24/05/2017, 11:46

Cảm nghĩ về bải phát biểu đọc trước mộ Mác của Ph.Ang-ghen

ĐỀ: Cảm nghĩ vể Bài phát biểu đọc trước mộ Mác của Ph.Ang-ghen. ''Mác là một thiên tài, một nhà triết học xuất chúng, Ăng-ghen đã dùng phép suy luận tàng cấp để ca ngợi Mác là một người hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc...'' BÀI LÀM Mác và Ăng-ghen là đối bạn chiến ...

ĐỀ: Cảm nghĩ vể Bài phát biểu đọc trước mộ Mác của Ph.Ang-ghen. ''Mác là một thiên tài, một nhà triết học xuất chúng, Ăng-ghen đã dùng phép suy luận tàng cấp để ca ngợi Mác là một người hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc...''

BÀI LÀM

Mác và Ăng-ghen là đối bạn chiến đâu chí thân, là hai nhà triết học vĩ đại trong thế kỉ XIX.

Qua Bài phát biểu đọc trước mộ Mác, Ăng-ghen đã ca ngợi những công hiến to lớn của Mác và biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản đối với người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Mở đầu bài phát biểu, Ăng-ghen đau buồn nhắc lại giây phút lâm chung của bạn ngày 14 tháng ba (năm 1883), buổi chiều vào lúc ba giờ kém mười lăm phút... Ăng-ghen tôn vinh Mác là  ‘nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện dại‘. Ông đã dùng ngôn từ trang trọng, lời nói giảm để nén bớt nỗi đau thương của mình đối với người bạn thân thiết vừa mới qua đời:  ‘đã ngừng suy nghĩ‘,  ‘chúng tôi đã thấy Mác ngủ đi thanh thản ‘,  ‘nhưng là giấc mơ ngàn thu ‘.  ‘Chết ‘ là quy luật tất yêu của tạo vật, của con người. Sông ở trên đời, ai cũng có sinh, có tử. Có người sau khi nhắm mắt xuôi tay là hết:  ‘thân cát bụi lại trở về cát bụi ‘ (kinh Thánh);  ‘Trăm năm còn có gí đâu? - chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì ‘ (Nguyễn Gia Thiều). Nhưng tình người, tình đời vốn sâu nặng. Mỗi một cái tang thường để lại nhiều tổn thất, đau thương cho người thân. Mác  ‘ngừng suy nghĩ‘- tổn thất này thật là lớn lao, đau thương này thật là vô hạn. Đối với giai cấp vô sản, đối với khoa học lịch sử thì việc Mác qua đời  ‘là một tổn thất không sao lường hết dược ‘. Nôi đau sẽ thấm sâu vào thời gian và lòng người vì  ‘sau đây, người ta sẽ cảm thấy một nỗi trống trải do cái chết của bậc vĩ nhân gây ra ‘.

Phần thứ hai cưa bài phát biểu, Ăng-ghen dung những lời tốt đẹp nhất để đánh giá các công hiến to lớn của Mác trên nhiều lĩnh vực về triết học, về hoạt động cách mạng..

Tầm vóc của Mác vô cùng vĩ đại. Nêu Đác-uyn, nhà bác học thiên tài về tự nhiên và sinh vật học người Anh  ‘đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ ‘ thì Mác  ‘đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người ‘. Mác đã chỉ ra rằng: kinh tế là nền tảng của chính trị, pháp luật, khoa học, văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo; các thể chế nhà nước, các quan điểm, xã Hội... của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Mỗi thời đại chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở nền tảng kinh tê — xã Hội nhất định, mà cụ thể là lực lượng sản xuất xã Hội đã và đang sản xuất những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt vật chất phục vụ đời sống và tinh thần của toàn xã Hội. Nó quyết định quá trình lịch sử phát triển xã Hội.

