04/06/2017, 23:24
Cảm nhận của em sau khi đọc Cô bé bán diêm
Chắc chắn rằng ai đã từng đọc truyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-déc-xen sẽ có những xúc động và thổn thức riêng sau khi gấp trang sách lại. Có lẽ người đọc xót xa cho một thân phận, một kiếp người ngắn ngủi mang theo nhiều khát khao bình dị. Hình ảnh cô bé bán diêm ở cuối tác phẩm dường như ám ...
Chắc chắn rằng ai đã từng đọc truyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn An-déc-xen sẽ có những xúc động và thổn thức riêng sau khi gấp trang sách lại. Có lẽ người đọc xót xa cho một thân phận, một kiếp người ngắn ngủi mang theo nhiều khát khao bình dị. Hình ảnh cô bé bán diêm ở cuối tác phẩm dường như ám ảnh người đọc về ước mơ nhỏ nhoi, giản đơn của con người trong xã hội.
An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng, văn của ông rất đời, rất người khiến người đọc phẩm ngẫm nghĩ và không thôi ám ảnh. Cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt và cũng là nơi mà tác giả gửi gắm tâm tư nguyện vọng.
Hiện lên trong cái lạnh cắt da cắt thịt trong một đêm giao thừa ở xứ sở Đan mạch, cô bé bán diêm hiện lên thật thê lương “môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố”. Một cô bé chỉ lo sợ không bán được que diêm nào sẽ bị cha đánh đòn. Và chính nỗi sợ ấy đã gây nên bi kịch cuộc đời đầy đau thương trong đêm giao thừa ấy.
An-déc-xen đã xây dựng thành công và đầy ám ảnh hình ảnh một cô bé bán diêm cô độc trong chính khoảnh khắc đáng ra phải được sum vầy bên gia đình.
Trong không gian ‘mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” thì cô bé đáng thương ấy đã nhớ đến khoảng thời gian khi bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi nên sự ấm áp, an lành. Cuộc sống của ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống của cô và cha hiện nay, đầy tăm tối và cùng cực. Em muốn về nhà, nhưng không thể về vì sợ cha đánh đòn, bởi em chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé nghèo không chỉ thiếu thốn vật chất mà còn khiến người đọc xót xa vì thiếu đi tình yêu thương của người cha tàn nhẫn.
Chính thực tại và sự đối lập bất công đó khiến em khao khát “Chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ buốt nhỉ”. Ước muốn thật nhỏ nhoi, bình dị giữa bao nhiêu phồn hoa nơi thành phố khiến người đọc không kìm nổi nước mắt. Và em đã đánh liều quẹt một que, hình ảnh que diêm sáng lên gợi nhắc bao điều “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Thứ ánh sáng nhỏ nhoi đó khiến em cảm thấy ấm áp, dịu êm. Nhưng thời tiết khắc nghiệt, tuyết phủ đầy, hình ảnh que diêm cháy rồi cũng vụt tắt khiến màn đêm lại bao phủ lấy trái tim em, và em lại lo sợ về nhà bị cha mắng.
An-đéc-xen thương xót cho những khát khao bình dị của cô bé nên mới để cô bé quẹt thêm que thứ hai. Que diêm thứ hai sáng lên với một khung cảnh ấm áp, vui tươi. Em đã nhìn thấy phía trong những ngôi nhà đó có đĩa thịt quay, bàn ăn được bày biện thật đẹp mắt. Và em ước rằng những cảnh tượng đó là có thực, em sẽ mang thịt quay về nhà, em sẽ không bị đói nữa. Nhưng khi que diêm vụt tắt thì khung cành ấy cũng tan biến, nhường chỗ cho phố xá vắng tanh, heo hút. Một lần nữa giấc mơ của em lại vỡ vụn, tan biến. Thật tàn nhẫn.
Một lần nữa, que diêm tiếp theo lại được thắp sáng lên, ở đây em được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trọn vẹn. Khung cảnh “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng” hiện lên thật tươi đẹp. Nhưng rồi thời tiết khắc nghiệt, cuộc đời trớ trêu khi em chạm tay vào bức tranh đó thì mọi thứ tan biến. Hụt hẫng, chới với, nghện đắng trong tâm trí người đọc về cảnh tượng này.
