Cách viết giấy biên nhận tiền đặt cọc
Hướng dẫn ghi giấy biên nhận tiền cọc Hướng dẫn viết giấy biên nhận tiền cọc mới nhất Giấy biên nhận tiền cọc được sử ...
Hướng dẫn viết giấy biên nhận tiền cọc mới nhất
Giấy biên nhận tiền cọc được sử dụng trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận giao nhận tiền và cần ghi chép lại việc giao nhận tiền đó làm căn cứ rõ ràng giữa hai bên, tránh việc xảy ra tranh chấp sau này. VnDoc.com xin hướng dẫn các bạn cách viết giấy biên nhận tiền cọc.
Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc
1. Thông tin bên bán
- Ghi rõ họ tên (được viết bằng chữ in hoa, có dấu).
- Ghi số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp.
- Địa chỉ của người bán.
2. Thông tin về người mua
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa, có dấu).
- Số chứng minh thư, ghi rõ ngày cấp, nơi cấp.
- Địa chỉ của người mua.
3. Thông tin về tài sản mua bán
- Tên tài sản.
- Ghi rõ số lượng cụ thể bằng số và bằng chữ.
- Ghi rõ giá bán bằng số và bằng chữ.
- Tổng giá trị thanh toán bằng số và bằng chữ.
- Ghi số số tiền mà bên mua đã đặt cọc cho bên bán bằng số và bằng chữ.
4. Trách nhiệm của các bên tham gia quá trình đặt biên nhận đặt cọc tiền
- Bên bán sẽ có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để chuyển giao tài sản cho bên mua, ghi rõ thời gian cụ thể để hoàn tất việc chuyển giao tài sản.
- Bên mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán, ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ, ghi rõ thời hạn chi trả số tiền còn lại.
5. Trách nhiệm xử lý khi xảy ra vi phạm
- Bên bán nếu vi phạm hợp đồng sẽ phải trả lại số tiền cọc cho bên mua đồng thời có những bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Bên mua nếu vi phạm hợp đồng thì bên bán không cần có trách nhiệm trả tiền đặt cọc, đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường khấu hao tài sản.
Khi hai bên hoàn thành tất cả những yêu cầu thông tin có trong mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc, hai bên sẽ đọc kỹ lưỡng lại một lần nữa, tránh được những nhầm lẫn, sai sót không đáng có và tiến hành ký vào giấy biên nhận, chính thức pháp lý hóa những thỏa thuận của cả hai bên.