Cảm nghĩ của em khi đọc bài “Bàn về Hai Bà Trưng ” của nhà sử học Lê Văn Hưu.
Bàn về Hai Bà Trưng Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay(l). Như thế đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá vương (2). ...
Bàn về Hai Bà Trưng
Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay(l). Như thế đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá vương (2). Tiếc rằng nối sau họ Triệu đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn 1.000 năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, chịu làm tôi tớ cho người phươngBắc, chưa từng biết xấu hổ với hai người họ Trưng là con gái…(3). Ôi, có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy (4).
(Lê Văn Hưu – Trích "Đại Việt sử kí)
Cảm nghĩ của em khi đọc bài “Bàn về Hai Bà Trưng ” của nhà sử học Lê Văn Hưu.
Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn làm quan dưới triều vua Trần Thái Tông. Năm 1272, ông soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm có 30 quyển. Tác phẩm này đã bị giặc Minh cướp đem về Tàu. Trong thế kỉ XV, sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết bộ "Đại Việt sử kí toàn thư” có nhắc lại một vài đoạn bình sử của Lê Văn Hưu trong bộ “Đại Việt sử kí ”, trong đó có bài "Bàn về Hai Bà Trưng”
Bài văn gồm có 4 câu. Câu thứ nhất ca ngợi sự nghiệp anh hùng của Trưng Trắc, Trưng Nhị khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định (40 – 43) giành lại nền độc lập cho nước nhà và lên làm vua: “là đàn bà, hô một tiếng mà Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành trì ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựngnước xưng vươngdễ như trở bàn tay
Câu thứ hai, Lê Văn Hưu khẳng định nước ta có nhiều nhân tài, “có thể dựng được cơ nghiệp bá vương”, nghĩa là dân tộc ta có thể giành được độc lập, xây dựngđất nước cường thịnh.
Câu thứ ba, thứ tư, tác giả chê trách cái hèn của “bọn đàn ông ” nước ta trong khoảng hơn 1.000 năm “chỉ cúi đầu bó tay, chịu làm tôi tớ cho người phương Bắc… Lê Văn Hưu đã dám nhìn thẳng vào lịch sử mà chê trách cái hèn của “bọn đàn ôngnước ta: "Ôi, có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy".
Qua đó, ta thấy lời bình sử của Lê Văn Hưu rất sắc gọn, đanh thép có giá trị kích thích tinh thần dân tộc. Ông không chỉ ca ngợi sự tích anh hùng của Hai Bà Trưng mà còn chỉ rõ cái hèn của bọn đàn ông là nguyên nhân chính đề đất nước bị ngoại bang thống trị.