25/04/2018, 22:10

Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ lấp ...

Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử – Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.. Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ lấp lánh nhiều tinh tú lạ. Thơ Hàn… Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. BÀI LÀM Hàn Mặc Tử như ...

Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử – Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.. Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ lấp lánh nhiều tinh tú lạ. Thơ Hàn…

Cảm nhận của anh (chị) về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

BÀI LÀM

Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ lấp lánh nhiều tinh tú lạ. Thơ Hàn vừa thể hiện tình yêu khôn cùng với cuộc sống trần tục, vừa hướng về Chúa Trời với những niềm thanh khí thần tiên.

Đã có nhiều hướng tiếp nhận kiệt tác Đây thôn Vĩ Dụ. Song, ai cũng thấy rằng

bài thơ nói về tình ỹêu – một tình yêu đơn phương, thơ mộng, trong sáng,

hồn huyền ảo. Tuy nhiên, khó phủ nhận được là Hàn Mặc Tứ đã nói khá hay về xứ Huế mộng và thơ.

Đây thôn Vĩ Dạ chi vẻn vẹn có 3 khổ, tổng cộng 12 câu thất ngôn.

Bài thơ có lẽ là lời trách thầm, và cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng gửi gắm của nhân vật trữ tình, trong một tâm trạng vời vợi nhớ mong:

Sao anh không về chơi thôn Vi?

Nhìn nắng làng can nắng mới lên,

 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền?

Nếu như mỗi tình yêu đều gắn với một không gian và thời gian cụ thể, thì mỗi hình ảnh của nhân vật trử tình trong bài thơ này gắn với vườn tược và con người Vĩ Dạ,  đều những kỉ niệm thật khó quên. Có dịp, xin mời bạn hãy về thăm thôn Vĩ vào một buổi sớm mai Vĩ Dạ nằm ngay bên bờ sông Hương êm đềm thơ mộng, chỉ cách

trung tâm cố đô Huế khoảng không đầy một giờ tản bộ. Từ xưa, thôn Vĩ Dạ đã nổi tiếng bởi cây cối xanh tươi, và những biệt thự nhỏ nhắn duyên dáng, thấp thoáng , tưới màu xanh của cây lá. Thôn Vĩ Dạ cũng nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự. chùa Thiên Mụ… của xứ này. Bởi vậy, ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Nguyễn Bính, Bích Khuê, Nguyễn Tuân… đều có những cảm giác

mà cảm hứng được náy sinh từ thốn Vĩ Dạ nên thơ.

Sớm mai, nắng mới long lanh trên những tàu cau còn ướt sương đêm. Khách từ xa tới sẽ thấy hàng cau trước nhất, vì nó thường cao hơn hẳn những cây cối xum xuê ở dưới. Đất đai Vĩ Dạ phì nhiêu, được con người cần cù chăm bón; quả thật, cây cối ở đây xanh tốt mơn mởn và sạch sẽ như được lau chùi, mài giũa thành như những cành vàng lá ngọc…

Câu thơ:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền?

Thật là một sáng tạo độc đáo. “Mặt chữ điền” gợi cho người đọc nhớ tới hình ảnh ngươi dân  có khuôn mặt vuông vức, thân hình cường tráng, đầy nam tính. Nhưng, khi hình tượng này đặt trong chính thể đoạn thơ và câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” thì ấn tượng nổi bật lại là sự hài hòa, gắn bó mật thiết giữa con người với vườn tược quê hương. Như vậy, câu thơ còn khắc họa thành công một nét đáng nhớ; đáng yêu của thôn Vĩ: Cảnh đẹp đẽ, tốt tươi; con người đôn hậu giàu sức sống.

Tiếp nối mạch cảm xúc của khổ đầu, dườug như khổ thứ hai, nhà thơ có phần (lành để đặc tà cảnh sóng nước, mây trời xứ Huế và cũng bộc lộ niềm hoài vọng bâng khuâng:

Gió theo lối gió mây đường mây,

Dòng nước buồn thỉu hoa bấp bay;

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

 Có chở trăng về kịp tối nay?

