Cảm nghĩ và nhận xét sau khi đọc bài thơ Đạp đá ở Côn Lôn
Đề: Sau khi đọc lại bài thơ Đập đá ở Côn Lôn em có nhận xét gì về khẩu khí của người viết? BÀI LÀM Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cũng gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Nhưng xét về ý thì 4 câu đầu có ý liền mạch, 4 câu sau ý cũng liền mạch. ...
Đề: Sau khi đọc lại bài thơ Đập đá ở Côn Lôn em có nhận xét gì về khẩu khí của người viết?
BÀI LÀM
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, cũng gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Nhưng xét về ý thì 4 câu đầu có ý liền mạch, 4 câu sau ý cũng liền mạch.
Bôn câu thơ đầu nói về công việc đập đá ở Côn Lôn và khí phách của người tù anh hùng.
Bốn câu thơ cuối thể hiện ý chí chiến đấu kiên cường, tấm lòng sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh gian nan, hoạn nạn.
Câu thơ mở đầu (phá đề) gợi lên một thế đứng của con người giữa đất trời - Đó là một thế đứng của con người giữa trời đất.
Trước hết, không phải thế đứng của một kẻ tầm thường mà là thế đứng của kẻ ‘làm trai’, của người đang làm phận sự của kẻ anh hùng. Trong quan niệm nhân sinh truyền thống, ‘làm trai’ đồng nghĩa với ‘làm anh hùng’, ‘chí làm trai’ chính là ‘chí anh hùng’.
- ‘Chí làm trai Nam Bắc, Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bôn bể’
(Nguyễn Công Trứ - ‘Chí anh hùng’)
- ‘Làm trai trong cõi thế gian
Phò đời, giúp nước, phơi gan anh hào ‘
(Nguyễn Đình Chiểu - ‘Lục Vân Tiên’)
- ‘Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời’
Nói ‘làm trai’ là tỏ lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, có khát vọng hành động mãnh liệt để tự khẳng định mình. (Phan Bội Châu trong bài ‘Văn tế Phan Châu Trinh’ đã ca ngợi ông là người có chí ‘viễn đại’, Phan Châu Trinh mất coi như ‘thời thế khuất anh hùng’)
Sau nữa, con người như thế lại đứng trong một tư thế rất đàng hoàng giữa nơi lưu đày quanh năm sóng vỗ: ‘Đứng giữa đất Côn Lôn’.
‘Côn Lôn’, cái tên đảo ấy đã từ lâu chỉ nghe nhắc đến đã gợi lên một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đầy ấy là nơi khó có ngày trở lại, ở đó là lao động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết...
‘Đứng giữa đất Côn Lôn’ là đứng giữa tất cả những điều ây, mà đứng vững được đã là anh hùng rồi!
‘Đứng giữa đất Côn Lôn’ là đứng giữa sóng gió của biển cả, non cao, là cái tư thế ‘đội trời, đạp đất’ hiên ngang, sừng sững, đạp lên gian khổ, vượt lên cả cái chết, không hề một chút sợ hãi.
Đó đúng là thế đứng của đấng nam nhi anh hùng!
Câu thơ mở đầu toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng.
Trong bốn câu mở đầu tác giả đã miêu tả cảnh đập đá ở Côn Lôn. Đó vốn là một công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Lôn lại càng cực nhọc hơn bởi điều kiện nhà tù và thiên nhiên khắc nghiệt. Kẻ thù chọn việc đập đá làm công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể, tiêu hao sức lực người tù nhằm khuất phục ý chí của người tù.
Phan Châu Trinh đã miêu tả công việc lao động khổ sai như một chiến công chinh phục của một dũng sĩ với sức mạnh phi thường. Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự trào để miêu tả công việc đập đá. Dưới bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự trào ấy, nhà nho - người tù Phan Châu Trinh chân yếu tay mềm ‘bạch diện thư sinh’ ấy thoắt biến thành một dũng sĩ với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường.
Chàng dũng sĩ ‘đập đá’ ấy có khí thế bừng bừng, hiên ngang, ‘lừng lẫy’ như bước vào một cuộc giao tranh quyết liệt, sống chết với kẻ thù không đội trời chung.
Chiếc búa ‘đập đá ‘ trở thành một vũ khí thật ghê gớm của chàng dũng sĩ. Hành động của chàng thật quả quyết, mạnh mẽ: ‘xách búa’, ‘đánh tan’, ‘ra tay’, ‘đập bể’, hệt như người anh hùng đang bất bình trước sự bất công sẩn sàng ‘ra tay’ hành động vì công lí và lẽ phải.
Đối tượng chinh phục của dũng sĩ ‘đập đá’ là... ‘đá’! Thật đáng là ‘kỳ phùng địch thủ’, vì ‘ươ như đá’, ‘rắn mặt như đá’ mà! Đá khổng lồ vì sừng sững như ‘núi non’, đá hạng vừa thì cũng ‘năm bảy đống’, đá nhỏ thì cũng thành đội ngũ ‘mấy trăm hòn’ trùng điệp bao vây dũng sĩ.
Nhưng chàng trai dũng sĩ thật can đảm, quyết không sợ ‘đá’! Chàng ‘tả xung hữu đột’, đánh trực diện, ‘đánh’ sang phải, ‘đập’ sang trái với sức mạnh thần kì. Kẻ thù bị đánh sụp đổ, bị đánh tan tành! (‘lở núi non’, ‘tan năm bảy đống’, ‘bể mấy trăm hòn’).
