Cảm nghĩ của mình về lời đề tựa của kịch Vũ Như Tô
Đề bài: Em hãy viết bài văn để nói lên cảm nghĩ của mình về lời đề tựa của kịch Vũ Như Tô. Mỗi tác phẩm hay đều để lại cho người đọc rất nhiều những suy nghĩ và day dứt về những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm và đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài là một đoạn trích như thế, ngay trong ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn để nói lên cảm nghĩ của mình về lời đề tựa của kịch Vũ Như Tô. Mỗi tác phẩm hay đều để lại cho người đọc rất nhiều những suy nghĩ và day dứt về những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm và đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài là một đoạn trích như thế, ngay trong chính nhan đề nó cũng đã thể hiện được nội dung của toàn bộ tác phẩm. Trong tác phẩm lời đề tựa nói lên niềm say mê nghệ thuật của hai nhân vật trong tác phẩm đó là Đan Thiềm và ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn để nói lên cảm nghĩ của mình về lời đề tựa của kịch Vũ Như Tô.
Mỗi tác phẩm hay đều để lại cho người đọc rất nhiều những suy nghĩ và day dứt về những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm và đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài là một đoạn trích như thế, ngay trong chính nhan đề nó cũng đã thể hiện được nội dung của toàn bộ tác phẩm.
Trong tác phẩm lời đề tựa nói lên niềm say mê nghệ thuật của hai nhân vật trong tác phẩm đó là Đan Thiềm và Vũ Như Tô, đây đều là những con người yêu nghệ thuật, luôn say mê với nghệ thuật. Những sai lầm mà hai nhân vật này gặp phải đó là mải mê vì nghệ thuật mà quên đi cuộc sống của nhân dân: “Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế”.
Chính những điều này đã để cho Vũ Như Tô phải chịu những tấm bi kịch không đáng có trong tác phẩm, say mê nghệ thuật là một điều vô cùng đáng quý, tuy nhiên đúng như Nam Cao xưa đã từng nói nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải xuất phát từ những kiếp lầm than, nghệ thuật phải biết xuất phát từ những người nông dân nghèo khổ, từ chính cuộc sống mà họ đang gặp phải.
Lời đề tựa như một lời nhắc nhở chung cho những người luôn hăng say vì nghệ thuật. Nghệ thuật đó là cái cao quý, là cái đẹp mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy, nhưng cái đẹp đó phải biết xuất phát từ nghệ thuật chân chính, nghệ thuật luôn phải đi từ lợi ích và quyền lợi của nhân dân, lợi ích đó đang dần thấm sâu trong những suy nghĩ cũng như bao suy tư mà nhà văn đã thể hiện trong chính tác phẩm của mình.
Đan Thiềm và Vũ Như Tô có lẽ là nhân vật vừa đáng thương và là người vừa đáng trách, vì quá yêu nghệ thuật, quá say mê với nghệ thuật mà quên đi cả thực tế. Và nhà văn đã có lời khuyên ngay trong từ chính nhan đề, sự tỉnh táo và đam mê phải nghĩ đến quyền lợi của nhân dân, hơn thế nữa cần phải biết quan tâm đến lợi ích của nhân dân, phải có những phép ứng xử đúng phép, có văn hóa và phải biết thực tế. Ngay trong chính từ nhan đề đã đặt người đọc vào biết bao nhiêu suy tư, đó là những tình cảm chân thành nhất mà tác giả muốn thể hiện trong chính nhân vật của mình. Và còn thể hiện mối quan hệ giữa người nông dân và người nghệ sĩ.
Người nghệ sĩ chân chính, phải là những người biết nghĩ đến quyền lợi của nhân dân, luôn vì nhân dân, phải biết gắn bó với những lợi ích của nhân dân, quyền lợi đó luôn phải được thấu hiểu, san sẻ.
Trong chính ngay từ nhan đề đã đủ để cho người đọc biết trước một điềm báo trước số phận của hai nhân vật này trong tác phẩm, những người chân chính phải biết bắt nguồn từ những nghệ thuật đơn giản, luôn phụng sự nhân dân, luôn yêu cái đẹp và bắt nguồn từ những điều giản dị nhất.
TRong lời tựa đề mối mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc đời của nhân dân cũng hiện lên rất sâu sắc, đó là mối quan hệ mật thiết với những lợi ích của nhân dân, để xây dựng một cửu trùng đài nhân dân ta phải hy sinh rất nhiều thứ, trong đó có cả máu và nước mắt. Và mâu thuẫn được đẩy lên cao và kết thúc bằng hình ảnh cửu trùng đài bị thiêu trụi, hình ảnh của người nghệ sĩ cũng bị thiêu đốt trong đó, tất cả đó đều gợi lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ thuần túy giữa nghệ thuật và đời sống cho dân chúng.
Kết thúc truyện bằng việc Vũ Như Tô bị giết đó là cách xử lý và kết thúc rất khéo léo, mặc dù, Vũ Như Tô không phải là người trực tiếp bắt nhân dân, nhưng ông là người đã góp phần dựng xây nên Cửu Trùng Đài đó là lý do tại sao mà cuộc sống của nhân dân luôn phải chịu những đắng cay, tủi nhục, biết bao nhiêu khó khăn, sự tàn phá của việc xây dựng lên cửu trùng đài.
Tác giả đã xây dựng nên những tình huống truyện vô cùng hấp dẫn, nó khắc họa sâu sắc nên hình tượng nhân vật vũ như Tô trong việc xây dựng nên cửa trùng đài. Và lời đề tựa như một lời nhắc nhở trước mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống của nhân dân. Mối quan hệ đó cần phải được giải quyết. NGhệ thuật trước tiên phải biết phụng sự cái chung, đó là cuộc sống của nhân dân.
Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc, bởi hình tượng người nghệ sĩ Vũ NHư Tô trong mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống của nhân dân. Chính tác giả đã kết thúc truyện bằng những tình huống hấp dẫn, nhằm khép lại tác phẩm bằng những ý nghĩa thật triết lý cho số phận của người nghệ sĩ với nghệ thuật.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CAM NGHI VE LOI DE TUA KICH VU NHU TO
CẢM NGHĨ VỀ LỜI ĐỀ TỰA KỊCH VŨ NHƯ TÔ
EM HAY CAM NGHI VE LOI DE TUA KICH VU NHU TO
EM HÃY CẢM NGHĨ VỀ LỜI ĐỀ TỰA KỊCH VŨ NHƯ TÔ