Nhịp diệu dịu dàng, khoan thai của xứ Huế được khắc họa thành công: gió và mây nhè nhẹ trôi đi; sông Hương nước chảy lặng lờ. Hoa ngô (hoa bắp) chi khẽ khàng đung đưa theo chiều gió. Khác với khố một, đến khổ thứ hai này, không gian được miêu tả như trong mộng ảo, tràn ngập ánh trăng. Nhá thơ không những chỉ ta, không những chỉ nhìn bàng mắt mà điều quan trọng hơn là còn “nhìn” bằng thế giới tâm linh của mình: Do đó, không có biên giới giữa thực và mộng và dường như càng về cuối thế giới tâm linh, thế giới mộng ao càng lấn át thế giới hiện thực. Vì là mộng ảo, nên có nỗi băn khoăn rất mộng mơ: ‘Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó – Cỏ chở trăng về kịp tối nay?”. Thuyên trăng thì có nhiều thi nhân nhắc đến. nhưng “sông Trăng” thì có lẽ Hàn Mặc Tử là người sáng tạo đầu tiên. Dường như trong những câu thơ trên, có sự mong chờ, niềm hi vọng, lẫn nỗi buồn man mác của nhà thơ,ở đây rõ ràng, không có sự đặc sắc của một bút pháp phác họa đúng linh hồn của một xứ sớ, mà điều quan trọng nữa là: những nét phác họa ấy gợi lên ở người đọc một tình yêu thật dịu dàng, kín láo, mà sâu xa rộng mở đến khôn cùng.

Ấn tượng của người đọc về những điều nói trên sẽ được nhà thơ tô đậm qua khổ kết:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

 Áo em trắng quá nhìn không ra

 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Đúng là xứ Huế vốn mưa nhiều, lắm sương khói. Do đó, phải chăng khổ thơ trên có nét tả thực, cũng giống như “hàng cau”, “lá trúc” “hoa bắp”… ở những khổ thơ trước? Sương khói trắng, và áo em cũng trắng: Bởi vậy, nếu nhà thơ chỉ nhìn thấy bóng người thôi (nhân ảnh), thì cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, như đã nêu, Hàn Mặc Tử vốn là nhà thơ lãng mạn đích thực, cái chính là thi sĩ đã nói bằng tâm tưởng, gieo vào lòng người đọc một thoáng bâng khuâng: người thiếu nữ Huế tươi đẹp quá, kín đáo và huyền ảo quá; nào ai có biết tình yêu của họ bền chặt, hay cũng chỉ mờ ảo như khói sương xứ Huế? Ở đây, dường như tác giả cảm thấy mình chơi vơi hụt hẫng, trước một mối tình đơn phương lung linh, huyền ảo. Nếu nhận ra rằng. Hàn Mặc Tử vốn là người rất mực tài hoa, luôn khao khát yêu thương; nhưng căn bệnh phong hiểm nghèo đã làm ông không có được một tình yêu trọn vẹn. Nhà thơ đã từng phải sống có độc, lúc thì trong một con thuyền nhỏ lênh đênh chẩng có bến bờ, lúc thì khắc khoải bên dãy núi ven thành phố, và cuối cùng phải nằm vô vọng ở nhà thương Tuy Hòa chờ cái chết… Ta càng thông cảm cho một thoáng hờn dồi, trách móc tưởng như vô cớ của cây bút đa tài, mà bất hạnh này.

Phải yêu người Vĩ Dạ, nói rộng ra là phải yêu người xứ Huế; hiểu xứ Huế, gắn bó với xứ Huế sâu sắc đến độ nào, thì thi sĩ mới nói về tình yêu, về xứ Huế đứng và hay như thế!