Tầm vóc của Mác vô cùng vĩ đại. Sau khi so sánh với Đác-uyn, ca ngợi công hiến của Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sự xã Hội loài người, Ăng-ghen sử dụng phương pháp suy luận tăng cấp để khẳng định sự vĩ đại của Mác:  ‘không phải chỉ có thế thôi ‘. Mác đã  ‘tìm ra ‘ quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và của xã Hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Mác đã ‘ phát hiện ra ‘ giá trị thặng dư của nền kinh tế, của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ăng-ghen đã dùng hình ảnh  ‘lập tức một ánh sáng đã hiện ra ‘ trong bóng tối, và dùng cách lập luận tương phản giữa Mác với các nhà kinh tế học tư sản, các nhà phê bình xã Hội chủ nghĩa để khẳng định công hiến to lớn của Mác, khi ông viết:  ‘Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này thì lập tức một ánh sáng đã hiện ra trong khi tât cả các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tê học tư sản củng như của các nhà phê bình xã Hội chủ nghĩa vẫn đều mò mẫm trong bóng tối ‘.

Mác là một thiên tài, một nhà triết học xuất chúng, Ăng-ghen đã dùng phép suy luận tàng cấp để ca ngợi Mác là một người hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc, vì ông đã có hai phát minh cống hiến cho nhân loại:  ‘hai phát minh như vậy đối với đời người củng là đủ rồi. Người nào mà có được một phát minh như vậy thì hẳn là đã hạnh phúc lắm rồi ‘.

Mác là  ‘con người của khoa học ‘. Ông đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực và ‘đã có những phát minh khác nhau trong mỗi lĩnh vực ‘; Thậm chí cả trong lĩnh vực toán học,  ‘nhưng không một lĩnh vực nào ông nghiên cứu hời hợt cá ‘. Đối với Mác, khoa học  ‘là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng ‘. ông không chỉ say mê nghiên cứu mà còn có  ‘một niềm vui thật sự ‘ khi việc ứng dụng của mỗi một phát minh mới của mọi người  ‘chưa thể nhìn thấy ngay được‘. Niềm vui của Mác  ‘còn hoàn toàn khác nữa ‘, là khi thấy có một phát minh có tầm vóc biến đổi, cách mạng ngay đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử nói chung. Qua đó, ta biết hạnh phúc của Mác, niềm vui của Mác, không chỉ hướng về các phát minh khoa học, mà còn gắn toàn bộ trí tuệ, tâm hồn của mình với tiến bộ xã Hội, với hạnh phúc của con người. Vì thế, Mác đã theo dõi rất kỹ các phát minh về điện, phát minh về kỹ thuật truyền tải điện, công nghiệp của Mac-xen Đe-prê.

Ăng-ghen đã dùng biện pháp so sánh lập luận tăng cấp khi nói về  ‘niềm vui thực sự‘ của Mác, đối với các phát minh khoa học và ứng dụng khoa học:

 ‘Mỗi một phát minh mới trong bất cứ một khoa học lí luận nào mà thậm chí, đối khi việc ứng dụng nó vào thực tế, người ta chưa thê nhìn thấy ngay được thì đã có thể đem lại cho Mác một niềm vui thực sự như thê nào rồi — nhưng niềm vui của ông hoàn toàn khác nữa, khi dó là một phát minh có ánh hưởng cách mạng ngay đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử nói chung‘.

Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, Mác đã tham gia vào việc lật đổ xã Hội tư bản và thiết chế nhà nước do nó dựng lên, ông đã tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại, ông là  ‘người dầu tiên ‘ đã đem lại cho giai cấp vồ sản  ‘một ỷ thức về dịa vị của bản thân mình và yêu cầu của m ình, ỷ thức về diều kiện để giải phóng mình ‘.

