28/02/2018, 13:20

Cách làm mưa nhân tạo trên sa mạc

Là một trong các nước khô hạn nhất trên Trái đất, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang cố làm trời đổ mưa trên sa mạc bằng cách cho máy bay bắn các quả "pháo muối" để gây giống các đám mây và tìm cách bóp nặn mọi giọt nước mưa cuối cùng từ những đám mây nhân tạo ấy. ...

Là một trong các nước khô hạn nhất trên Trái đất, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang cố làm trời đổ mưa trên sa mạc bằng cách cho máy bay bắn các quả "pháo muối" để gây giống các đám mây và tìm cách bóp nặn mọi giọt nước mưa cuối cùng từ những đám mây nhân tạo ấy.

Hé lộ cách làm mưa nhân tạo trên sa mạc

Mục tiêu của kỹ thuật gây giống đám mây là nhằm tăng sự ngưng tụ của nước trên bầu trời và làm khởi phát một cơn mưa trút xuống dưới mặt đất. UAE, một đất nước giàu dầu mỏ nhưng thuộc tốp 10 quốc gia khô hạn nhất trên thế giới, hy vọng kỹ thuật này có thể giúp làm tăng lượng mưa hàng năm vô cùng ít ỏi, hiện chỉ đạt 78mm/năm, của mình.

Để đáp ứng nhu cầu nước tăng đột biến do sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và lượng công nhân đông đảo, UAE hiện dựa chủ yếu vào quá trình khử muối, quá trình loại bỏ muối khỏi nước biển để khiến nó có thể dùng được. Tuy nhiên, 33 nhà máy khử muối của quốc gia này hiện mới đáp ứng được 42% nhu cầu nước của họ, theo một báo cáo năm 2013 của Bộ môi trường và nước UAE.

 ở đất nước khô hạn nhất thế giớiCác quả pháo muối được gắn vào cánh máy bay thực hiện nhiệm vụ gây giống đám mây. (Ảnh: Getty Images)

UAE đã theo đuổi kỹ thuật gây giống đám mây suốt hơn 10 năm qua. Cơ quan Khí tượng và địa chấn học quốc gia (NCMS) được giao nhiệm vụ tiến hành chương trình này.

Các chuyên gia dự báo khí tượng của NCMS luôn theo dõi các radar thời tiết để thông báo cho những phi công lái máy bay của chính phủ biết thời điểm cất cánh trong các sứ mệnh làm mưa nhận tạo. "Ngay sau khi họ nhìn thấy xuất có vài đám mây đối lưu hình thành, họ sẽ yêu cầu chúng tôi thực hiện chuyến bay kiểm tra", Mark Newman, một phi công của NCMS cho biết.

 ở đất nước khô hạn nhất thế giới
Các chuyên gia dự báo khí tượng của NCMS luôn theo dõi các radar thời tiết để thông báo cho những phi công lái máy bay của chính phủ biết thời điểm thích hợp để cất cánh cho các sứ mệnh làm mưa nhận tạo.

Ông Newman nói thêm rằng, nhóm thực hiện sứ mệnh sau đó sẽ cố gắng gây giống đám mây nếu gặp các điều kiện thích hợp. Viên phi công này nói, mùa hè thường là khoảng thời gian bận rộn nhất cho các sứ mệnh kiểu này.

Sức mạnh của dòng không khí đi lên quyết định số lượng quả pháo muối dược bắn ra khi máy bay khảo sát nơi đám mây hình thành. Chẳng hạn như, nếu dòng không khi đi lên dịu nhẹ, các phi công sẽ phóng 1 hoặc 2 quả pháo muối. Nhưng nếu có dòng khí đi lên mạnh mẽ, họ sẽ bắn 4 và đôi khi tới 6 quả pháo hóa chất vào đám mây.

 ở đất nước khô hạn nhất thế giới
Các quả pháo muối sẽ được bắn vào những đám mây tiềm năng để làm tăng sự ngưng tụ nước, giúp làm khởi phát cơn mưa. Ảnh: CCTV

Một chuyến bay kéo dài trung bình 3 tiếng đồng hồ, có thể gây giống khoảng 24 đám mây và làm nhà chức trách tiêu tốn tới 5.000 USD. Theo ông Newman, không phải mọi đám mây mà họ gây giống sẽ sản sinh ra cơn mưa, nhưng chúng thường làm được điều đó. Thống kê của NCMS cho thấy, chương trình gây giống đám mây đã giúp làm tăng 30% lượng mưa hàng năm của nước này và một đám mây cỡ trung bình có thể chứa tới 270 triệu galon nước, cung cấp cho mặt đất lượng nước trị giá tới 300.000 USD.

0