03/06/2017, 23:17
Cảm nghĩ về hình ảnh Ánh trăng trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Duy để chứng tỏ trăng rất ân tình ân nghĩa thủy chung
Nguyễn Duy là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông có những sáng tác nổi tiếng như: Tre Việt Nam, Quà tặng, Cát trắng. Nhưng khi nhắc đến Nguyễn Duy ta không thể không nhắc đến Ánh trăng một thi phẩm mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và đoạn ...
Nguyễn Duy là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông có những sáng tác nổi tiếng như: Tre Việt Nam, Quà tặng, Cát trắng. Nhưng khi nhắc đến Nguyễn Duy ta không thể không nhắc đến Ánh trăng một thi phẩm mang nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và đoạn trích trên có ý nghĩa quan trọng trong bài thơ. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc, những suy ngẫm của nhà thơ về hình ảnh trăng.
Từ trước đến nay trăng là đề tài muôn thuở trong thi ca. Xưa và nay đã có biết bao thỉ sĩ đến với trăng với những vần thơ làm nao lòng người đọc. Nguyễn Duy cũng đến với trăng nhưng không để “hớp nguyệt nghiêng chén” mà để hướng thiện, trở về với đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và trăng tưởng như bền vững không gì đổi thay thì bỗng chốc trở nên mong manh khi hoàn cảnh sống thay đổi mà xót xa thay sự sự thay đổi đó lại theo chiều hướng không tốt. Vầng trăng tình nghĩa gắn bó với con người hay trở thành người dưng nước lã, xa lạ đến khó tin. Trăng vẫn thủy chung, một lòng mà sao lòng người thay đổi? Tại sao?
Cuộc sống của người lính sau khi trở về đã khác xưa nhiều lắm. Cuộc sống xưa kia vất vả lam lũ, cuộc Sống của người lính chiến sĩ sống trong hầm tối, rừng sâu nay đã thay bằng những nhà cao ốc với sự hiện đại của cuộc sống vật chất. Phải chăng vật chất đủ đầy khiến con người ta lóa mắt, mải miết say sưa lao vào hưởng thụ mà quên đi quá khứ gian lao, nhọc nhằn, vất vả, quên đi thiên nhiên ân nghĩa. Âu cũng là quy luật tình cảm mà không ít người coi đó là điều đương nhiên, mải mê hưởng thụ mà không băn khoăn. Nguyễn Duy cho người đọc suy nghĩ về tình nghĩa của trăng, trăng vẫn vậy mà sao con người lại quên đi tất cả?
Khổ thơ thứ tư được coi là cái nút khơi gợi tâm trạng nhân vật trữ tình. Từ chuyện mất điện, khi nguồn sáng nhân tạo không còn nữa thì "buyn đinh" có hiện đại mấy cũng phải chịu đêm tối. Như một phản xạ tự nhiên con người vội đi tìm nguồn sáng. Tác giả chỉ cần ba động từ "vội" "hất" "tung" để thể hiện sự gấp gáp khẩn trương khi mở cửa sổ. Đó cũng là lúc ánh sáng vào trong nhà. Chính là tình huống làm cho người đọc phải nghĩ suy về thái độ sống, của chính mình.
Khi gặp lại vầng trăng, con người lại trở về chính mình với những băn khoăn, day dứt để vươn lên hướng thiện. Đây là lúc một tâm trạng được mở ra. Người và trăng trong tư thế đối mặt và lúc này trăng là nhân vật tấm gương soi để khi soi vào nó người ta thấy mình sai lầm. Con người như muốn ngược dòng thời gian để trở về quá khứ với những năm tháng đã qua và tưởng như đã lùi sâu vào dĩ vãng mà như không bao giờ nhớ nữa. Những tháng năm gian lao vất vả mà nghĩa tình tạo ra xúc cảm mãnh liệt để có cái gì "rưng rưng". Trăng nay vẫn tròn và mãi tròn, mãi thủy chung đã trở thành biểu tượng của lòng nhân ái. Gặp lại trong hoàn cảnh ấy nhưng trăng vẫn rộng lòng tha thứ không giận hờn, oán trách. Trăng được nhân hóa để con người phải suy ngẫm. Có thể nói con người tự tạo cho mình một phiên tòa mà nơi đó con người phải suy nghĩ lại và không khỏi day dứt về lối sống của mình.
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. Ánh trăng của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Tác phẩm đã lay động được miền nhận thức nơi người đọc.
Cuộc sống của người lính sau khi trở về đã khác xưa nhiều lắm. Cuộc sống xưa kia vất vả lam lũ, cuộc Sống của người lính chiến sĩ sống trong hầm tối, rừng sâu nay đã thay bằng những nhà cao ốc với sự hiện đại của cuộc sống vật chất. Phải chăng vật chất đủ đầy khiến con người ta lóa mắt, mải miết say sưa lao vào hưởng thụ mà quên đi quá khứ gian lao, nhọc nhằn, vất vả, quên đi thiên nhiên ân nghĩa. Âu cũng là quy luật tình cảm mà không ít người coi đó là điều đương nhiên, mải mê hưởng thụ mà không băn khoăn. Nguyễn Duy cho người đọc suy nghĩ về tình nghĩa của trăng, trăng vẫn vậy mà sao con người lại quên đi tất cả?
Khổ thơ thứ tư được coi là cái nút khơi gợi tâm trạng nhân vật trữ tình. Từ chuyện mất điện, khi nguồn sáng nhân tạo không còn nữa thì "buyn đinh" có hiện đại mấy cũng phải chịu đêm tối. Như một phản xạ tự nhiên con người vội đi tìm nguồn sáng. Tác giả chỉ cần ba động từ "vội" "hất" "tung" để thể hiện sự gấp gáp khẩn trương khi mở cửa sổ. Đó cũng là lúc ánh sáng vào trong nhà. Chính là tình huống làm cho người đọc phải nghĩ suy về thái độ sống, của chính mình.
Khi gặp lại vầng trăng, con người lại trở về chính mình với những băn khoăn, day dứt để vươn lên hướng thiện. Đây là lúc một tâm trạng được mở ra. Người và trăng trong tư thế đối mặt và lúc này trăng là nhân vật tấm gương soi để khi soi vào nó người ta thấy mình sai lầm. Con người như muốn ngược dòng thời gian để trở về quá khứ với những năm tháng đã qua và tưởng như đã lùi sâu vào dĩ vãng mà như không bao giờ nhớ nữa. Những tháng năm gian lao vất vả mà nghĩa tình tạo ra xúc cảm mãnh liệt để có cái gì "rưng rưng". Trăng nay vẫn tròn và mãi tròn, mãi thủy chung đã trở thành biểu tượng của lòng nhân ái. Gặp lại trong hoàn cảnh ấy nhưng trăng vẫn rộng lòng tha thứ không giận hờn, oán trách. Trăng được nhân hóa để con người phải suy ngẫm. Có thể nói con người tự tạo cho mình một phiên tòa mà nơi đó con người phải suy nghĩ lại và không khỏi day dứt về lối sống của mình.
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. Ánh trăng của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Tác phẩm đã lay động được miền nhận thức nơi người đọc.