Cách viết sớ cúng gia tiên
Cách viết sớ cúng gia tiên Hướng dẫn viết sớ cúng gia tiên Văn sớ cúng gia tiên Cúng gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất, thể ...
Cách viết sớ cúng gia tiên
Văn sớ cúng gia tiên
Cúng gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". VnDoc.com xin hướng dẫn các bạn cách viết sớ cúng gia tiên nhanh và chính xác nhất.
Lòng sớ Gia Tiên
Phục dĩ
Tiên tổ thị hoàng bá dẫn chi công phất thế hậu côn thiệu dực thừa chi bất vong thỏa kỳ sở
Tôn truy chi nhi tự
Viên hữu
Việt Nam Quốc:………………………………………………
Thượng phụng
Tổ tiên cúng dưỡng …. thiên tiến lễ gia tiên kỳ âm siêu dương khánh quân lợi nhạc sự kim thần
Hiếu chủ:………………………………………………………………..
Tiên giám phủ tuất thân tình ngôn niệm kiền thủy khôn sinh ngưỡng hà thai phong chi ấm thiên kinh địa nghĩa thường tồn thốn thảo
Chi tâm phụng thừa hoặc khuyết vu lễ nghi tu trị hoặc sơ vu phần mộ phủ kim tư tích hữu quý vu trung
Tư nhân tiến cúng gia tiên
Tu thiết hương hoa kim ngân lễ vật phỉ nghi cụ hữu sớ văn kiền thân phụng thượng
Cung duy
Gia tiên … tộc đường thượng lịch đại tổ tiên đẳng đẳng chư vị chân linh
Vị tiền
… tộc triều bà tổ cô chân linh
Vị tiền
… tộc ông mãnh tổ chân linh
Vị tiền cung vọng
Tiên linh
Phủ thùy hâm nạp giám truy tu chi chí khổn dĩ diễn dĩ thừa thi phủ hữu chi âm công năng bảo năng trợ
Kỳ tử tôn nhi hữu lợi thùy tộ dận vu vô cương tông tự trường lưu hương hỏa bất mẫn thực lại
Tổ đức âm phù chi lực dã
Thiên vận …… niên … nguyệt … nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.
Ý nghĩa của sớ gia tiên
Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong ba ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.
Xưa kia, ngoài những biến cô xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng làm lễ cúng bái gia tiên, kêu cầu khấn vái như: trong làng trong xóm có đám cướp đang hoành hành đốt nhà, cướp của… gia chủ vội vàng khấn lễ tố tiên, cầu cho gia đình mình tai qua nạn khỏi, bọn cướp không đến quấy nhiễu nhà mình. Hoặc đất nước đang thanh bình bỗng có loạn binh đao, giặc trong, thù ngoài đang giày xéo quê hương đất nước,… khi đó con cháu cũng tạ lễ cầu xin tổ tiên phù hộ cho toàn gia tránh được tai ương, những lúc loạn lạc. Làng xóm đang yên lành, làm ăn khoẻ mạnh, bỗng nhiên nạn dịch ập đến, cướp đi sinh mạng con người, con cháu cũng xin với tổ tiên che chở để tránh khỏi căn bệnh hiếm nghèo…
Nhìn chung, trong tâm khảm người Việt Nam luôn luôn tin tương ở sự phù hộ của tố tiên, ông bà, cha mẹ và tin là có sự hiện diện của họ quanh mình, nên mọi việc tốt, xấu xảy ra liên quan đến cuộc sống gia đình, con cháu đều cáo gia tiên.
Cách cúng Gia tiên
Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng làm chủ lễ. Mỗi lần cúng lễ, dù ít dù nhiều bao giờ cũng có «lổ lễ. Thông thường đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả (mùa nào thức nấy) vàng hương và nưỏc lạnh. Trong trường hợp khẩn cấp, đêm hôm khuya khoắt cần phải cáo lễ, dồ lễ có thế giảm đến mức tôi thiểu, chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Cốt là ỏ lòng thành.
Tùy theo hoàn cảnh gia đình chủ giàu nghèo, và tùy tính chất quy mô của từng buổi lễ, mà đồ lễ có thổ gồm thiều thứ như: xôi chè, oản, chuôi hoặc cỗ mặn…, có khi thêm cả hàng mã…
Đồ lễ được sắm đầy đủ đã đặt sẵn lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương cắm vào bál bình hương, rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn.
Trước bàn thờ tổ, gia trưởng kính cẩn phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.
Ngày xưa văn khấn các cụ thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian vẫn có người dùng chữ Nôm, nhất là đốì với những gia đình vị trưởng lão đã qua đời, các con nhỏ chưa biết khấn vái, việc khấn vái trong gia đình do người phụ nữ có tuổi phụ trách. Theo quan niệm của người xưa thì tất cả các nghi lễ đều cấm đàn bà tham gia cúng lễ, nhưng trong hoàn cảnh một sô’ gia đình như chồng đi làm ăn xa hay đã qua đời, thường thì người vợ sẽ đảm đương việc khấn cúng thay con cháu còn nhỏ.
Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ . Cần nhố rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Cũng có gia đình trên bàn thờ có đỉnh trầm, nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm uy nghi. Hương thăp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp sô nén hương theo số lẻ Do không biết chữ Hán, nên văn khấn dùng chữ Nôm để tránh nhầm lẫn ngữ nghĩa chữ nọ chữ kia, hoặc (loạn khấn trước đưa ra sau, làm mất ý nghĩa của văn khấn.
Đặc biệt từ sau khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, chữ quốc ngữ được dùng rộng rãi thay thế chữ Hán và nhất là từ ngày Cách mạng Tháng 8 thành công 1945, hầu hết việc khấn vái dân ta đều dùng tiếng Việt t hay cho chữ Hán. Nói chung, văn khấn bao gồm một số nội dung bắt buộc như nói rõ ngày tháng làm lễ, lý de lễ tạ, ai là người đứng ra lễ tạ, ghi rõ họ tên tuổi, nơi sinh, trú quán, đồng thòi liệt kê lễ vật và cuối cùng là lòi đề dạt cầu xin cho toàn gia quyến.
Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, con cháu trong gia đình (trừ trẻ nhỏ) cũng lần lượt theo thứ bậc tỏi lễ trước bàn thờ bốn lễ rưỡi. Nhưng thường ở những ngày giỗ chạp mọi người trong gia đình mới yêu cầu lễ đủ, ngoài ra chỉ cần gia chủ khấn lễ là được. Ngày nay tại các I hành thị, trong lễ bái có phần đơn giản hóa như người la lấy vái thay lễ. Trước khi khấn vái ba vái ngắn. Khấn xong, vái thêm 4 vái dài và ba vái ngắn thay cho hôn lễ rưỡi.
Tóm lại, trong việc cúng lễ tổ tiên, lòng thành kính phải để lên hàng đầu. Trong lòng mình nghĩ như thế nao quỷ thần đều biết rõ. Việc cúng bái mà xúc phạm đến tổ tiên là thiếu sự hiếu thảo.