Cách nấu chè thập cẩm: Học cách nấu chuẩn vị ba miền
Cách nấu chè thập cẩm ở mỗi miền đều có những nét khác biệt, những gia vị, nguyên liệu độc đáo để tạo ra những hương vị đặc trưng nổi bật. Vậy thì hãy cùng ameovat khám phá trong bài viết này công thức nấu chè thập cẩm ngon chuẩn vị của cả Bắc, Trung, Nam nhé. Cách nấu chè thập cẩm ở mỗi miền ...
Cách nấu chè thập cẩm ở mỗi miền đều có những nét khác biệt, những gia vị, nguyên liệu độc đáo để tạo ra những hương vị đặc trưng nổi bật. Vậy thì hãy cùng ameovat khám phá trong bài viết này công thức nấu chè thập cẩm ngon chuẩn vị của cả Bắc, Trung, Nam nhé.
Cách nấu chè thập cẩm ở mỗi miền đều có những nét khác biệt, những gia vị, nguyên liệu độc đáo để tạo ra những hương vị đặc trưng nổi bật. Vậy thì hãy cùng ameovat khám phá trong bài viết này công thức nấu chè thập cẩm ngon chuẩn vị của cả Bắc, Trung, Nam nhé.
Bạn nên xem thêm:
- Cách nấu chè bưởi
- Cách nấu chè bí đỏ
- Cách nấu chè bắp
- Cách nấu chè khoai môn
Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
Nguyên liệu cần có:
Khoai: Chuẩn bị cả khoai lang và khoai môn để nấu món chè thập cẩm vị miền Bắc này. Khoai môn bạn chuẩn bị ¼ củ, khoai lang chuẩn bị 2 củ cỡ vừa.
Đậu đỏ: Có thể thay đậu đỏ bằng đậu đen đều được. Chuẩn bị 200 gram đậu đỏ.
Bột báng: Bột báng bạn có thể mua tại các cửa hàng làm bánh hoặc các siêu thị. Chuẩn bị 200 gram bột báng.
Nước cốt dừa: Nước cốt dừa bạn có thể vắt trực tiếp hoặc mua loại đóng lon. Chuẩn bị 100 ml nước cốt dừa.
Đường: Đường bạn chuẩn bị tuỳ theo độ ngọt mà bạn muốn thưởng thức. Trung bình với lượng nguyên liệu như kể trên thì bạn chuẩn bị khoảng 200 gram đường.
Ngoài ra bạn cũng chuẩn bị thêm chừng 50 gram dừa tươi nạo sợi, 1 ống vani, 10ml dầu chuối, lá dứa để món chè được hấp dẫn hơn.
Các bước nấu chè thập cẩm vị miền Bắc như sau:
Bước 1: Sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu
Đậu đỏ: Vo sạch, loại bỏ những hạt sâu, mốc nổi trên mặt nước. Vo xong, bạn ngâm đậu trong khoảng từ 4 – 5 tiếng cho hạt đậu ngậm nước, nở mềm.
Bột báng: Cũng tương tự đậu đỏ, bột báng bạn đem rửa kỹ với nước sạch. Rửa xong, cho bôt báng ngâm trong khoảng 30 phút.
Khoai lang và khoai môn: Gọt sạch vỏ phần khoai này sau đo đem rửa sạch và lau khô. Tiếp đó, bạn dùng dao thái khoai thành các khối chừng 0,7 – 1cm.
Bước 2: Nấu chè
Bột báng: Cho phần bột báng vào nồi và đổ nước vào đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, khuấy đều để hạt bột không bị sát đáy gây khê, cháy. Đun khoảng 15 -20 phút cho đến khi viên bột trong suốt thì vớt bột ra bát nước lạnh để ngâm.
Cho đậu đã ngâm vào nồi và đổ nước ngập đậu sau đó đặt lên bếp ninh. Ninh đậu khoảng 30 phút cho đậu chín nhừ nhưng vẫn đảm bảo hạt đậu không bị nát là được. Trước khi tắt bếp, bạn nêm đường + vani vào nồi đậu đen cho vừa vị.
Với phần khoai lang và khoai môn, lá dứa sau khi thái xong, bạn cho vào nồi nước vào và đun cho đến khi khoai mềm. Khi khoai vừa mềm tới, bạn cũng nêm đường vào để khoai có vị rồi tắt bếp.
Thưởng thức chè thập cẩm, bạn múc đậu đen + bột báng + khoai vào chung 1 bát/ly. Tiếp đến, bạn rưới phần nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi + đá bào rồi trộn đều lên và thưởng thức.
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Đậu: 100 gram đậu đỏ, 50 gram đậu phộng, 100 gram đậu xanh
Bột: 100 gram bột nếp, 100 gram bột năng
Dừa: 1 quả dừa tươi, 100 ml nước cốt dừa
Các nguyên liệu khác: đường cát trắng, lá dứa, sữa tươi (200ml)
Các bước nấu chè thập cẩm miền Trung
Bước 1: Sơ chế các loại nguyên liệu
Đậu đỏ: Vo sạch, ngâm nước khoảng 2 tiếng sau đó cho vào nồi ninh nhừ. Đậu nhừ, bạn nêm đường cho ngọt vừa rồi múc riêng.
