Cách sử dụng kết hợp hàm Vlookup với hàm Left
Bài viết liên quan Việc kết hợp sử dụng các hàm với nhau trong Excel sẽ khiến cho công việc tính toán của bạn trở nên thuận lợi và tăng độ chính xác của phép tính ...
Bài viết liên quan
Việc kết hợp sử dụng các hàm với nhau trong Excel sẽ khiến cho công việc tính toán của bạn trở nên thuận lợi và tăng độ chính xác của phép tính lên rất nhiều. Vlookup là một hàm tra cứu dựa trên điều kiện cụ thể, hàm Left thì lại là một hàng lấy ký tự ở phía bên trái của một chuỗi ký tự. Khi ta kết hợp hai hàm Vlookup và Left này với nhau sẽ giúp cho hàm Vlookup thực hiện tra cứu một cách chính xác, nhanh chóng hơn.
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP HÀM VLOOKUP VỚI HÀM LEFT
Cú pháp và cách sử dụng của hàm Vlookup và hàm Left
Hàm Vlookup: Là hàm tra cứu và trả về kết quả theo hàng dọc.
- Cú pháp: =Vlookup(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]
Trong đó:
+ lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
+ table_array: Vùng dữ liệu tra cứu
+ col_index_num: Thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò.
+ range_lookup: Phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối).
Lưu ý: Đối với giá trị lookup_value ấn F4 3 lần, đối với giá trị table_array ấn F4 1 lần.
Ý nghĩa của việc sử dụng F4
- F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối. Tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng ⇒ $cột$dòng
Ví dụ: $A$8 ⇒ cố định cột A và cố định dòng 8
- F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng - Được hiểu là cố định dòng , không cố định cột ⇒ cột$dòng
Ví dụ: A$8 ⇒ cố định dòng 8, không cố định cột A
- F4 (3lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột - Được hiểu là cố định cột, không cố định dòng ⇒ $cộtdòng
Hàm Left: Là hàm dùng để cắt lấy các ký tự bên trái của một chuỗi ký tự
- Cú pháp:LEFT(text,n)
Trong đó:
+ Text: chuỗi ký tự cần cắt
+ n: số ký tự muốn cắt
Chúng ta sẽ lấy ví dụ để hiểu hơn về 2 Hàm này cũng như cách kết hợp chúng nhé.
Chúng ta có một bảng dữ liệu như hình dưới
Chúng ta sẽ sử dụng hàm LEFT để lấy Mã ngành từ cột Lớp.
Bước 1: Điền vào ô C6 công thức: =LEFT(B6,2). Ý nghĩa của công thức trên là cắt 2 ký tự ở ô B6
Bước 2: Sau đó ấn Enter. Kết quả hiện ra là 2 ký tự CN đã được cắt ra từ chuỗi ký tự CNTT1.
Bước 3: Các bạn kéo từ ô C6 xuống để các ô bên dưới tự động điền công thức và cho ra kết quả tương ứng.
Bước 4: Các bạn điền vào ô D6 công thức: =VLOOKUP($C6,$G$6:$H$10,2,0). $C6 là Giá trị dùng để tìm kiếm, ,$G$6:$H$10 là Vùng dữ liệu tra cứu, 2 là thứ tự cột cần lấy giá trị trong Vùng dữ liệu tra cứu, 0 là phạm vi tìm kiếm mang tính tuyệt đối.
Bước 5: Sau đó ấn Enter. Kết quả hiện ra là Tên ngành tương ứng với Mã Ngành. Các bạn lại kéo xuống để các ô bên dưới tự động điền công thức và cho ra kết quả tương ứng
Bước 6: Các bạn điền vào ô E6 công thức: =VLOOKUP(LEFT(B6,2),$G$6:$H$10,2,0). Chúng ta thay giá trị dùng để tìm kiếm từ $C6 thành LEFT(B6,2).
Bước 7: Sau đó ấn Enter và làm tương tự như bước 5.
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng kết hợp hàm Vlookup với hàm Left. Hi vọng rằng sau bài viết này, các bạn có thể dễ dàng sử dụng kết hợp hàm Vlookup với hàm Left để thuận tiện hơn trong công việc của mình. Nếu trong quá trình thực hiện bạn gặp khó khăn thì đừng ngại hãy comment phía dưới, đội ngũ kỹ thuật của Taimienphi.vn sẽ hỗ trợ bạn.
http://thuthuat.taimienphi.vn/cach-su-dung-ket-hop-ham-vlookup-voi-ham-left-25906n.aspx
Ngoài việc kết hợp với hàm Left, hàm Vlookup còn được kết hợp với hàm IF để giải quyết nhiều bài toán khác nhau, bạn có thể kết hợp hàm Vlookup và IF để tìm các dữ liệu có điều kiện, chi tiết cách kết hợp hàm Vlookup và IF tại đây.