BÀI LÀM 2

Thời gian vừa qua, bài thơ lãng mạn gây ra nhiều nhận định bất đồng, thậm chí đối lập nhất là khi phân tích, bình giảng, 12 câu Đây thôn Vĩ Dạ. Nguyên nhân sự hạn chế của một số bài viết có nhiều. Thứ nhất, là thói quen xã hội học dung tục; như tác giả bài “Tiếng thở dài” – Chia sẻ với Hàn Mặc Tử đã nhận xét: “Tác phẩm nào, người phân tích cũng cố quy về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo (…). Cái hay của văn chương nhiều hình nhiều vẻ, đâu phải chỉ có vài ba giá trị được khuôn sẵn rồi cứ thể ép tác phẩm cổ kim đông tây rào những gia trị ấy’”‘. Thứ hai là do người nghiên cứu không thuộc phong cách nghệ thuật của đối tượng mà mình tìm hiểu; Ví dụ: ai cũng rõ một trong mấy nét cơ bản của tiếng thơ Hàn Mặc Tử là hưởng nội: “Hàn Mặc Tử luôn luôn có khuynh hướng quay vào nội tâm, ông rất ít tả, ít kể theo cái nhìn của con mắt ” nói như Trần Đăng Thao: Hàn Mặc Tử thường “nhìn thấy bằng tâm tưởng”) nhưng bởi không thông thuộc phong cách thi pháp bao trùm này trong thơ Hàn Mạc Tứ, ngươi viết những dòng phân tích Đây thôn Vĩ Dạ, trong Soạn văn (tập I) chỉ hoàn toàn tập trung phân tích khách thể được tái hiện trong tác phẩm qua ba đề mục: Thôn Vĩ Dạ, Dòng sông Hương và Những cô gái Huế – Lê Bảo đã nhận xét đúng rằng: Giảng văn như vậy thì mới chỉ chủ  đến “cái ý ở trong lời, ở tầng thứ nhất của ý nghĩa”, mà thật ra: “,di mạch trữ tình vừa thấm đậm hồn người vừa thể hiện bằng một thiên bẩm tài hoa; chính đầy mai là điều cần nói”’ – Thứ ba là sự cảm thụ nghệ thuật thiếu nhạy bén.

Mai Văn Hoan (Sông Hương, số 2; tháng 2,3 – 1990)

Vẻ đẹp độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tủ- Vũ Quần Phương (Giáo viên nhân dân, số đặc biệt; tháng 7-1989)

Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (GVND, số đặc biệt; tháng 3-1990

Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội và NXB Giáo dục (1989)

(5 ) về bài thơ Dây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử (Giáo viên nhân dân, số đặc biệĩ tháng 11-1989 kết hợp với nguyên nhân thứ tư: thái độ tùy tiện thiếu nghiêm túc trong dã dẫn những ý kiến phân tích hoàn toàn sai  như trường hợp Lê Đình Mai'”. Bài viết của tác giả Lê Đình Mai khiến không gian nhất là những ai gắn bó với Huế đẹp và thơ không thể im tiếng: “Lẽ ra tôi

nên viết bài này…Nhưng sao tôi thấy không đành! Không đành với Hàn Mặc Từ, đành với bà Hoàng Cúc, không đành với bạn đồng nghiệp, với bạn đọc xa

“hồn mộ Hàn Mặc Tứ” Mai Văn Hoan; tác giả bài Nói thêm về bài thơ Thôn Vĩ  Hàn Mặc Tử cũng có phản ứng tương tự…

Để định hướng tiếp cận đúng đắn và có điều kiện cảm nhận chính xác những

lơ vừa xa cách nhau vữa mờ ảo của Đây thôn Vĩ Dạ thì một khi biết rằng nội bài thơ liên quan đến Hoàng Cúc (một thiếu nữ trong trắng, con nhà gia giáo lúc ấy giờ đang cư ngụ ở thôn Vĩ Dạ nên thơ nên họa, chứ không phải liên quan đến các cô gái “giang hồ” ở cái xóm bình khang Vĩ Dạ “dâm ô” theo một suy diễn tưởng tượng nào đó), ta không thể  không nhắc lại đôi điều về mối quan hệ tình cảm tình Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc – căn cứ vào những tài liệu đáng tin cậy của Quách Tín  người bạn thơ gần gũi nhất của Hàn Mặc Tứ) Đào Quốc Toản (cán bộ giảng văn Đại học ở Huế, trước đây khi hướng dẫn sinh viên làm khóa luận về thơ Hàn Mặc Từ đã tìm và gặp gỡ bà Hoàng Cúc)  và thầy giáo Mai Văn Hoan, người hiện

 học ở đất núi Ngự sông Hương đã “có mặt trong đám tang” bà Hoàng Cúc: “Có thể nói là một trong những đám tang lớn nhất ở Huế gần đây mà tôi được biết”

Hoàng Cúc khi là một thiếu nữ mới lớn, sống ở Quy Nhơn. Cô con nhà quan, cô  không đẹp nhưng có duyên và thùy mị nết na. Nhà cô đi chung một lối với nhà hàn Mặc Tử (lúc ấy đang làm việc ở Sở đạc điền). Giữa hai người hẳn có một mối thân thiết  rất đơn giản nhẹ nhàng kiểu những ai gần ngõ. Nhà thơ đã viết những vần Hoàng Cúc (trong tập Gái quê) với tình cảm đơn phương vô vọng; vì không những

