Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát).
Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát). Hình tượng bãi cát có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo và mang tính sáng tạo, nó bắt nguồn từ chính hiện thực. Ai đã từng đi trên bãi cát ắt sẽ hiểu phần nào giá trị tư tưởng của bài thơ. ...
Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát).
Hình tượng bãi cát có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo và mang tính sáng tạo, nó bắt nguồn từ chính hiện thực. Ai đã từng đi trên bãi cát ắt sẽ hiểu phần nào giá trị tư tưởng của bài thơ.
I. Cuộc đời – Sự nghiệp Cao Bá Quát
- Cao Bá Quát là nhà thơ vừa là một nhân vật lịch sử thế kỉ XIX. Tuy ông cũng đi thi và đỗ đến cử nhân nhưng ông rất ghét lối học khoa cử.
- Sinh thời, Cao Bá Quát có hai câu thơ tỏ chí của mình, được xem là đầy khí phách, biểu hiện sự chán ghét xã hội đương thời
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sình dê thủ bái mai hoa”
Vâng, suốt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai, trước cái đẹp, không cúi trước cường quyền. Đó là tất yếu để dẫn đến cuộc khởi nghĩa của ông vào năm 1854.
Bài thơ “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) bộc lộ tinh thần phê phán của ông đối với triều đình nhà Nguyễn và chán ghét “bả danh lợi".
Thể thơ
Bài thơ viết theo lối cổ thể bằng chữ Hán (còn gọi là “ca”, “hành”, “từ”).
II. Gợi ý tiếp cận
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Cao Bá Quát đã từng vào kinh đô Huế để thi Hội nhiều lần nhưng không đỗ tiến sĩ. Hành trình từ Hà Nội vào Huế, ông trải qua nhiều tỉnh miền Trung có những bãi cát trắng mênh mông. Từ hình ảnh thực của những bãi cát trắng ấy, trở thành cảm hứng cho Cao Bá Quát viết bài thơ này. Đây là bài thơ viết bằng chữ Hán và xếp vào loại bài “làm trong khi thi Hội” (Nam hành tập).
2. Hình tượng Nghệ thuật: “bãi cát” có ý nghĩa tượng trưng cho ‘‘bả danh lợi” nóng bỏng như bãi cát thiêu đốt con người. Cao Bá Quát tỏ ý chán ghét danh lợi và mượn hình tượng này để bộc lộ lâm tình.
III. PHÂN TÍCH.
1. Sáu dòng thơ đầu: Bãi cát và lữ khách.
Hai hình tượng nổi bật trong sáu dòng thơ này là “bãi cát” và “lữ khách”.
+ Bãi cát có ý nghĩa tả thực: đi trên cát rất khó “Đi một bước lùi một bước”.
+ Bãi cát có ý nghĩa tượng trưng: C011 đường “danh lợi” như miếng mồi níu kéo bước chân con người, muốn đi tiếp cũng khó, muốn quay về không đành.
- Hình tượng lữ khách:
+ Không gian mênh mông (đường xa), thời gian thì “mặt trời đã lặn” nhưng lữ khách (kẻ đi tìm công danh) vẫn mải miết trẽn đường.
+ Cao Bá Quát nhìn thấy con đường ấy là một “bả danh lợi" đáng chán, đáng buồn, đầy chông gai. Tuy bản thân ông chưa tìm ra cho mình một con đường tươi sáng hơn, nhưng ông không thể cứ tiếp tục trên “bãi cát” danh lợi ấy. Vì vậy mới có cảnh “nước mắt rơi”, bộc lộ sự bế tắc của đường đời và lòng đầy chán nản, không học được sự thảnh thơi của tiên ông “phép ngủ” để xa lánh bụi trần ai. Tại sao phải “trèo non, lội suối” thế này phỏng có ích gì, nên tự giận mình, giận đầy cả tâm tư “giận khôn vơi”.
2. Bốn dòng thơ tiếp theo: Nhận định của tác giả.
- Nói về sự cám dỗ của cái “bả công danh” đối với người đời. Đây là nhận định mang tính khái quát về những kẻ hám danh, hám lợi phải “bôn tẩu” tất tả ngược xuôi, nhọc nhằn trên đường đời. Tác giả ví người tìm công danh như mội “con nghiện” thấy quán rượu ngon thì đổ xô đến và có mấy ai còn tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ để quay về?
3. Bảy dòng thơ cuối.
Bảy dòng thơ cuối là đỉnh cao tư tưởng của bài thơ: tác giả nhìn ra cái vô nghĩa trong lối học khoa cử lạc hậu. Đồng thời liên hệ danh lợi với việc làm quan.
Câu thơ linh hồn bộc lộ tư tưởng, đó là: Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”, như là một lời cảnh tỉnh đầy xót xa cho hiện thực xã hội thời Nguyễn và thân phận của lớp Nho sĩ cuối mùa, không tìm thấy cho mình và đất nước một con đường tươi sáng. Có lẽ từ đó trở thành nguyên nhân đưa đến cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát vào năm 1854.
IV. TỔNG KẾT.
- Hình tượng bãi cát có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo và mang tính sáng tạo (không vay mượn thi liệu Trung Hoa), nó bắt nguồn từ chính hiện thực. Ai đã từng đi trên bãi cát ắt sẽ hiểu phần nào giá trị tư tưởng của bài thơ.
- Hình tượng lữ khách cũng chính là những lớp Nho sĩ cuối mùa còn bị cám dỗ trong "bả danh lợi” - con đường khoa cử lạc hậu của triều Nguyễn.
- Qua hai hình tượng ấy, nhà thơ đã bộc lộ sự chán ghét sâu sắc chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy tàn.
- Tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, bộc lộ tâm sự đau buồn của mình. Hình tượng “bãi cát” được lặp lại theo phép “tiền hậu tương ứng” nhằm làm điểm nhấn để bộc lộ sự nhất quán trong tư tưởng, tình cảm của nhà thơ trước một hiện tượng mang tính xã hội.
Trích: Loigiaihay.com