Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Văn mẫu lớp 11
Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Bài làm 1 Tôi quý trọng ông không chỉ bởi những áng văn hay, những vần thơ kiệt xuất, mà tôi quý ông trước hết ở chính cuộc đời, ...
Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Bài làm 1 Tôi quý trọng ông không chỉ bởi những áng văn hay, những vần thơ kiệt xuất, mà tôi quý ông trước hết ở chính cuộc đời, chính con người ông. Xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, như một ...
Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Bài làm 1
Tôi quý trọng ông không chỉ bởi những áng văn hay, những vần thơ kiệt xuất, mà tôi quý ông trước hết ở chính cuộc đời, chính con người ông.
Xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, như một “ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam”, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho dân tộc một di sản văn hóa lớn lao và một tấm gương cao khiết về nhân cách, đạo đức. Sống giữa thời kì can qua bấn loạn của đất nước, cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc đời thấm đầy bất hạnh, khổ đau. Nỗi bất hạnh cá nhân: mắt mù, quyện vào nỗi bất hạnh chung: nước mất nhà tan, rên xiết trong tâm hồn nhân đạo của người. Song, chưa một phút giây nào bi lụy, khuất phục, Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương anh dũng, kiên cường trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Người bảo vệ đất nước không phải bằng ngọn giáo, mũi tên, mà bằng thơ văn – nó chính là vũ khí sắc nhọn để Nguyễn Đình Chiểu trở thành một người chiến sĩ đứng bảo vệ cho văn hóa, cho độc lập muôn đời trên xứ sở. Trở lại dòng lịch sử hơn trăm năm qua, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng đặt một câu hỏi lớn: vì sao thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có sức mạnh, có sức ám ảnh cao đến vậy? Và từ bấy đến nay, mỗi lần ta thắc mắc, ta lại tìm đến cuộc đời người, cuộc đời ấy sẽ trả lời cho ta tất cả. Nguyễn Đình Chiểu đã sống với lòng yêu nước thương dân đến tột cùng, nó thấm thía vào hồn người để rồi uất đọng, dư ba, ngân vang mãi trong mỗi vần văn, câu thơ thuở ấy. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu chính là một bài thơ đẹp của dân tộc nhiệm vụ, là một tấm gương trong sạch, thanh khiết để bao thế hệ đời sau soi bóng. Người đã sống vậy, và đã sáng tác văn chương. Văn chương Đồ Chiểu là tâm hồn người, là chính cuộc đời người vậy.
Khi đất nước còn chưa có bước chân của ngoại xâm, Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho tài năng đã sớm phải chịu một số phận bất hạnh, nhiều đắng cay và cũng đầy ngang trái. Chưa có dịp lục tìm tiểu sử của người, ta hãy đọc Lục Vân Tiên, chiêm ngưỡng nhân vật Lục Vân Tiên để thấy ẩn khuất sau hình tượng ấy một Nguyễn Đình Chiểu. Ta thấy rõ được chính cảm xúc sâu xa, chính những suy nghĩ chân thực, những tình cảm nông cháy trước cuộc đời của người là cảm hứng cho nhà thơ viết Lục Vân Tiên.
Con người cụ càng đáng kính trọng hơn trong buổi “tang thương” của đất nước, quê hương. Giờ đây trong con người Nguyễn Đình Chiểu nỗi đau riêng chìm xuống đáy tâm tư, để hiện lên tha thiết một nỗi đau dân tộc, một nỗi thương người cháy bỏng không nguôi. Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác thật nhiều tác phẩm có giá trị. Không thể cầm gươm trực tiếp đánh giặc như bao người có đôi mắt sáng thì người viết thơ để kêu gọi, để cuốn theo tiếng gọi giang sơn nồng cháy, thắp lên niềm tin, lòng yêu nước ở mỗi con người:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Người đã sống một cuộc đời không mệt mỏi để đấu tranh cho chính nghĩa. Cuộc đời người là một bó hoa thơm ngọt ngào nhất dâng lên cho đất mẹ Việt Nam. Người đam nỗi đáu cho những đứa trẻ sống trong cảnh loạn li.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay
Phải là một người có trái tim lớn mới nghe, mới cảm nhận chính xác được hình tượng ấy. Người đã sống giữa lòng dân, gần gũi với nhân dân để hiểu được những gì thân quen. Để rồi từ đó người tỏ bày lòng căm phẫn với quân thù, người đã có thái độ bất hợp tác bởi “đất chung đã mất, đất riêng còn sá gì” khi bọn thực dân muốn mua chuộc cụ.
