Cách xây dựng thang bảng lương năm 2018 mới nhất
Cách xây dựng thang bảng lương năm 2018 mới nhất Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương 2018 Cách xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương sẽ giúp các bạn ...
Cách xây dựng thang bảng lương năm 2018 mới nhất
Cách xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương sẽ giúp các bạn kế toán, nhất là các bạn kế toán mới tham khảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định mới nhất về yêu cầu xây dựng thang bảng lương tại các công ty, doanh nghiệp. Chi tiết mời các bạn tham khảo.
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương
Công ty các bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chắc chắn hàng tháng sẽ có trả lương cho người lao động, nhưng....công ty các bạn đã xây dựng THANG BẢNG LƯƠNG, và đã nộp cho phòng lao động chưa? Chưa nộp có bị phạt không?
Cụ thể, gồm các nguyên tắc sau đây khi xây dựng bảng lương:
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
Đồng thời, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ ngày 01/01/2018 theo đúng quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Bởi vậy, việc xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp có một số điểm khác biệt so với bảng lương năm 2017.
Hồ sơ đăng ký thang bảng lương gồm:
1. Hệ thống thang bảng lương
2. Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương
3. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh
6. Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng không yêu cầu)
Đó là bộ hồ sơ để các bạn xây dựng hệ thống THANG, BẢNG LƯƠNG.
BẢNG QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỪNG CHỨC DANH HOẶC
NHÓM CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC TRONG THANG BẢNG LƯƠNG
STT | Chức danh | Trình độ | Kinh nghiệm |
1 | Giám đốc | - Tốt nghiệp đại học trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty |
2 | Phó giám đốc | - Tốt nghiệp đại học trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Có kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty |
3 | Trưởng phó các phòng ban | - Tốt nghiệp đại học trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, và có kỹ năng quản lý, điều hành |
4 | Giảng viên | - Tốt nghiệp đại học trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, và có kỹ năng giảng dạy |
5 | Nhân viên kinh doanh | - Tốt nghiệp trung cấp trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Một năm kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt |
6 | Nhân viên nhân sự | - Tốt nghiệp trung cấp trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Một năm kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt |
7 | Nhân viên kế toán | - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên - Thành thạo tin học văn phòng |
Hai năm kinh nghiệm chuyên môn, thành thạo phần mềm kế toán |
8 | Nhân viên phục vụ (Tạp vụ) | Không yêu cầu | Có sức khỏe tốt |
................., ngày ...... tháng ...... năm ........
Giám đốc Công ty A
(Ký, ghi rõ họ tên)
BẢNG LƯƠNG 2018(Dựa trên Điều 7 của Nghị định 49/2013/NĐ-CP và Nghị định 141/2017/NĐ-CP) |
|
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong |
|
Vùng |
Mức lương (VNĐ) |
I |
3980000 |
II |
3530000 |
III |
3090000 |
IV |
2760000 |
Mức lương thấp nhất của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề |
|
Vùng | Mức lương (VNĐ) |
I |
4258600 |
II |
3777100 |
III |
3306300 |
IV |
2953200 |
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, |
|
Vùng |
Mức lương (VNĐ) |
I |
4471530 |
II |
3965955 |
III |
3471615 |
IV |
3100860 |
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt |
|
Vùng |
Mức lương (VNĐ) |
I |
4556702 |
II |
4041497 |
III |
3537741 |
IV |
3159924 |
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG 2018
-------------
I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU:
Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 3.980.000 đồng/tháng. (Vì thuộc vùng 1)
II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC |
BẬC LƯƠNG |
||||||
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
|
01, Giám đốc |
7,000,000 |
7,350,000 |
7,717,500 |
7,524,563 |
8,508,544 |
||
02. Phó Giám đốc, Kế toán trưởng |
6,500,000 |
6,825,000 |
7,166,250 |
6,946,000 |
7,900,791 |
||
03. Nhân viên kế toán, kinh doanh, kỹ thuật |
5,500,000 |
5,775,000 |
Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng |
||||
04. Nhân viên văn phòng |
4,300,000 |
4,515,000 |
Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5% |
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm .....
(Ký tên và đóng dấu vào đây)
- Trên tờ khai tham gia BHXH thì mức lương: Ghi theo mức lương trong hợp đồng lao động và phụ cấp nếu có
- Nhớ là: Làm 2 bộ để đi nộp nhé và phải đóng dấu giáp lai vào giữa các trang.
- Chú ý: Ngoài thang bảng lương bên trên, các bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau để nộp cho phòng lao động
Trình tự Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp:
- Bước 1: Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
- Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
g) Phí, lệ phí: Không có.
Thay đổi lương tối thiểu vùng, phải đăng ký lại bảng lương?
Qua hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty cổ phần bao bì Việt Nam hỏi: Trong hệ thống thang bảng lương của Công ty có câu "Nếu Chính phủ có văn bản quy định mức lương tối thiểu vùng mới thay thế cho Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng cũ thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng mới Công ty sẽ sử dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhân với hệ số do Công ty áp dụng", vậy, Công ty có phải đăng ký lại thang bảng lương sau mỗi lần tăng lương tối thiểu vùng không? Thủ tục gồm những hồ sơ gì?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương thì thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng và quyết định phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định này; công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp (không phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước).
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở rà soát, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương đảm bảo quy định của Nhà nước và các thảo thuận, quy định của doanh nghiệp.
Theo kiến nghị kèm theo Công văn số 9183/VPCP-ĐMDN nêu trên thì thang lương, bảng lương của Công ty cổ phần Bao bì Việt Nam được quy định bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (điều chỉnh theo lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).
Căn cứ quy định nêu trên và nội dung báo cáo của Công ty thì khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, Công ty có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương đảm bảo quy định của pháp luật lao động. Trường hợp thang lương, bảng lương của Công ty có sự thay đổi thì Công ty gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của Công ty để theo dõi, kiểm tra (không phải đăng ký). Trường hợp thang lương, bảng lương của Công ty không có sự thay đổi thì Công ty không phải gửi lại thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của Công ty.