Cách viết giấy ra viện
Cách viết giấy ra viện Hướng dẫn cách điền giấy ra viện Cách điền giấy ra viện để hưởng chế độ ốm đau Mẫu giấy ra viện là mẫu giấy được các bệnh viện dùng khi người bệnh đã chữa khỏi bệnh và được xuất ...
Cách viết giấy ra viện
Cách điền giấy ra viện để hưởng chế độ ốm đau
Mẫu giấy ra viện là mẫu giấy được các bệnh viện dùng khi người bệnh đã chữa khỏi bệnh và được xuất viện. Vậy điền giấy ra viện như thế nào để hưởng chế độ ốm đau, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mẫu giấy ra viện
I. Phần thông tin cá nhân:
Ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người bệnh
Ghi số thẻ BHYT của người bệnh (nếu có)
II. Thời gian vào viện, ra viện
Ghi đầy đủ thông tin thời gian vào viện và ra viện của người bệnh.
Thời gian này là căn cứ tính thời gian hưởng chế độ ốm đau
III. Phần chẩn đoán:
1. Đối với các bệnh thông thường: Ghi tên bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
2. Đối với bệnh phải điều trị dài ngày: Ghi mã bệnh theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường bệnh chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
IV. Phần phương pháp điều trị:
1. Đối với các bệnh thông thường: Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
2. Đối với trường hợp phải đình chỉ thai nghén dưới 22 tuần tuổi: Căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai.
3. Đối với trường hợp mang thai từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
V. Phần ghi chú:
1. Ghi lời dặn của thầy thuốc.
2. Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
3. Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là “để dưỡng thai”. Ví dụ: số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai.
4. Đối với trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở lên:
a) Trường hợp đình chỉ thai nghén: ghi rõ đình chỉ thai lưu hay thai bệnh lý.
b) Trường hợp đẻ non: ghi rõ số lượng con trong lần sinh và tình trạng con còn sống hay đã chết.
5. Đối với trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
6. Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.