Tuy bị mù nhưng với cụ:
Thà cho trước mắt như mù
Chẳng thà ngồi ngó kẻ thù quân thân
Hay:
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ.
Đọc những câu thơ ấy, trong tôi chợt hiện lên một câu hỏi: rằng nếu không phải là cụ Đồ Chiểu thì một người gặp hoàn cảnh như cụ thì có làm được như thế hay không? Mù nhưng người vẫn sống tốt, sống đẹp để góp phần chống lại ội ác tày trời mà thực dân Pháp đã giày xéo trên đất nước ta. Và người đã sống cao hơn chúng ta, cụ Đồ Chiểu đã sống và sáng tạo vì nhân dân, đất nước. Người là một nhà giáo, một thầy thuốc, một nghệ sĩ vĩ đại của chúng ta.
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một chân lí, một lẽ sống để hướng văn chương tới giá trị chân – thiện – mĩ. Người đã viết đúng tâm hồn mình, cuộc đời mình để muôn đời sau, chúng ta thán phục và biết ơn. Và chắc hẳn lòng ta bỗng như đẹp hơn khi được đọc những sáng tác của người – cái thế giới của cuộc đời tâm hồn cao khiết ấy.
Cảm nghĩ về một nhà thơ, một bài thơ mà anh (chị) yêu thích – Bài làm 2
Có lẽ khi nhắc đến một trong những bài thơ mà em yêu thích thì không thể nào em lại quên được bài thơ “Đêm Thu” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Yêu “nó”, yêu luôn cả cái “thu” chất chứa trong đó. Không biết đã từ bao giờ cái chất “ấy” đã thắm sâu tận đáy tâm hồn của em…
“Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ.
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào.”
Bài thơ “Đêm Thu” có tất cả bốn câu thật ngắn, thật đơn sơ, nhưng nó cũng đầy những phong vị đặc sắc riêng của đêm thu. Quả đúng như vậy, ngay từ cái lần đầu tiên ta đọc đã để lại cho ta cái cảm giác mới lạ. Đó chính là cảm giác rất “thu” của tác giả nói chung và của đọc giả nói riêng. Từ dòng đầu tiên “nó” đã cho ta cảm nhận được cái thời tiết “lành lành trời mây” đặc trưng của mùa thu. Chính cái “lành lạnh” này đã làm ta một phần nào nhớ đến những ngày ta được mặc chiếc áo len rất model khi đến dịp này. Hay chính cái “lành lạnh” này làm cho giọng nói của ta thêm phần nào ấm áp, ngân nga và tâm hồn thêm nhạy cảm hơn… Không ngờ nhận xét của Trần Đăng Khoa lại tinh tế đến thế,ngay vào bài đã bật lên được một nét đặt biệt đó.
Đến đoạn thứ hai, cái mà mọi người hay gọi là “tự nhiên” lại khơi dậy lần nữa. Tại sao nhà thơ viết về thu lại không viết lá vàng rụng, bầu trời xanh hay những rặng liễu buông lệ… mà lại viết “…Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ…”? “Nó” thật tình cờ, ý thơ trong câu này như đang hỏi, đang tâm sự và như đang cảm nhận cái “thu” khi đó. Trẻ thơ thường có những giấc ngủ say đắm và ngon lành, đâu có chợt nửa đêm mà thức giấc như thế này! Tuy nhiên, sự bất chợt ấy tuy có bất chợt mà nó lại độc đáo, khiến cho người đọc có thể một phần nào cảm nhận được cái bất ngờ trong đoạn 2 này. Chắc có lẽ từ khi nào mùa thu đã tác động vào cảm quan chú bé một cách khác thường hay là do tâm hồn của nhà thơ nhỏ tuổi đã từng bước đón nhận lấy điệu thu “lành lạnh” đầu mùa đang lan tỏa khắp không gian? Câu thơ này đã phần nào miêu tả được mối dây gắn bó mỏng manh mà mơ hồ, nhưng cũng rất sâu xa kì diệu giữa con người và thiên nhiên.
