26/05/2018, 16:22

Cách luyện viết chữ đẹp

Trước khi chuẩn bị cho con vào lớp 1, mẹ nên tranh thủ chút thời gian để uốn nắn, tạo thói quen viết chuẩn cho con ngay từ ban đầu. Luyện cho con viết chữ đẹp ...

Trước khi chuẩn bị cho con vào lớp 1, mẹ nên tranh thủ chút thời gian để uốn nắn, tạo thói quen viết chuẩn cho con ngay từ ban đầu.

cach luyen viet chu dep

Luyện cho con viết chữ đẹp không khó như nhiều chị em vẫn tưởng. Tuy nhiên, để cho con có được nét chữ đẹp, cha mẹ lại cần phải đặt nền móng ngay từ ban đầu. Ví dụ đơn giản: Những em bé đã có thói quen kẹp chặt bút giữa ngón trỏ và ngón cái, sau dạy lại con cách cầm bút đúng cũng đã rất khó khăn. Do đó, muốn con có được nét chữ đẹp, cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn trẻ ngay từ những ngày đầu cầm bút. Nếu đã có được tác phong chuẩn, việc dạy con viết chữ đẹp sẽ không hề mất thời gian.

5 quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp

Qui tắc 1: Cầm bút đúng cách

- Cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút. Ngón giữa để ở dưới để đỡ bút.

- Bút nghiêng về phía bên vai phải một ngóc 60 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ

- Lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng

- Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm

day be viet chu dep

Cha mẹ thấy con cầm bút sai phải kịp thời sửa chữa, kiên nhẫn chứ không được trách mắng hay doạ đánh vào tay, phạt trẻ. Điều này sẽ khiến các bé gặp áp lực, sợ hãi trong việc cầm bút. Thói quen cầm bút đúng sẽ giúp trẻ viết chữ gọn gàng, đúng chuẩn

Qui tắc 2: Tư thế đúng cách

Tư thế viết đúng cách không chỉ giúp chữ đẹp mà quan trọng hơn, nó có lợi cho sự phát triển bình thường của cột sống và bảo vệ thị lực cho trẻ.

Cách ngồi chuẩn sẽ là:

- Vị trí bàn ngang, gần ngực nhưng không chạm hẳn vào ngực

- Chân ngồi dạng có chiều rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi.

- Lưng thẳng

- Vòng tay rộng mở thoải mái, cái tay, cổ tay đặt trên bàn không bị vướng bới máy tính, sách, thước kẻ hay bất cứ vật dụng gì. Cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay khi viết.

Qui tắc 3: Học chắc các nét cơ bản rồi mới học chữ

Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản: bao gồm nét thẳng (2ly, 4ly) nét xiên, nét móc., nét cong (cong trái, cong phải, cong kín).

tap viet chu dep cho be

Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ.

Qui tắc 4: Mỗi ngày đều phải dành thời gian luyện chữ

Nét chữ cũng như nết người, nếu không lặp đi lặp lại thì sẽ rất dễ quên. Vậy nhưng nếu đã thành thói quen thì lại…khó bỏ. Thời gian đầu dạy con luyện chữ, mẹ cần nhất nhất dành thời gian mỗi ngày đều phải cùng con thực hành. Việc luyện chữ có thể chỉ cần 30 phút mỗi ngày là đủ.

Qui tắc 5: Không tạo áp lực cho con

Não bộ của bé giai đoạn này mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn hạn, vì vậy, mẹ không nên ép con luyện viết trong thời gian quá dài. Hãy để bé dần làm quen với việc luyện chữ đẹp trong thời gian phù hợp, và tăng lên từ từ. Tránh để bé "đánh rơi" hứng thú với môn này và kết quả trở nên tệ hơn.

Mẹ cũng có thể biến môn học khô khan này thành trò chơi thú vị cho trẻ, ví dụ như thi viết chữ, thi vẽ tranh các chữ cái, thi viết chữ đẹp nên trên đất, nền cát…trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều.

(Theo khám phá)

Nếu các bác thấy ưng với quá trình của em thì xin mời các bác đọc tiếp. Nhiều tips trong bài này áp dụng cho cả calligraphy nên nếu theo đúng phương thức thì coi như lợi cả đôi đường.

1. Vì sao phải viết đẹp?

Mấy thằng Tây nó dạy em là học cái gì cũng phải có mục đích, không thì không học. Trước khi tập các bác cần xác định xem mình học để làm gì, học xong được có nhiều hơn mất không, không học thì có ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới không? Có bác thích học để ghi chép, về nhà mở sổ ra vẫn biết mình ghi cái gì, nhưng những bác cả ngày ôm máy tính thì chả việc gì phải biết. Có bác học để cua gái, nhưng mấy bác có vợ rồi thì lại không thấy lý do này thuyết phục cho lắm. Chung quy lại là mỗi người một ý, nhưng ai cũng phải có động cơ chính đáng thì mới nên bắt đầu tập.