Cách miêu lả những động tác, lại là những động tác có chọn lọc, cũng với những động từ và tính từ rất mạnh và rất gợi được sử dụng liên tiếp nhau (‘làm cho lở’, ‘đánh tan’, ‘đập bể’), nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp... tạo nên không khí sôi động, dữ dội của trận giao tranh ác liệt. Mỗi nhịp thơ như ứng với một nhịp búa vung lên, giáng xuống.
Dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác ở đời.
Với bốn câu thơ đầu, Phan Chầu Trinh đã dựng lên sừng sững bức tượng đài người chiến sĩ cách mạng giữa đất trời Côn Lôn, trong tư thế hiên ngang bất khuất, có tầm vóc của một anh hùng đượm màu sắc thần thoại. Công việc đập đá là việc khổ sai cưỡng bức. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Còn bên trong, tâm hồn Phan Châu Trinh vẫn ngùn ngụt một ngọn lửa đâu tranh, vẫn vòi vọi hùng tâm, tráng khí. Giữa khổ sai mà vẫn nở nụ cười, ung dung đến thế là cùng.
Đọc đến hai câu luận (câu 5, 6) ta thấy có một giọng điệu đặc biệt. Khí phách vẫn là khí phách hiên ngang, khẩu khí vẫn là khẩu khí của người anh hùng, nhưng giọng điệu của câu thơ đã chuyển sang giọng tự bộc bạch:
‘Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Tác dụng của việc chuyển giọng điệu: tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc, của tâm hồn. Sau cái sôi động của trận giao tranh ác liệt, sau cái chát chúa của những nhát búa giáng xuống ‘đập tan’, ‘đập bể’ ‘năm bảy đống’ ‘mấy trăm hòn’, ‘làm cho lở núi non’, người dũng sĩ dừng tay lại, có những phút suy tư. Trận đánh vừa qua mới là hiệp đầu. Cuộc chiến đâu còn dai dẳng ‘tháng ngày’ triền miên. Tù ngục, nơi đày ải Côn Lôn ‘là một trường học thiên nhiên’ để thử thách chí làm trai. Anh hùng đâu chỉ là chuyện một ngày, một trận đánh. Đại nghiệp cứu nước đâu cần cái thứ anh hùng lửa rơm bùng lên chốc lát rồi tắt ngấm ngay! Muôn xứng đáng anh hùng, để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại kia, phải bền gan, vững chí, phải có tấm lòng sắt son, niềm tin sắt đá. Cái giây phút suy tư, trầm lắng hướng nội này thật đáng quý. Hai câu luận hay ở độ lắng sâu như một lời lòng tự dặn lòng, khắc hoạ một vẻ đẹp khác của người chiến sĩ cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng không chỉ đẹp ở tư thế lẫm liệt, oai phong có màu sắc thần thoại, sử thi mà còn đẹp một vẻ đẹp rất con người, vẻ đẹp nội tâm rất thực.
‘Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con’.
Hai câu kết thể hiện ý thức sâu sắc của Phan Châu Trinh về sự nghiệp chung, về cá nhân mình, về cảnh ngộ hiện tại của bản thân.
Sự nghiệp cách mạng cứu nước của dân quả là một sự nghiệp lớn lao như cái việc ‘vá trời’. Tác giả đã từ cái việc đập đá khổ sai ở Côn Lôn mà liên tưởng tới việc bà Nữ Oa đội đá vá trời là liên tưởng rất tự nhiên, hợp lí như hệ thống liên tưởng của toàn bài thơ. Sự so sánh liên tưởng ấy làm nổi bật ý thức của Phan Châu Trinh về sự nghiệp cách mạng cứu nước, đó là một sự nghiệp to lớn như việc ‘vá trời’.
Đem cái nỗi ‘gian nan của mình (án chém, án chung thân biệt xứ’ đày ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về) mà so sánh với sự nghiệp ‘vá trời’ để cứu dân cứu nước vĩ đại ấy thì việc cá nhân mình cũng chỉ là ‘việc con con’.
Rồi lại đem cái việc ‘lỡ bước’ của mình mà so với hùng tâm, tráng chí của ‘những kẻ vá trời’ (trong đó có chính mình) thì cũng là ‘việc con con’. Hai lần so sánh để hiểu rõ mình hơn, hiểu rõ vị trí cá nhân mình trong sự nghiệp chung, Phan Châu Trinh trở nên lớn lao, đẹp đẽ hơn trong đức khiêm nhường của người chiến sĩ cách mạng mà vẫn giữ được vẻ đẹp lẫm hệt ngang tàng của ‘những kẻ vá trời’.
NHẢN XÉT:
Qua bài thơ, ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một nhân cách lớn; thể hiện ở tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng, ý chí kiên định, tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng là Phan Châu Trinh trong cảnh lưu đày khổ sai.
Giọng điệu thơ cứng cỏi, khẩu khí ngang tàng của người anh hùng và những hình ảnh biểu tượng trong cách nói khoa trương tạo nên vẻ đẹp cao cả của bài thơ.
Sử dụng bút pháp lãng mạn, hào hùng, tác giả đã tạo ra một hình tượng nghệ thuật giàu chất sử thi, gây ấn tượng mạnh mẽ.