Cô bé bán diêm đang phải chống chọi với cái lạnh một mình, sức lực trong em cũng đang cạn kiệt dần. Nhà văn đã không thể để cho em phải vật lộn với sự khắc nghiệt đó mà cho em được gặp lại người bà hiền từ, ấm áp. Có lẽ đây là điều duy nhất mà tác giả có thể làm cho em, để em sống lại với những ngày tháng êm đềm bên bà, được yêu thương. Khoảnh khắc em về với bà, về với thế giới ‘chẳng còn rét buốt và sự đe dọa nào nữa’. Nơi ấy em sẽ không phải đối chọi với hiểm nguy, với thiếu thốn và mất mát nữa.
Khi gấp trang sách lại, hình ảnh cô bé bán diêm vẫn còn ám ảnh trái tim người đọc. Những ước mơ, khát vọng nhỏ nhoi của con người bị xã hội, bị chính con người chà đạp. Qua tác phẩm này tác giả muốn gửi tới mọi người bức thông điệp hãy yêu thương lấy nhau đầy tính nhân văn.
Hiện lên trong cái lạnh cắt da cắt thịt trong một đêm giao thừa ở xứ sở Đan mạch, cô bé bán diêm hiện lên thật thê lương “môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố”. Một cô bé chỉ lo sợ không bán được que diêm nào sẽ bị cha đánh đòn. Và chính nỗi sợ ấy đã gây nên bi kịch cuộc đời đầy đau thương trong đêm giao thừa ấy.
An-déc-xen đã xây dựng thành công và đầy ám ảnh hình ảnh một cô bé bán diêm cô độc trong chính khoảnh khắc đáng ra phải được sum vầy bên gia đình.
Trong không gian ‘mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay” thì cô bé đáng thương ấy đã nhớ đến khoảng thời gian khi bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi nên sự ấm áp, an lành. Cuộc sống của ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống của cô và cha hiện nay, đầy tăm tối và cùng cực. Em muốn về nhà, nhưng không thể về vì sợ cha đánh đòn, bởi em chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé nghèo không chỉ thiếu thốn vật chất mà còn khiến người đọc xót xa vì thiếu đi tình yêu thương của người cha tàn nhẫn.
An-đéc-xen thương xót cho những khát khao bình dị của cô bé nên mới để cô bé quẹt thêm que thứ hai. Que diêm thứ hai sáng lên với một khung cảnh ấm áp, vui tươi. Em đã nhìn thấy phía trong những ngôi nhà đó có đĩa thịt quay, bàn ăn được bày biện thật đẹp mắt. Và em ước rằng những cảnh tượng đó là có thực, em sẽ mang thịt quay về nhà, em sẽ không bị đói nữa. Nhưng khi que diêm vụt tắt thì khung cành ấy cũng tan biến, nhường chỗ cho phố xá vắng tanh, heo hút. Một lần nữa giấc mơ của em lại vỡ vụn, tan biến. Thật tàn nhẫn.
Một lần nữa, que diêm tiếp theo lại được thắp sáng lên, ở đây em được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trọn vẹn. Khung cảnh “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng” hiện lên thật tươi đẹp. Nhưng rồi thời tiết khắc nghiệt, cuộc đời trớ trêu khi em chạm tay vào bức tranh đó thì mọi thứ tan biến. Hụt hẫng, chới với, nghện đắng trong tâm trí người đọc về cảnh tượng này.
Cô bé bán diêm đang phải chống chọi với cái lạnh một mình, sức lực trong em cũng đang cạn kiệt dần. Nhà văn đã không thể để cho em phải vật lộn với sự khắc nghiệt đó mà cho em được gặp lại người bà hiền từ, ấm áp. Có lẽ đây là điều duy nhất mà tác giả có thể làm cho em, để em sống lại với những ngày tháng êm đềm bên bà, được yêu thương. Khoảnh khắc em về với bà, về với thế giới ‘chẳng còn rét buốt và sự đe dọa nào nữa’. Nơi ấy em sẽ không phải đối chọi với hiểm nguy, với thiếu thốn và mất mát nữa.
Khi gấp trang sách lại, hình ảnh cô bé bán diêm vẫn còn ám ảnh trái tim người đọc. Những ước mơ, khát vọng nhỏ nhoi của con người bị xã hội, bị chính con người chà đạp. Qua tác phẩm này tác giả muốn gửi tới mọi người bức thông điệp hãy yêu thương lấy nhau đầy tính nhân văn.