Riêng em, chữ viết cũng như một phụ kiện trên người, nó là cái để người khác đánh giá em nên em muốn nó phải đẹp. Ngoài ra em không muốn công nghệ làm mất đi sự liên kết của em với đời sống thực và với những người xung quanh. Viết một cái email thì quá đơn giản, thời này nhìn email chỉ thấy ngán chứ không còn gì thích thú; nhưng nhận được một lá thư hay một vài dòng cảm ơn viết tay thì ai cũng trân trọng. Nhờ viết đẹp (hơn) mà em có động lực viết nhiều hơn cho cả em lẫn người thân. Lý do của em là vậy, còn của bác là gì?

2. Bắt đầu từ cái nhỏ nhất: Cách cầm bút.

Cái nhỏ nhất này thật ra lại là cái khó nhất và mất nhiều thời gian nhất để sửa. Nếu bác đang đọc bài thì em dám chắc là bác đang cầm bút sai kiểu. Cầm thế nào mới đúng? Cách phổ thông nhất là cầm bút bằng ngón cái, trỏ, giữa, 2 ngón còn lại hơi gập lại để tựa lên mặt giấy. Những bác cầm bút bằng 4 hoặc 5 (?) ngón là biểu hiện của vỏ não vận động chưa tiến hoá hết. Nếu đúng là bác cầm bút kiểu vậy thầy thì đừng buồn vì mình giống đười ươi, cái này sửa được.

Bây giờ hãy quan sát cách bác cầm bút bằng 3 ngón. 2 đốt ngón trỏ của bác đang uốn xuống hay uốn lên? Nếu uốn lên là cầm bút sai vì 1 trong 2 lý do: cầm bút quá thấp hoặc cầm bút quá chặt. Cầm bút phải cao đủ để ngòi bút và mặt giấy tạo thành góc 45 độ. Nếu góc này của bác bự hơn vậy, xin đừng thử bút ngòi flex không chỉ mấy bữa là hỏng. Ngoài ra, ngón tay chỉ cần cầm bút đủ chặt để giữ cho bút đúng vị trí, tức là chỉ cần 3 đầu ngón tay là đủ. Hãy tưởng tượng bác đang cầm cục đất nặn. Cầm sao để bỏ tay ra nó vẫn nguyên tình trạng ban đầu, khống sứt sẹo méo mó gì tức là cầm đúng. Làm sao để nhìn tay cầm bút vừa chắc chắn lại vừa thanh thoát thì mới đạt đúng cảnh giới.

Nhưng mà cầm bút lỏng lẻo thế thì viết kiểu gì? Viết được. Thói quen cầm bút chặt là do viết bút bi mà ra. Khác với bút mực, bút bi phải ấn mạnh thì nó mới ra mực, thế nên các cháu cứ học hết lớp 5 là viết không ra gì. Nhưng mà bây giờ các bác đã cải tà quy chính, đứng bên bể khổ nhưng đã quay đầu, bút bi đã vứt hết để quay lại bút mực, mà bút mực thì không cần ấn mực nó cũng ra. Bác thử nhả lực rồi viết mà xem.

Vẫn không viết được? Vậy thì tức là cách cử động tay sai. Cái này hơn khó sửa nên em để riêng thành một phần để nhấn mạnh tầm quan trọng.

3. Tưởng như không thể: Viết bằng vai.

Từ bé trước khi tập viết ta đều tập vẽ trước, vì vẽ nó dễ hơn viết. Chính vì thế nên nếu không có ai dạy thì mình thường mang những kĩ năng vẽ để viết chữ. Khổ nỗi viết khác vẽ rất nhiều, vậy nên mấy kỹ năng này chẳng giúp ích được gì, thậm chí chủ yếu chỉ làm chữ xấu đi.

Em đang nói đến việc dùng ngón tay và cổ tay để viết. Cái này sai, sai hoàn toàn, vì viết bằng ngón tay đồng nghĩa với việc bàn tay bị dính chặt vào một chỗ trên mặt giấy, khoảng cách từ cổ tay đến mỗi chữ là khác nhau nên không thể nào viết đều được. Các từ tiếng Việt ngắn nên ta không để ý đến vấn đề này, nhưng bác thử viết chữ Government là sẽ thấy ngay. Ngoài ra, cử động ngón và cổ tay nhiều, cộng thêm việc dùng bàn tay làm điểm tựa làm nhanh mỏi tay hơn, viết khoảng 1 trang giấy là đã bắt đầu thấy phê. Thói quen này vậy nên phải sửa.

