ngắm nhìn, thăm thú những cảnh đẹp hòa cùng đất trời. Biết bao vùng miền lữ khách đã đặt chân đến. Sự phóng khoáng ấy còn đuợc thể hiện rõ hơn trong câu thơ Giương buồm giong gió chơi vơi”, khách là một tao nhân khoáng đạt chơi vơi với cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông nuớc, sống hết mình với thiên nhiên. Vị khách này là nguời đã đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ, nhưng những hình ảnh ở đây chỉ mang tính tuợng trưng để làm nổi bật lên cá tính, làm nổi bật lên con nguời yêu thiên nhiên, yêu đất nuớc lấy việc du ngoạn làm thú vui ở đời, tự hào về thói giang hồ của mình.  Đêm  thì mải miết chơi với ánh trắng kia, ngày sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; chiều thăm chừ Vũ Huyệt. “Nơi có nguời ở- Đâu mà chẳng biết” chứng tỏ một điều rằng ông là nguời đi nhiều nơi, biết nhiều chỗ, nhưng ở đây chỉ là hình ảnh tuợng trưng nói lên tâm hồn nguời thi sĩ, một cá tính, yêu thiên nhiên thiết tha, lấy việc đi du ngoạn bốn phuơng là niềm vui thú. Các địa danh: Nguyên Tuơng, Ngũ Hồ… đều trên đất Trung Hoa không chỉ đẹp, mà gợi ra một không gian bao la, rộng lớn, chỉ những nguời có tâm hồn phóng khoáng, trí nơi bốn phuơng. Hòa cùng với tâm hồn nguời thi sĩ hình ảnh “bờ lau san sát- bến lách đìu hiu- Sông chìm giáo gãy- Gò đầy xương khô”, sông Bạch Đằng để lại rất nhiều những dấu tích lịch sử. Đó là những dấu mốc oai hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm mang niềm tự hào hào khí của dân tộc, Trương Hán Siêu bày tỏ nỗi tiếc thương những anh hùng đã hi sinh vì đất nước. Tâm trạng buồn, thương tiếc, cảm xúc  đứng lặng giờ lâu của khách biểu lộ niềm xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã hi sinh xương máu bảo vệ dòng sông cùng sự tồn vong của dân tộ, đây cũng chính tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn” đuợc thể hiện qua câu thơ: 

Buồn vì cảnh thảm
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói,
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối.

Không những vậy, những năm tháng một thời oanh liệt theo cứ lớp sau xô lớp trước mà trở về. Các trận đánh tái hiện từ thời Ngô Quyền đến thời Trần Hưng Đạo. Điều này cho thấy thời đó dân tộc ta phải đương đầu với quân xâm lược phương Bắc và vận nước luôn trong tình trạng lâm nguy, ngàn cân treo sợi tóc. Nghe các bậc tiền bối kể lại diễn biến từng trận đánh. Ban đầu, quân ta và quân địch  đều tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết tử. Đây là sự đối đầu không riêng về lực lượng mà còn là đối đầu về ý chí : quân ta với lòng yêu nước và sức mạnh chính nghĩa, quân địch thế cường bạo với bao mưu mô xảo quyệt. Chính vì vậy mà trận chiến diễn ra ác liệt: “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ- bầu trời đất chừ sắp đổi”.

Nhà thơ từ miêu tả, tự sự rồi suy ngẫm về sự vinh phục, về sự thắng bại trong lịch sử ta. Tổ quốc bền vững là nhờ hai nhân tố quan trọng: đất hiểm và nhân tài. Tác giả đã nêu lên bài học lịch sử vô giá. Bạch Đằng, Chi Lăng… là đất hiểm. Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung…đều là nhân tài. Điện an là sự nghiệp bảo vệ nền độc lập, hoà bình, yên vui cho đất nước. Tác giả sử dụng lối so sánh, nhắc đến vai trò to lớn của lã Vọng, Hàn Tín để lại võ công lừng lẫy, tác giả ngợi ca Hưng đạo Vương vĩ đại thuở bình Nguyên oanh liệt. Đoạn văn miêu tả dòng sông, kể lại trận thuỷ chiến là đặc sắc nhất, màu sắc tráng lệ, hình ảnh kì vĩ. Phép đối được vận dụng rất tài tình biểu lộ niềm tự hào dân tộc – sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam. Tác giả đã bày tỏ quan niệm về đất hiểm và nhân tài, về cái vinh và cái nhục, cái tiêu vong và cái vĩnh hằng. Tư tưởng cao đẹp ấy được diễn tả thật tráng lệ nên thơ tạo nên vẻ đẹp văn chương trong Bạch Đằng giang phú. Kết thúc bài phú, tác giả đã ca ngợi hai vị vua Trần, Sông Bạch Đằng hùng vĩ một dải dài, mồ chôn lũ xâm lăng. Máu giặc như nhuộm đỏ cả dòng sông. Một cách nói hào hùng, giặc bất nghĩa nhất định sẽ bị tiêu vong:

Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Hai vị “Thánh quân” được nhắc đến là Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, hai vị vua này đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2- thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Họ là hai vị vua yêu nước thương dân, họ đã khơi dậy sự đoàn kết, sức mạnh dân tộc lòng yêu nuớc đem lại bài học giữ nước cho muôn đời.

Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật thể phú trong văn học Việt Nam thời trung đại: với ngôn từ đẹp, dễ đọc, bố cục chặt chẽ, câu từ linh họat mang đậm tính triết lý. Chất trữ tình sâu lắng cùng với giọng điệu hùng ca, không khí trang trọng, tài hoa trong miêu tả, hùng hồn trong tự sự, rung động cùng  cảm xúc, sáng suốt khi  bình luận  là những thành công của Trương Hán Siêu. Từ đó, tác giả bày tỏ niềm tự hào dân tộc, đây cũng là lời nhắc nhở những thế hệ mai sau tiếp nối truyền thống cha anh để lại.

Từ khóa tìm kiếm

  • nêu cam nhận của anh chi về bài phú sông bạch đằng của trương hán siêu
  • cảm nhận của em về bài phú sông bạch đằng
  • cảm nhận của em về phú sông bạch đằng
  • cảm nhận của em về đoạn thơ phú sông bạch đằng
  • phân tích bài phú sông bạch đằng để thấy được đây là một tác phẩm vô tiền khoáng hậu của thể phú thể hiện được lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp của Trương Hán Siêu
  • phân tích phu song bach dang yeuvan com
  • phấn tích trách nhiệm thanh niên qua bài Phú Sông BĐ

Bài viết liên quan

0