Hòang Cúc là một thiêu nữ mới lớn, con nhà nề uếp, tính tình kín đáo, mà hoàn cảnh hai gia đình có một hố sâu ngăn cách: thán phụ Hoàng Cúc là viên chức cao áp, nhà theo đạo Phật… còn Hàn Mặc Từ mồ côi cha từ thuờ thiếu thời, gia đình

theo đạo Thiên Chúa, đời sống khó khăn, thêm nữa lúc ấy Hàn Mặc Tử chỉ là viên chức nhỏ Sở đạc điền, lại đang có nguy cơ thất nghiệp… Khoảng 1935, sau khi Hàn Mặc Từ từ giã Quy Nhơn vào Sài Gòn làm báo, thì gia đình Hoàng Cúc cũng chuyển từ Quy Nhơn ra Huế (ở thôn Vĩ Dạ). Cuối năm 1936, lúc chớm có hiện tượng sức khỏe không bình thường, tuy chưa khẳng định là bệnh phong, Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn trở lại Quy Nhơn thì: “Trước sau nào thấy bóng người…”; nhà thơ coi như Hoàng Cúc đã bước lên xe hoa chung thân vĩnh biệt, (mặc dầu, không rõ đích xác vì li do gi, từ đó về sau, Hoàng Cúc khước từ mọi đám cầu hôn, sống độc thân ở Vĩ Dạ và hoạt động ở Hội Phật tử miền Nam cho đến lúc mất). Khoảng năm 1937. nghe tin Hàn Mạc Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc đã gửi về Quy Nhơn cho Hàn Mặc Tử một tấm hình chụp hồi còn mặc áo dài trắng trường Đông Khánh có kèm lời thăm hỏi sức khoẻ và “trách” Hàn Mặc Tứ sao lâu nay không ra thăm Vĩ Dạ? Không thăm lại đất cù người xưa? (Hàn Mặc Tử đã từng học Trung học Pellerin ởHuế)”

Đào Quốc Toản).

Nhận được những dòng tình cảm chân thành quý giá của người thiếu nữ vốn có nếp sống kín đáo ấy, Hàn Mặc Tử xúc động mạnh, và Đây thôn Vĩ Dạ đã ra đời (hẳn ngay trong năm 1937). Bài thơ được gửi ra Huế cho Hoàng Cúc. Thời gian lặng lẽ trôi, rồi bà Hoàng Cúc đã giữ gìn bài thơ ki vật này cho đến lúc từ trần.

biết rõ nguồn gốc, hoàn cảnh ra đời của Đây thôn Vĩ Dạ là như vậy, chúng ta có thể lướt qua vùng giải về chữ nghĩa mờ ảo mơ màng, đặng xâm nhập được hậu  ý tứ sâu xa của tác phẩm.

Tứ thơ cơ bản đích thực của Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là nỗi niềm âu lo cho hạnh phúc, trong khát vọng cái đẹp hóa giải trạng huống đau thương. Tứ thơ bao trùm này thể hiện tập trung trong hai câu thoáng ý vị nghi vấn: “Có chở trăng về kịp tối nay” (Có diễm phúc được hưởng nhận chăng, cái Đẹp của đất trời?), “Ai biết tình ai có đậm đà” (Có diễm phúc được hưởng nhận chăng, cái (Đẹp của tình người?).

Mở đầu bài thơ là câu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Lời thơ khơi dòng thi tứ tương tự sự biến tấu tình cảm trong lời thơ cua người thôn Vĩ, như muốn khẳng định việc thăm hỏi ân cần ấy không phải trong mơ mà có thật; và như thế, đồng thời cũng để bản thân dược nhấm nháp thứ “tiên dược” không những đối với thời bệnh mà còn cả cho tâm bệnh nan y. Tiếp đó, lời thơ đã từ từ gợi thức những hình bóng thôn Vĩ ngày xưa – thời người thơ còn là cậu học trò Trung học Pellerin Huế:

nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

 Lá trúc chê ngang mặt chữ điền.

