25/05/2017, 01:10

Cảm nghĩ về tình bạn qua đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về tình bạn qua đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Đoạn trích "Những đứa trẻ" của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã khiến cho chúng ta phải rung cảm trước hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng ...

Đánh giá bài viết Cảm nghĩ về tình bạn qua đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Đoạn trích "Những đứa trẻ" của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã khiến cho chúng ta phải rung cảm trước hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng yêu, phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm gia đình và cũng khiến cho chúng ta cảm phục về tình bạn ...

Cảm nghĩ về tình bạn qua đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên

Đoạn trích "Những đứa trẻ" của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã khiến cho chúng ta phải rung cảm trước hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng yêu, phải sống trong sự thiếu thốn tình cảm gia đình và cũng khiến cho chúng ta cảm phục về tình bạn trong sáng của chúng.

Đoạn trích "Những đứa trẻ" trích trong tác phẩm "Thời thơ ấu" được Mác-xim Go-rơ- ki viết vào những năm 1913 – 1914, cũng là những năm tháng sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Nga trở nên gay gắt. Tác phẩm mang tính chất tự thuật về chính cuộc đời của tác giả và những người hàng xóm, người thân trong gia đình ông.

Đoạn trích là bức tranh sinh động về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ và tình bạn trong sáng của chúng, Những nhân vật trong tác phẩm không được tác giả đặt tên, nó giúp cho bài văn mang tính chất khái quát hơn và đồng thời cũng làm cho câu chuyện mang đậm màu sắc cổ tích.

Số phận của những đứa trẻ gợi lên trong người đọc lòng thương cảm trước hoàn cảnh khó khăn của chúng. Sống trong một xã hội phân biệt đẳng cấp giàu – nghèo rõ ràng, nhân vật tôi và ba đứa trẻ không có điều kiện để phát triển một tình bạn. Nhân vật tôi cũng như ba đứa trẻ nhà ông đại tá có chung một hoàn cảnh đó là không được nhận tình yêu thương từ cha mẹ. Khác với những đứa trẻ bình thường, nhân vạt tôi phải sống chung với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Đã thế ông ngoại còn là một người khó tính nên nhân vật tôi thương bị đe doạ và bị đánh đòn một cách oan uổng. Còn ba đứa trẻ nhà ông đại tá thì mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ khác, chúng phải sống với bố và dì ghẻ – là những người mà chẳng bao giờ thấy chúng kể cho nhân vật tôi nghe. Chỉ biết rằng, bố của chúng là một người khó tính, hách dịch, luôn luôn cấm đoán chúng mọi thứ, nhất là chơi với nhân vật tôi và còn luôn đánh đòn chúng nữa. Chúng đều là những đứa trẻ đáng thương, không được nhận tình yêu thương từ cha mẹ và cũng không được yêu thương, chăm sóc chu đáo. Chúng có chung một nỗi bất hạnh là luôn luôn bị cấm đoán và bị đánh đòn. Trong hoàn cảnh đó, chưng cần một người mẹ, một người mẹ luôn luôn quan tâm, chăm sóc và dành cho chúng tình yêu thương.

Và tình bạn đã thay thế cho tình mẫu tử, nó đã bù đắp phần nào cho nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, Phải sống trong một xã hội như thế, một gia đình như thế nhưng chúng vẫn là những đứa trẻ ngoan ngoãn, trong sáng và nhân hậu. Không chỉ cùng hoàn cảnh mà chúng còn có những sở thích giống nhau, đó là thích nghe kể chuyện cổ tích. Dù biết những câu chuyện đó chẳng hề có thật nhưng chúng vẫn say sưa nghe kể. Chúng thường kể cho nhau nghe qua một ngách hẹp giữa bức tường nhà nhân vật tôi và hàng rào nhà Ốp-xi-an-ni-cốp. Và chúng còn thích chim, thích nghe tiếng chim hót nhưng lai sợ không được phép nuôi nên chúng cũng chẳng dám bắt nữa. Sống trong một xã hội phân chia đẳng cấp giàu – nghèo rõ ràng, tuy là hàng xóm nhưng gia đình nhân vật tôi và gia đình ba đứa trẻ không hề thân thiện. Người lớn cũng cấm những đứa trẻ không được nói chuyện và chơi với nhau. Nhưng bất chấp mọi cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ, tình bạn thân thiết giữa những người bạn cùng cảnh ngộ đã nảy sinh và phát triển. Tình bạn mang lại cho chúng lòng dũng cảm và tâm hồn cao thượng. Nhân vật tôi dành cho ba đứa trẻ sự thông cảm với cuộc sống thiếu thốn tình thương và nỗi bất hạnh của chúng. Còn ba đứa trẻ mang lại cho nhân vật tôi một tình bạn ấm áp, chia sẻ những sở thích chung mà từ trước tới giờ nhân vật tôi chưa từng có được. Chúng đến với nhau, không bằng vật chất để chia sẻ mà bằng tình cảm trong sáng và nhân hậu. Dù có bị la mắng, bị đánh đòn cấm đoán, nhưng chúng vẫn là bạn của nhau. Đối với chúng thì tình bạn là tất cả, dù cho mọi rào cản của xã hội có được dựng lên thì cùng không thể nào ngăn cản tình bạn của chúng phát triển.

