29/01/2018, 11:56

Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Văn khấn xin rút chân nhang Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ Thần Tài Cách rút chân nhang bàn thờ, văn khấn xin rút chân nhang thường được làm vào dịp cuối năm ...

Cách rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Văn khấn xin rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Cách rút chân nhang bàn thờ, văn khấn xin rút chân nhang thường được làm vào dịp cuối năm hay ngày rằm, các gia chủ thường cắt tỉa bớt chân nhang vào ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp. Một số gia đình cũng thay luôn tro hoặc cát trong lư hương. Thủ tục xin chân hương có ảnh hưởng đến sự yên ổn của các bậc bề trên mà còn có tác động đến cuộc sống của gia đình.

Có nên rút chân hương

Cách rút chân nhang

Rút bớt chân nhang là việc nên làm không phải tùy tiện hàng ngày, thích làm lúc nào cũng được đâu. Có 1 nguyên tắc là. Thời điểm tốt nhất rút chân nhang vào các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7. Còn những nơi thắp hương thường xuyên hơn. Bạn nên kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng để rút chân nhang. Thủ tục bạn sẽ được hướng dẫn dưới đây.

Cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài

Vì vậy khi vệ sinh cần phải rất cẩn thận và thành kính. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn cần nắm rõ.

Rút chân hương bàn thờ thần tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.

Văn khấn rút chân nhang bàn thờ Thần Tài

Nếu nhà bạn không thể rút chân hương vào các ngày đề cập phía trên thì bạn có thể kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng.

Bạn hãy khấn bài rút chân nhang dưới đây trước. Sau đó bạn mới tiến hành làm thủ tục cúng ngày rằm nhé

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ,ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........

Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách thay tro bát hương

- Bạn nên dùng tro rơm sạch sẽ tốt hơn là dùng cát. Ở nông thôn, người ta thường dùng rơm tươi ở mùa gặt cuối năm rồi đem phơi sạch sẽ, hóa tro và dùng tro này để thay tro cũ cho lư hương vào mỗi dịp Tết đến. Còn ở thành phố, người ta thường dùng cát sạch mua sẵn ở tiệm đồ thờ cúng để thay.

- Cần lưu ý khi thay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều.

- Chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trài lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ.

- Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ.

- Không đổ đầy cát mới vào lư hương vì nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chân.

- Sau khi bỏ tro mới vào bát hương xong thì chọn 3 – 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.

- Nếu bạn không muốn thay tro mới có thể dùng thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương ra.

- Cần lau dọn sạch ban thờ trước khi đặt bát hương trở lại.

0