Tờ thơ “tiên cược” của tấm lòng son thôn Vĩ quả đã có tác dụng nhiệm màu đối với người bệnh: Sinh lực hồi sinh; do đó dất trời đã mờ ra trán đầy sức sống: “nhìn nắng hàng cau nắng mới lên và cảnh tri xuất hiện đẹp tươi như trước mát trẻ thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” về từ pháp mà nói, chữ “mướt” thật rất Hàn Mặc Tử; và khi so sánh “xanh như ngọc” thì rõ ràng thi trung hữu họa”, mà đây la bút pháp của một danh họa trường phái ấn tượng nhân lực tinh tướng và trái tim đa cam). Hồi không rõ từ khơi dâu trong kí ức trở về một bức chân dung có bố cục hẳn hoi  xóm thôn Vĩ Dạ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”… Một đặc điểm thơ  Hàn Mạc Tử là phong cánh hiện ra trong một số bài rất đậm đà sắc màu dân tộc. Không gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở, khó có thể viết được những câu thơ như trong khổ   Đây thôn Vĩ Dạ vừa rồi, và những câu hoặc ngọt lịm giai điệu dân ca Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ đẹp của tình người (Sao anh không vá của cảnh đời không tránh khỏi chia lìa và vinh quyết. Cái lối chuyến tứ rất nhanh, có khi rất xa. cũng là một

Tập thơ Hàn Mạc Tử; và khi ‘Những đột xuất ấy lặp lại với tấn số cao hiếu” (Vũ Quần Phương). Càng ở những tác phẩm cuối  thơ Hàn Mặc Tử càng thể hiện rõ đặc đỉêm này. Chúng không lạ lùng điều ấy khi nhớ lại rằng: thơ Hàn Mặc Tử trong khoảng hơn 10 năm (từ đời Đường đến chủ nghĩa tượng trưng. Ngay từ tập Thơ Điêu, trong cóyếu tố tượng trưng đã thấp thoáng xuất hiện. Câu thơ thôn Vĩ phảng phất bút pháp của trường phái ấy không khỏi không gây thêm đôi chút rắc rối khó hiểu nữa (dẫn đến những cảm nhận phân tán) đối với độc giả

Do trực cảm mối quan hệ giữa bản thân với Hoàng Cúc (có lẽ cũng là với không ít những người thân thiết, khác) trước sau sẽ là gió – mây đôi ngả; nên trừớc mắt nhà thơ: “nắng mới” thên Vĩ phút chốc đã lụi tàn, thay vì là hình ảnh “Dòng nước buồn thiu” của Tiêu Kim Thúy (nét ‘hoa bắp lay” lại cũng là một hình tượng thơ xuất hiện đột ngột theo kiểu quen thuộc trong thi pháp Hàn Mặc Tứ – mặc dầu về phương diện luận lí có thể cho rằng: nghỉ về Vĩ Dạ là nhớ đến Cồn Hến giữa sông Hương đối diện Vĩ Dạ, trên cồn trồng nhiều vạt bắp với vùng hoa ngút ngát lay động theo gió)… Mông lung khuây phần nào mối sầu gió – mây đôi ngả, nhà thơ ngóng đợi một bạn cố tri có vẻ đẹp “huyền ảo”: Trăng Vàng Trăng Ngọc. Nhưng  bạn cố tri vô cùng thân thiết ấy có về kịp không?… “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay  mà cứu rỗi linh hồn bất hạnh này khống? – Kết thúc khổ thơ II là một tín hiệu mong chờ cứu nạn, nhưng lời khẩn cầu đồng thời lại đã chứa đựng niềm hồ nghi hiệu quả.