Bằng cách kể chuyện nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều cảm xúc cho người đọc. Tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả.,. Việc kết hợp giữa hiện tại và cổ tích, cuộc sống đời thường được lồng vào thế giới cổ tích làm cho đoạn văn thêm gợi cảm, hấp dẫn đồng thời cũng thể hiện ước mơ của những đứa trẻ đáng thương. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cách kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật, khiến cho các nhân vật trong tác phẩm hiện lên với từng tính cách riêng, thể hiện một thế giới nội tâm riêng của mỗi con người, giúp cho người đọc có thể hiểu được nỗi bất hạnh và niềm khát khao được nhận tình yêu thương của những đứa trẻ.

"Những đứa trẻ" không chỉ dể lại cho người đọc lòng thương cảm đối với số phận bất hạnh của tuổi ấu thơ mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về một tình ban trong sáng và nhân hậu. Đồng thời như một lời nói với người lớn: 'Trẻ em đang mong ước và chờ đợi tình cảm yêu thương từ người lớn dành cho chúng” Qua câu chuyện “Những đứa trẻ", thế giới cổ tích như hiện ra, và đó cũng chính là mơ ước của nhưng đứa trẻ: mơ ước về người mẹ hiền từ và được sống trong một trái đất không còn sự buồn bã, mơ ước về một xã hội về một gia đình giàu lòng yêu thương con trẻ.

Với ngòi bút kể chuyện tài tình của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki, tình bạn thân thiết giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ được thuật lại một cách sinh động. Đó là một tình bạn trong sáng, ấm áp, hồn nhiên của tuổi thơ rất đáng trân trọng.

Cảm nghĩ về tình bạn qua đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki – Bài làm 2

Đoạn trích Những đứa trẻ của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki đã khiến chúng ta phải rung cảm trước hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng yêu, phải sống trong sự thiếu thôn tình cảm gia đình. Đoạn trích cũng làm cho chúng ta cảm phục về tình bạn trong sáng giữa chúng.

Những đứa trẻ được trích trong tác phẩm Thời thơ ấu, được Mác-xim Go-rơ-ki viết năm 1913 – 1914. Đó cũng là thời gian trong xã hội Nga có sự phân biệt giàu nghèo sâu sắc. Tác phẩm mang tính chất tự thuật về chính cuộc đời của tác giả và những người hàng xóm, cũng như những người thân trong gia đình ông. Đoạn trích là bức tranh sinh động về cuộc đời và số phận của những đứa trẻ, thông qua đó tác giả muốn làm nổi bật tình bạn trong sáng giữa chúng. Những nhân vật trong tác phẩm không được tác giả đặt tên, điều này làm cho câu chuyện mang tính phổ quát hơn và gắn với màu sắc của truyện cổ tích hơn.