Ang-ghen chỉ rõ:  ‘dấu tranh là hành động tự nhiên của Mác ‘. Ông đã chứng minh tính chất phong phú, sôi nối về đấu tranh cách mạng của Mác, đâu tranh một cách  ‘say sưa, kiên cường và có kết quả ‘. Và khắng định là  ‘không mấy người dược như vậy ‘. Trên lĩnh vực báo chí, từ năm 1842 đến năm 1861, Mác lúc làm cộng tác viên, lúc làm chủ biên, lúc làm tổng biên tập cho nhiều tờ báo tiến bộ, cấp tiến như tờ Báo sông Ranh, tờ Tiến lên, tờ báo Brúc-xen Đức, tờ Báo sông Ranh mới, tờ Niu- oóc, Diễn đàn Nhật báo. Ông còn viết  ‘vô số những cuốn sách mỏng manh tính chất chiến đấu ‘. ông là một trong Những người cộng sản sáng lập ra Hội Liên hiệp Công nhân quốc tế vĩ đại. Ăng-ghen dùng hình ảnh  ‘vòng hoa vinh quang ‘ để tôn vinh sự nghiệp cao cả của Mác, đối với Phong trào Cộng sản thế giới và giai cấp công nhân quốc tế,  ‘vòng hoa vinh quang của toàn bộ sự nghiệp đó, - đó chính là sự nghiệp mà ai xây dựng nên nó đều lấy làm tự hào, thậm chí dù cho người đó không làm được gì thêm nữa ngoài việc đó ‘.

Tóm lại, sự công hiến của Mác thật vô cùng to lớn. Ông là nhà triết học vĩ đại, là con người của khoa học, là nhà cách mạng lỗi lạc về lí luận, về tố chức, về đấu tranh thực tiễn, dù ở lĩnh vực nào ông cũng xứng đáng giữ vai trò tiên phong, xứng đáng là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Ăng-ghen lúc thì dùng hình ảnh  ‘một ánh sang đã hiện ra ‘, lúc thì dùng hình ảnh  ‘vòng hoa vinh quang ‘ để ca ngợi cống hiến vĩ đại của Mác. Cách lập luận của Ăng-ghen rất chặt chẽ và biên hóa, lúc thì so sánh tăng cấp, lúc thì so sánh tương phản, lúc thì liệt kê để chứng minh những phát minh, những hoạt động cách mạng  ‘say sưa, kiên cường và có kết quả ‘ của vị lảnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân toàn thế giới. Ngôn từ của Ăng-ghen rất trang trọng, vừa biếu lộ niềm ngưỡng mộ tự hào, vừa đau xót tiếc thương!

Phần cuối bài phát biểu, Ăng-ghen ca ngợi nhân cách cao đẹp và bản lĩnh kiên cường của Mác. Mặc dù ông  ‘bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông ‘, bị  ‘trục xuất ‘, bị  ‘vu khống và Nguyễn rủa ‘, nhưng các Chính phủ - cả chuyên chế lẫn cộng hòa, bọn tư sản - cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan, đều bị Mác  ‘gạt sang một bên ‘,

coi khinh  ‘như là cái mạng nhện vướng chân ‘,  ‘không thèm để ý‘, ‘chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà thôi ‘.

Mác mất đi không chỉ là tổn thất, để lại bao tiếc thương cho riêng một gia đình, một dòng họ, một dân tộc, một quốc gia mà là  ‘hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu Au và châu Mĩ, từ những hầm nhỏ ở Xi-bia cho đến Ca-li-phoóc-ni-a, đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông ‘.

Ảng-ghen đã tự hào nói rằng, Mác  ‘có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chác ông đã có một kẻ thù riêng nào cả ‘.

Các vĩ nhân xưa nay đều bất tử bởi lẽ  ‘Thác là thể phách, còn là tinh anh ‘. Với Mác cũng vậy,  ‘Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi! ‘

Có thể xem bài phát biểu này là bài  ‘điếu văn ‘ của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Ăng-ghen đã thể hiện nỗi tiếc thương, ca ngợi công lao to lớn, khẳng định và tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Mác, người sáng lập ra Chủ nghĩa Cộng sản, người thầy của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Bài điếu văn này được viết bằng văn phong châu Au hiện đại, cách lập luận chặt chẽ; cách diễn đạt sắc sảo, tường minh; cách đưa dẫn chứng chính xác đầy thuyết phục. Bài điếu là sự kết hợp rất hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm!

Một ấn tượng sâu sắc đối với mỗi chúng ta khi đọc bài  ‘điếu văn ‘ này là được cúi đầu ngưỡng mộ một nhà triết học, nhà tư tưởng vĩ đại, cảm động trước lời lẽ chân thành và tình bạn thắm thiết của Ăng-ghen đối với Mác, người đồng chí chiến đấu thủy chung của ông.

Nguồn:
0