Đậu xanh: Vo sạch, ngâm nước cũng khoảng 2 tiếng rồi đem đồ chín. Đậu chín, bạn dùng thìa tán nhuyễn sau đó viên lại thành viên nhỏ cỡ viên bi cho thật chắc tay rồi cũng để riêng.
Các nguyên liệu khác: Cho lá dứa vào xay nhuyễn với phần sữa tươi + nước dão dừa sau đó lọc lấy nước. Bắc nồi nước này lên bếp đun cho sôi rồi nêm đường cho vừa vị ngọt. Phần cùi dừa bạn nạo lấy sợi nhỏ. Đậu phộng bạn đem rang chín rồi đập dập
Bột nếp và bột năng: Hoà tan với nước để tạo thành khối nhuyễn mịn. Viên bột thành những viên bi nhỏ sau đó cho vào nồi nước luộc chín. Bột chín, bạn vớt ra và thả vào nước lạnh để viên bột được trắng và ngon hơn.
Bước 2: Thưởng thức
Thưởng thức chè thập cẩm kiểu miền Trung, bạn múc lần lượt phần đậu đỏ + đậu xanh + bột gạo + nước sữa dứa + dừa tươi nạo sợi + đậu phộng sau đó trộn đều và thưởng thức.
Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm miền nam gồm:
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam có phần cầu kỳ hơn rất nhiều so với chè thập cẩm miền Bắc và miền Trung. Để nấu được món chè này ngon thì bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu bao gồm:
100 gram đậu đỏ; 30 gram ngô ngọt; 2 quả chuối chín; 100 gram cốm khô 50 gram bột báng; 50 gram bột thạch rau câu; 100 gram bột mì; 100 gram bột năng; 400 ml nước cốt dừa; 200 gram đường kính/đường cát trắng.
Các bước nấu chè thập cẩm miền nam như sau:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Đậu đỏ: Rửa sạch để loại bỏ hạt sâu lép sau đó đem ngâm với nước lạnh.
Cốm khô: Rửa sạch, ngâm nước chừng 10 phút cho hạt cốm mềm và nở sau đó vớt ra để ráo nước.
Ngô ngọt: tách hạt, rửa sạch để loại bỏ mày ngô sau đó cũng để cho ráo nước.
Chuối chín: Bóc vỏ sau đó tách thành các khoanh tròn cỡ 1cm
Bột: Nhào phần bột mì + ½ bột năng cho kỹ rồi sau đó nặn thành các viên tròn nhỏ như viên bi. Phần bột báng bạn đem rửa sạch sau đó ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút thì vớt ra.
Bước 2: Nấu chè thập cẩm kiểu miền Nam
Đậu đỏ: Bạn đem ninh chín rồi cho vào khoảng 1 thìa cafe đường sau đó đảo đều cho đậu sôi trở lại thì tắt bếp và múc riêng.
Ngô ngọt: Khuấy đều 2 thìa cafe đường vào ½ bát ô tô nước sau đó cho vào nồi cùng với ngô ngọt rồi đun sôi. Khi ngô chín, bạn hoà chừng 20 gram bột năng với nước sau đó đổ lẫn vào nồi ngô và khuấy đều. Chờ tới lúc chè ngô sánh và trong, bạn cho tiếp 50 ml nước cốt dừa vào đun cùng cho đến khi chè sôi trở lại thì tắt bếp.
Cốm khô: Tương tự như các làm với ngô ngọt, bạn cho cốm cùng với nước đường đun sôi sau đó hoà chung với bột năng để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Xong xuôi, bạn tiếp tục cho vào chè cốm 50 ml nước cốt dừa và đun cho đến khi chè sôi thì tắt bếp.
Chuối: Thực hiện tương tự như cách nấu chè cốm và chè ngô ngọt. Sau khi cho bột năng xong, bạn cho tiếp bột báng vào chuối đun sôi rồi mới cho tới nước cốt dừa.
Bột mì: Cho vào nồi nước luộc chín cho đến khi bột trong và nổi lên thì vớt ra và thả vào tô nước lạnh cho viên bột được trắng và ngon hơn.
Bột rau câu: Hoà với đường + 300 ml nước sau đó khuấy đều. Cho phần hỗn hợp này lên bếp đun đến khi sôi thì tắt bếp và đổ ra bát chờ thạch nguội. Làm xong, bạn cho thạch vào ngăn mát tủ lạnh.
Thưởng thức chè thập cẩm kiểu miền Nam, bạn cho chung tất cả các hỗn hợp chè đã nấu + nước cốt dừa + dừa nạo sợi + đá bào và thưởng thức.
Vậy là với ba cách nấu chè thập cẩm trên, bạn đã thưởng thức trọn vẹn được hương vị chè của cả ba miền rồi. Nếu bạn thấy thích món chè nào thì hãy trổ tài làm món chè đó cho cả nhà nhé.
Chuyên mục các món chè ngon trên kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com chúc các bạn thành công với ba cách nấu chè thập cẩm trên đây nhé!