Khổ thơ III xuất hiệu tiếp theo cũng không hoàn toàn rồ mạch. Đọc thơ Hàn Mặc Tư nhiều khi như xem tranh đồng hiện: Sự vật, sự thể ở những thời gian không gian xa cách nhau đồng loạt xuất hiện và xâm nhập lẫn nhau không quan tâm luận lí – tinh luận lí ở đây chi tồn tại trong tinh thần toàn khối dòng tâm tưởng. Đọc Hàn Mạc Tử, người ta cũng dễ liên tưởng đến thơ Lamactin: thứ thơ vừa lãng mạn vừa chứa đựng mầm mống của chủ nghĩa tượng trưng, nhiều lúc ngẫu phát: cõi lòng nhà thơ có khi như chìm đắm vào một cõi mù sương, bởi vậy, cảnh trí ngoại giới được tái hiện chỉ có tính chất như những âm thanh của tâm hồn phán hưởng khi va chạm với sự vật đó là kiểu thơ “phong cánh nội tâm”… tương tự như vậy: “Mơ khách đường xa, khách đdường xa” là ai mơ? Theo mạch thơ và dựa vào ý tứ trong nội dung thơ Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tứ, người mơ hẳn đang sống ở Vĩ  Dạ, nhưng cũng không loại trừ ý nghĩa là chủ thể lãng mạn cũng mơ theo… Và rồi: “Áo em trắng quá (màu áo trắng trong bức ảnh Hoàng Cúc gửi Hàn Mặc Tử?), có nghĩa: tâm hồn em thánh thiện quá, hạnh phúc đến đột ngột quá… ta say men sắc màu trinh trắng đến choáng váng “nhìn không ra Hay chỉ hàm nghĩa là: Những nét chữ từ thôn Vĩ gửi về Quy Nhơn đã làm thao thức hình bóng xa xôi một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào… Đến câu tiếp theo, đòi cảnh thơ với phong độ mơ màng quen thuộc vẫn như còn tiếp tục bay lượn kiếm tìm cái Đep của miền đất Thầu kinh sương khói mịt mờ – miền đất có:

Dòng Tiêu Kim thủy gà xao xác

Ngẩng thấy kinh ki khái vấn vương:

(Văn Cao – Một đêm dài lạnh trên sông Huế)

Cuối cùng, nếu ở khố thơ II, nhà thơ vừa muốn nhờ Trăng Vàng Trăng Ngọc làm tan biến nỗi sầu thương, vừa âu lo ước nguyện không thành

Có chở trăng về kịp tối nay,

thì chấm dứt khổ thơ thúc toàn bài nương nhờ cái đẹp của tình người làm liệu pháp cứu rồi, người thi nhân hoạn nạn của trần giới và đất trời này cũng vẫn không khỏi ngậm ngùi nghi ngại:

Ai biết tình ai có đậm dà

Bối cảnh hương sắc quê xứ Việt, phải chăng tỉ trọng chủ yếu trong khối thơ tứ Đây thôn Vĩ Dạ có ý nghĩa là những thẩm mĩ chứa đựng ước nguyện được cứu nạn – những tín hiệu tuy đứt nỗi mơ hồ mà thiết tha thấm thìa của một tấm linh hồn bất hạnh – chuỗi tín hiệu cầu cứu ấy tiếp khuyên thiện: cộng đồng con người hãy vị tha và chung thủy nhất là đối với những thân phận bi kịch đã không nên nói lời rên xiết:

Trời hỡi! Nhờ ai cho khói đói

 Gió trăng có sẵn làm sao ăn?

Làm sao giết được người trong mộng

Bể trả thù duyên kiếp phũ phàng.

(Lang thang)

BÀI LÀM 3

Trong số các thi sĩ Việt Nam hiện đại, Hàn Mặc Tử là người khổ nhất. Tạo hóa vốn rộng luợng, nhưng không hay đãi đăng khách văn chương. Nhà thơ chỉ sống vẻn vẹn 28 năm (1912-1940). 28 năm của một đời người, sao lại lắm truân chuyên khổ ải? Ông xuất hiện trên bầu trời thi ca Việt Nam như một vì sao băng, ngắn ngủi mà lóe sáng, và những ai một lần đã tiếp xúc với thơ Hàn Mặc Tử thì “dấu ấn” kia không thể xóa nhòa.

Mấy năm trở lại đây, vị trí của Hàn Mặc Tử trong lịch sử văn chương nước nhà đã dần hồi được trả lại đúng giá trị vốn có. Trong chương trình môn Văn bậc Trung học phổ thông, lần đầu tiên thơ Hàn Mặc Tử được đem ra giảng dạy cho học sinh qua bài Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ chỉ có 12 câu, nhưng hồn vía Hàn Mặc Tử vẫn hiển hiện nguyên vẹn: tài hoa, thật thà và tha thiết dâng hiến. Thi sĩ Pháp, Elsa Triolet nói “nhà thơ là người cho máu”. Với Hàn Mặc Tử, đấy là tận cùng của dâng hiến.