Sự cảm nhận cái se lạnh của đêm thu đã được Trần Đăng Khoa diễn tả thật hồn nhiên và cũng thật tinh tế. “Nó” mộc mạc, giản dị,nghe cứ rõ ràng như một lời nói thường, mà lại vẫn đầy khêu gơi, “nó” vẫn đúng là thơ, man mác một niềm thơ. Dường như câu hỏi “…nào hay mấy giờ…” của tác giả đã làm tăng thêm tính huyền ảo, làm nên cái man mác nói trên. Có lẽ đây cũng phần nào làm nên nét đặc sắc của bài: Khoa chỉ hồn nhiên, không tính toán gì khi lựa chọn câu thơ cho phù hợp. Nhưng đấy là vẻ hồn nhiên đã qua lắng đọng, là nét tác động rất thật lúc đã được tinh lọc qua tâm hồn người thi sĩ – không hề có dấu vết gọt giũa chữ nghĩa, chỉ thấy đâu đây vang vọng tiếng của lòng người thôi!
Bước qua đoạn 3 của bài thơ, tác giả có viết: “Ánh trăng vừa thực vừa hư…” Đến đây, tại sao tác giả lại nói “vừa thực, vừa hư”? Có lẽ đây là trăng khuyết chăng? Hay là trăng tròn? … Nhiều câu hỏi đặt ra cho 4 chữ “..vừa thực vừa hư..” trên. Lời văn thật bí ẩn kèm theo những hình ảnh chất chứa những nỗi niềm có thể làm cho tim ta rung động. Nhiều nhà thơ, nhà văn viết về ánh trăng… ví ánh trăng như mẹ, như người bạn … Còn nhà nhơ Trần Đăng Khoa thì không nói gì về vầng trăng mà chỉ nói “nó” vừa thực, vừa hư mà thôi. Khiến vầng trăng ở đây thêm sức quyến rũ và đặc sắc.
Câu thơ cuối, cái ý vị mung lung, mơ màng, cái không khí tĩnh lặng và cái cảm giác nữa thực nửa ảo bây không còn nữa. Gió giờ đây đã thổi, vả nổi mạnh, “nghe như mưa rào”. Từ diệu êm đã thành xáo động. Từ đây, thiên nhiên lúc chuyển mùa đã thức dậy trong tâm hồn tự lúc nào mà ta dường như chẳng hay chẳng biết. Trăng và gió đêm thu, bao người đã viết về nó – từ “Trái trăng thu chín mõm mòm” của Hồ Xuân Hương… – đến “gió no mà bay lên nguyệt kia” của Xuân Diệu – nhưng trong bài mảnh răng mơ hồ “ vừa thực vừa hư” khá mung lung huyền ảo và trận gió nổi “nổi” chứ không “thổi” chung chung – bạo liệt, phấn khích “nghe như mưa rào”. Ánh trăng ru êm và trận gió thức gọi – những cảm xúc phức tạp, đa dạng lúc chuyển mùa, làm phong phú thêm cuộc sống chúng ta.
Không hiểu sao lòng em lại yêu bài “Đêm Thu” này!?! Cứ mỗi lần đọc bài thơ thì lòng em lại cứ bồi hồi. Mỗi câu cứ làm cho lòng em thêm xao xuyến. Nó cứ nhẹ nhàng mà làm sống dậy trong mình cái cảm giác hòa nhập cùng thiên nhiên, vũ trụ. Một đêm thu huyền ảo, ngây ngất đồng thời gợi thức tất cả tâm hồn – một đêm thu rất “thu”!
Đọc xong bài thơ, chúng ta mới hiểu rằng cái hồn nhiên, dung dị, vừa gợi mở sâu sắc. Với cách dùng từ, ngôn ngữ rất vô tư, rất phong phú, rất thiên nhiên và rất “thu” của thơ Trần Đăng Khoa…
Từ khóa tìm kiếm
- neu nhung suy nghĩ va cam xuc rieng cua anh ve một bài thơ truyện ngắn đã học sgk128 lớp 11
- viết bai văn ve một tác phẩm ma em yêu thích o lớp 11