... Và thay vào đó là dùng vai. Hay đúng hơn là dùng cơ vai để viết. Có nhiều lý do cho việc này. 1 là cơ vai khỏe hơn các cơ kia, đỡ mỏi hơn. 2 là do vai xa bút hơn nên cần di chuyển ít hơn để điều khiển bút (nguyên lý đòn bẩy, mặc dù không học Lý từ năm lớp 8 nhưng em vẫn nhớ ☜(゚ヮ゚☜)). Cuối cùng là dùng vai thì toàn bộ ngón tay, cổ tay, và nửa dưới cánh tay sẽ luôn cùng khoảng cách với chữ, chữ sẽ đều hơn, các bác sẽ viết được to hơn và rõ ràng hơn. Nhờ dùng vai viết mà em đi học take note dùng ngòi stub thoải mái, 1.9 em cũng chơi được chứ đừng nói là 1.1.

Viết bằng vai cũng đặc biệt quan trọng trong calligraphy. Nhiều khi trang trí chữ phải có những nét kéo dài từ đầu này đến đầu kia giấy mà lại dùng ngón tay thì còn gì thanh thoát. Copperplate những nét vòng cung của chữ H chữ G cũng kéo dài đến 3 4 dòng, không dùng vai thẳng sao được. Trước khi tập calligraphy của bác ducati, mong các bác hoàn thiện kĩ năng này trước.

Cách tập khá đơn giản, nhưng bỏ một thói quen hình thành từ lâu không phải là dễ nên các bác cần phải kiên nhẫn. Đầu tiên các bác cần giấy, rất nhiều giấy, và tập vẽ vòng tròn   điểm tựa duy nhất với mặt bàn và mặt giấy là móng tay của ngón áp út và ngón út (hơi nhấc bàn tay khỏi mặt bàn). Nam nhi đội trời đạp đất, uống bát rượu to ăn miếng thịt lớn nên các bác cứ vẽ bự vào cho em, mỗi hình tròn 1/4 tờ giấy vào. Cơ quan nhiều giấy lắm, không sợ hết (còn không em nghe giang hồ đồn đại bác Lao Ngo cung cấp giấy miễn phí cho anh em hay sao đó...) mục đích của bài tập này là để quen với cảm giác dùng cơ vai thế nào, cảm giác ngón tay khi đó ra sao để khi viết bé hơn không phải thắc mắc xem mình đang dùng ngón hay dùng vai. Đề phòng các bác quên, em xin nhắc lại là cầm bút phải lỏng, lực vai khoe hơn lực ngón tay nên cẩn thận hỏng ngòi đấy.

Khi đã khá quen với việc dùng vai, các bác có thể chuyển qua chữ để quen nét. Lưu ý giữ nguyên độ lớn chữ, tập nhỏ không giúp ích được gì cả. Nhỏ nhất cũng phải 3 dòng, các chữ cái bé như a c, m, n là 1 dòng, các chữ bự dài như g, h, k, l là 3 dòng. Khi viết hằng ngày cũng cần cố gắng dùng vai nhiều nhất có thể, liên tục tự nhắc bản thân phải dùng vai để viết.

Đây là bước quan trọng nhất trong việc tập viết. Xong được bước này là coi như xong 1/3 chặng đường.

Em viết đến đây mới nhớ ra trong box toàn các bác thế hệ đi trước, không rõ những điều em nói có áp dụng được hay không. Vậy nên em tạm dừng ở đây chờ ý kiến phản hồi xem sao. Cám ơn các bác đã bỏ thời gian xem xét

(Theo handheld)

Luyện chữ viết tay giúp bạn thành công và may mắn hơn

Dưới đây là 8 mẹo dễ dàng với chữ viết tay giúp bạn thành công hơn và tích lũy tiền bạc được đều đặn, chậm chắc.

(Bài viết mang hơi hướng phong thủy)

1. Tạo ra sức mạnh và tinh thần cho chữ viết

Hãy viết một cách có ý thức, hãy hình dung tinh thần của bạn đang tuôn chảy từ bàn tay đến các ngón tay và đi vào bút viết. Nếu ý thức rõ về điều này, bạn sẽ thấy nét chữ của bạn rõ ràng hơn và sắc nét hơn. Hãy viết với 1 áp lực vừa đủ, không quá mạnh, cũng không quá yếu và để ngòi bút của bạn tuôn chảy. Hãy tập trung để tạo ra dòng khí ở các ngón tay.

2. Hãy dùng 1 cây bút tốt trong khả năng của bạn

Bạn không cần phải mua những cây bút được sản xuất với số lượng có hạn của các thương hiệu hàng đầu. Chỉ cần bạn đầu tư vào cây bút bạn viết một cách tốt nhất theo khả năng của bạn. Cây bút truyền tải được tinh thần và cảm xúc của người viết. Bạn càng sử dụng cây bút đặc biệt cho các văn bản và chữ kí của mình thì chữ viết của bạn càng có giá trị.

