Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh ...
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
Trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Anh lớn mạnh hơn cả, trước hết là ở miền Đông - Nam. Nhiều công trường thủ công : luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ... ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang Hà Lan, Pháp, Đức, I-ta-li-a...
Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành,tiêu biểu là Luân Đôn.
Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
Từ năm 1551 đến năm 1651. số lượng than được khai thác tăng 14 lần. Vào đầu thế kỉ XVII, ở Anh có 800 lò nấu sắt, mỗi tuần sản xuất 3 - 4 tân. Một số xưởng dệt len để thuê hàng nghìn công nhân. Nhiều công ti thương mại hoạt động mạnh ở nhiều nước, nổi tiếng nhất là Công ti Đông Ấn Độ.
Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông cừu cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, có thế lực lớn về kinh tế. Nông dân trở nên nghèo khổ. kéo ra thành thị làm thuê, hay di cư ra nước ngoài.
Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản. quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ quý tộc) dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Tiến trình cách mạng
a) Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.
Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.
b) Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.
Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.
Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II)lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kl XVII
Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
Về ý nghĩa lịch sử của , Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".