Số phận của những đứa trẻ gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm trước hoàn cảnh khó khăn của con người. Sống trong một xã hội mà giàu nghèo có sự phân biệt rõ ràng, nhân vật tôi và ba đứa trẻ không có điều kiện để phát triển một tình bạn. Tuy khác nhau về sự giàu nghèo nhưng giữa chúng có một điểm chung là thiếu sự quan tâm, yêu thương của cha mẹ. Khác với những đứa trẻ khác, nhân vật tôi phải sống chung với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Đã thế ông ngoại còn là người khó tính nên nhân vật tôi thường bị đe dọa và bị đánh đòn một cách oan uổng. Còn ba đứa trẻ nhà ông đại tá thì mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ khác, chúng phải sông với bố và dì ghẻ – là những người mà chẳng bao giờ chúng kể cho nhân vật tôi nghe. Bố của chúng là một người khó tính, hách dịch, luôn luôn cấm đoán chúng mọi thứ, nhất là không cho chơi với nhân vật tôi. Như vậy, tuy có sự khác nhau về xuất thân và gia đình, nhưng những đứa trẻ đều có một điểm chung là thiếu đi tình mẫu tử, phải sống trong một gia đình không có tình thương đích thực. Trong hoàn cảnh đó, chúng cần có một người mẹ, một người biết quan tâm, chăm sóc và thương yêu chúng.

Thật may mắn, tình bạn giữa những đứa trẻ được hình thành và phần nào bù đắp thứ tình cảm mà chúng đang thiếu. Bọn trẻ chơi với nhau không vì một mục đích nào khác ngoài tình bạn cao cả. Dù bị cấm đoán nhưng chúng vẫn chơi với nhau vì đó là một tình cảm chân thực, rất thiêng liêng và cao cả. Tình bạn đã mang lại cho chúng lòng dũng cảm và tâm hồn cao thượng; biết cảm thông, chia sẻ và động viên nhau. Cuộc sống và con người của những đứa trẻ đã thay đổi khi chúng đến với nhau và biết trân trọng những giá trị của tình bạn. Sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau giữa những đứa trẻ là liều thuộc quý giúp chúng vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống.

Bằng lối kể chuyện nhẹ nhàng, hấp dẫn, Mác-xim Go-rơ-ki đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng cho người đọc. Tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả… đồng thời kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ tích làm cho đoạn văn giàu chất hiện thực nhưng cũng không kém phần gợi cảm. Thế giới nội tâm nhân vật cũng được tác giả khắc họa một cách thành công giúp người đọc cảm nhận được nỗi bất hạnh và niềm khát khao tình thương của mỗi nhân vật.

Những đứa trẻ không chỉ để lại cho người đọc niềm thương cảm đối với những số phận bất hạnh mà còn có tác dụng giáo dục sâu sắc về một tình bạn trong sáng-và nhân hậu. Đó cũng là lời nhắn nhủ đối với các bậc cha mẹ hãy dành tình thương cho con trẻ. Qua câu chuyện, một thế giới cổ tích như hiện ra trước mắt để biến ước mơ về một người mẹ hiền từ thành hiện thực. Đó chính là mong ước tột bậc của tác giả cho chính mình và cũng là cho tất cả những em bé thiếu tình yêu thương của mẹ.

Cảm nghĩ về tình bạn qua đoạn trích Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki – Bài làm 3

I. Mở bài:

Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ri Nô-vơ-gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.

M. Go-rơ-ki đã trải qua tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can-đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân. Và "thời thơ ấu" chính là câu chuyện đời của nhà văn. Đặc biệt đoạn trích 'những đứa trẻ' đã nói lên tình bạn đáng quý giữa cậu bé A-li-ô-sa( nhà văn) và những đứa trẻ quý tộc.

II. Thân bài:

1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:

Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.

– Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu.
– A-li-ô-sa : Sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
– Qua trò chuyện chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì (mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn…). Hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
=> Sự đồng cảm trong cảnh ngộ thiếu tình thương với ba đứa trẻ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.

Luận điểm 2: Những quan sát và nhận xét tinh tế:

A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau…”
Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. Chi tiết đó thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh của những người bạn mới.
Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn. Đây cũng là một so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ cảm thông với những người bạn của mình.
=> Quan sát và nhận xét tinh tế, cảm nhận được chiều sâu nội tâm của nhân vật, hiểu được suy nghĩ, tình cảm của các bạn mình, cảm thông chia sẻ với những người bạn cùng cảnh ngộ.

Luận điểm 3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:

– Chi tiết về mụ dì ghẻ: Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
– Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại…”.
– Hình ảnh người đàn bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt…” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.
– Những đứa trẻ không có tên: Có thể nhà văn đã quên hoặc vẫn nhớ nhưng cố tình không đề ra, để câu chuyện về những đứa trẻ sống thiếu tình thương có sức khái quát lớn hơn và đậm màu sắc cổ tích hơn.

III. Kết bài:

Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, Mác – xim Go – rơ – ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.

Bài viết liên quan

0