3. Hãy viết chữ thẳng đứng

Chữ viết thẳng đứng hàm nghĩa sống cho hiện tại. Tệ nhất là chữ viết ngả về phía sau. Người có chữ viết này luôn sống trong quá khứ, luôn nhìn lại phía sau thay vì hướng về phía trước. Họ cũng ít tự tin. Điều này tạo ra các khí mang đến thất bại hơn là thành công. Do đó, hãy cố gắng viết chữ thật thẳng. Nếu chữ bạn ngả về phía trước, điều đó có nghĩa bạn thường tiến về phía trước. Nó không phải là nhìn về tương lai. Ngả về phía trước hàm nghĩa bạn thường không hay chuẩn bị cho công việc đang làm. Chữ viết thẳng cho thấy sự tự tin, công bằng và kiểm soát tốt các tình huống.

4. Giữ khoảng cách nhất quán

Khoảng cách nhất quán hàm nghĩa bạn luôn đi theo kế hoạch. Khi bạn nỗ lực viết đều tay với biên độ thẳng, nó cho thấy đầu óc bạn rất ngăn nắp. Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định và quyết đoán. Những người viết thẳng và khoảng cách nhất quán thường thường có khả năng rất tốt trong việc lên kế hoạch trước và tự mình thực hiện. Những người như thế thường rất năng động và dễ thành công.

5. Nên có nét hất trong chữ

Để thành công, rất cần sự khéo léo và ngoại giao giỏi, do đó chữ viết cần sự uốn lượn một chút. Nếu bạn có nét hất ở chữ viết thì nó có nghĩa là mọi việc bạn làm sẽ có khởi đầu tích cực, do đó nét hất khá cần thiết trong chữ viết tay.

6. Đừng thiếu nét

Nếu bạn viết thiếu nét, có nghĩa là công việc của bạn mới hoàn thành một nửa. Điều đó có nghĩa dự án được bắt đầu nhưng sẽ không có kết quả. Hãy viết chữ thật cẩn thận để thành công.

7. Viết chữ với dấu móc cao

Các dấu móc cao thể hiện ở những chữ cái như f, t, h… Dấu móc cao thể hiện bạn có tầm nhìn xa trông rộng. Nó vừa khơi dậy những giấc mơ thần thánh trong con người bạn, vừa thúc đẩy sự sáng tạo.

8. Ngũ hành cho chữ viết

Biết được yếu tố ngũ hành của chữ viết của mình, bạn có thể có cách tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy vận may của mình.
Chữ viết có yếu tố Hỏa trông hơi nguệch ngoạc và có khoảng cách hẹp, giống như ngọn lửa đang cháy. Đồng thời, chúng hơi cao và hẹp, có rất nhiều góc sắc trong chữ.

Chữ viết có yếu tố Hỏa mang lại sự công nhận. Rất nhiều giám đốc điều hành cấp cao và quan chức chính phủ dùng chữ viết kiểu này. Nếu bạn là người nổi tiếng, muốn dẫn dắt một kiểu công chúng nào đó thì chữ viết này rất thích hợp với bạn.

Chữ viết có yếu tố Kim thì tròn và trông hơi béo. Loại chữ viết này thu hút những người có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Họ sẽ bảo trợ và bảo vệ bạn. Bạn cũng nên sử dụng loại chữ viết này nếu muốn có quyền lực và tầm ảnh hưởng.

Chữ viết mang yếu tố Thổ có xu hướng thấp và góc cạnh. Nó tạo ra mối quan hệ tốt. Đây cũng là chữ viết gặp thuận lợi trong thi cử.
Chữ viết mang yếu tố Mộc có xu hướng cao và góc cạnh với nhiều dấu móc ở trên hơn là ở dưới. Những người có chữ viết này có xu hướng tận hưởng sự may mắn về tăng trưởng vì khí của Mộc mang đến sự tăng trưởng và mở rộng. Từ đó mang đến sự thịnh vượng và giàu có, cộng với sức khỏe tốt và tâm hồn trong sạch.

http://thuthuat.taimienphi.vn/cach-luyen-viet-chu-dep-24829n.aspx
Chữ viết mang yếu tố Thủy có xu hướng uốn lượn và bung tỏa. Chúng có khoảng cách rộng và không phải chữ nào cũng được viết rõ ràng. Người mang chữ viết này rất giàu có hoặc biết cách kiểm soát sự giàu có của mình. Bạn nên học viết chữ mang yếu tố Thủy nếu muốn thu hút thêm may mắn về thu nhập.

(Theo Phong Thủy cho người Việt)


0