Cảm nghĩ về tình thương yêu trong Con cò của Chế Lan Viên và Mây và sóng của R.Tago
Đề bài: Cảm nghĩ của em về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng của R.Tago. Tình mẫu tử thiêng liêng bao đời nay vẫn là mạch nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ trên thế giới. Tuy vậy, trong mỗi tác ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng của R.Tago. Tình mẫu tử thiêng liêng bao đời nay vẫn là mạch nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ trên thế giới. Tuy vậy, trong mỗi tác phẩm, các tác giả lại khai thác tình mẫu tử ở những khía cạnh khác nhau. Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về ...
Đề bài: Cảm nghĩ của em về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng của R.Tago.
Tình mẫu tử thiêng liêng bao đời nay vẫn là mạch nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ trên thế giới. Tuy vậy, trong mỗi tác phẩm, các tác giả lại khai thác tình mẫu tử ở những khía cạnh khác nhau.
Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ đối với các con trong suốt cuộc đời. Bài thơ Mây và sóng của R. Tago lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Mở dầu bài thơ Con cò là lời ru quen thuộc của mẹ bên nôi, đưa con vào giấc ngủ êm đềm, chập chờn những cánh cò, cánh vạc trong ca dao xưa: Con cò bay la, Con cò bay lả, Con cò cổng phủ, Con cò Đồng Đãng… Rồi hình ảnh cò mẹ lặn lội kiếm ăn ban đêm để nuôi đàn cò con bé bỏng, chẳng may đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao… Lời ru của mẹ chứa đựng nỗi ngậm ngùi, xót thương cho những thân phận vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống thời xưa. Ngắm nhìn con ngủ say, mẹ càng thấy con của mẹ may mắn được sống đầy đủ, no ấm trong vòng tay mẹ: Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn, Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ… Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Có lẽ tất cả các bà mẹ trên thế gian này đều coi con mình là thứ của cải quý giá nhất – là vũ trụ riêng của mẹ. Người mẹ trong bài thơ Con cò tuy không hiện diện nhưng tình mẹ, lòng mẹ bao la, chan chứa trong từng câu, từng chữ. Mẹ nuôi con lớn bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ cũng là người đầu tiên tạo dựng đời sống tinh thần cho con bằng những lời ru đậm đà tình nghĩa, ẩn chứa lời dạy về đạo lí làm người. Dẫu mẹ biết rằng ở tuổi nằm nôi, con chưa thể hiểu được nội dung sâu xa của những lời ru ấy nhưng mẹ vẫn ru, bởi âm hưởng bổng trầm, tha thiết của lời ru qua ngày tháng sẽ từ từ thấm vào máu thịt, vào tâm hồn của đứa con yêu.
Chế Lan Viên đề cập đến một quy luật tâm lí chung của những người mẹ là người mẹ nào cũng mong cho con mình khôn lớn, trưởng thành, làm nên sự nghiệp. Nhưng dù thế nào đi nữa thì mẹ mong con cũng đừng quên cội, quên nguồn vốn là những điều dung dị, đẹp đẽ, làm nên đời sống tinh thần phong phú của mỗi con người:
Con làm gì ?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
Con bảo: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.