Năm 1936, đang làm báo ở Sài Gòn, Hàn Mặc Tử biết mình mắc chứng nan y (bệnh phong), liền trở về thành phố Quy Nhơn. Khi đó bà Hoàng Cúc, người yêu đầu tiên của thi sĩ vừa mới ra Huế, ở chốn xa xôi, người tình năm cũ không biết chuyện nhà thơ bệnh, gửi thư hỏi thăm cùng với lời trách trên tấm ảnh của mình “Sao không về thăm Vĩ Dạ?”. Đây thôn Vĩ Dạ là lá thư tình giãi bày tâm trạng, có điều nó được diễn đạt bằng ngôn ngữ thi ca. Hai khổ thơ đầu, nhà thơ hóa thân thành người thiếu nữ thôn Vĩ, đang trách móc người yêu và kể về Vĩ Dạ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

 Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

 Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Người thôn Vĩ mà cứ như ai đâu. Vĩ Dạ lúc gần, lúc xa. Ố, thì hóa ra, đấy là tâm trạng của người tương tư: chỉ thiếu-một người nhưng không gian trống rỗng (Lamactin)! Nhà thơ hóa thân hay thật. Màu xanh của lá, chút nắng mới lên vẫn chưa đủ ấm lòng người thiếu nữ.

Nàng buồn và “cảnh có vui đâu bao giờ”:

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bấp lay…

Viết đến đây thi sự hóa thân của nhà thơ vào lòng người thiếu nữ cũng chấm dứt.. Thi sĩ, anh có thể trốn tránh mọi điều, trừ bản thân anh. Mà Thượng đế, bao phen  lỡ tay, tâm hồn nhà thơ mới phức tạp, giàu ưu tư và đa cảm làm sao! Người đời có thế trách khách văn chương hay viển vông. Nhưng ở đây là ước mơ thật:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

 một “bên sông trăng” hiện hữu ở ngoài đời thực. Và cũng có một “bến”  tít tắp trong tâm tưởng con người. Khi “Trăng” không về cõi ấy hoang vắng buồn bã biết bao! Có người bình những câu: “Áo em trắng quá nhìn không

ra . sương khói mờ nhân ảnh…” là lúc nhà thơ nhìn tấm ảnh người yêu cũ, huyện cách xa bây giờ, hết thảy như muốn nhòa đi. Đấy mới chỉ là cái nghĩa của văn bản”, chứ chưa phải của thơ hay tâm hồn Hàn Mặc Tử. Bất cứ nhà thơ tài hoa ở thời đại nào cũng thấy giữa mình và cuộc đời có nhiều lỗi nhịp ít nhiều, họ cô độc, đôi khi chỉ trong tâm hồn, chứ không nhất thiết giữa đám đông. Trường hợp Hàn Mặc Tử và những năm tháng ấy, điều đó càng rõ. Biết vậy, nhưng vẫn khát khao giãi bày, khát khao dâng hiến. Hình dung Đây thôn Vĩ Dạ là bức thư tình gửi một người yêu xứ Huế của Hàn Mặc Tử thì Ai biết tình ai có đậm đà? Là lời than thở về một hoàn cảnh không thể giãi bày đối với Hoàng Cúc. Song, hiểu Hàn Mặc Tử – một người tình làm thơ, đấy còn là tiếng nói của thi nhân với cuộc đời.

Ngày ấy, Hàn Mặc Tử đã muộn phiền Ai biết tình ai có đậm đà? Và, có lẽ, cho đến buổi trưa nghiệt ngã 11-11-1940, nhà thơ tài hoa này vẫn ôm trọn khối tình đau đớn với cuộc đời, ra đi, để lại: “Một nấm mồ bằng đất, một cây thánh giá bằng gỗ tạp, không vòng hoa, không hương khói, đìu hiu quạnh quẽ dưới một gốc cây phi lao!” (Quách Tấn). Đến nay, 50 năm đã trôi qua, khi người đời nhận ra Hàn Mặc Tử là ánh sao băng không thể xoa nhòa dấu ấn trên bầu trời thi ca dân tộc thì xin ai đừng trách “Sao anh không về?“, vì chẳng phải bao năm nhà thơ vẫn ở lại đó sao? Xin hãy rộng đường cho người năm cũ…

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0