Cách làm măng khô vàng đều, mềm ngon ăn Tết
Cách làm măng khô là công thức bảo quản măng độc đáo của bà con các dân tộc miền núi. Không chỉ đơn thuần giúp giữ măng lâu hơn, món măng khô sau khi hoàn thành còn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Để làm măng khô, bạn thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang Ameovat.com như sau. Cách làm ...
Cách làm măng khô là công thức bảo quản măng độc đáo của bà con các dân tộc miền núi. Không chỉ đơn thuần giúp giữ măng lâu hơn, món măng khô sau khi hoàn thành còn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Để làm măng khô, bạn thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang Ameovat.com như sau.
Cách làm măng khô là công thức bảo quản măng độc đáo của bà con các dân tộc miền núi. Không chỉ đơn thuần giúp giữ măng lâu hơn, món măng khô sau khi hoàn thành còn có thể chế biến thành nhiều món ngon. Để làm măng khô, bạn thực hiện theo công thức của kênh như sau.
Bạn nên xem thêm:
- Cách làm ốc xào măng
- Cách làm măng chua
Chuẩn bị nguyên liệu làm măng khô
- Măng tươi: 2 – 3 kg
- Muối ăn: 200 gram
- Dụng cụ cần có: Dao sắc, nồi luộc, sàng hoặc nia để phơi măng
Cách làm măng khô
Bước 1: Làm sạch măng
Sau khi mua măng hoặc đào măng về, bạn đem rửa măng thật sạch để cây măng không còn bám đất. Rửa xong, nhẹ nhàng dùng dao tách toàn bộ lớp áo măng ra khỏi thân măng.
Tách áo măng xong, bạn dùng dao cắt bỏ phần gốc măng già, chỉ giữ lại ngọn măng non. Làm tới đâu, bạn cho luôn ngọn măng vào ngâm trong chậu nước muối pha loãng tới đó để măng ra bớt nhựa, chất độc có trong măng.
Bước 2: Luộc măng
Ngâm măng từ 1 – 2 tiếng sau đó rửa kỹ với nước. Rửa xong, bạn xếp măng vào nồi, đổ nước ngập măng rồi cho 50 – 70 gram muối (tuỳ lượng măng trong nồi) vào chung. Đặt nồi măng lên bếp rồi đun lửa to cho nhanh sôi. Sau khi nồi măng sôi, hạ nhỏ lửa và luộc từ 15 – 20 phút.
Sau thời gian luộc măng trên, bạn chắt bỏ nước và tiến hành luộc măng lần 2 theo đúng quy trình trên. Luộc xong, vớt măng ra và để nguội. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể tiến hành luộc măng lần 3. Tuy nhiên với lần luộc này, nên giảm thời gian và lượng muối luộc măng để tránh măng bị nát.
Bước 3: Thái và phơi măng
Thái măng: Măng nguội hẳn, bạn sẽ tiến hành tới bước thái măng. Đối với măng củ, bạn thái lát có độ dày từ 0,3 – 0,5 cm. Đối với măng lá, bạn thái tuỳ độ dày của cây măng và hết sức cẩn thận để tránh làm vỡ lá măng.
Phơi măng: Thái măng xong, bạn tiến hành xếp các miếng măng dàn đều lên nia hoặc những miếng cót lớn. Xếp các miếng măng với khoảng cách vừa đủ để măng được khô đều khi phơi. Nếu bạn phơi măng dưới trời nắng to thì từ 3 – 5 ngày, bạn sẽ có được mẻ măng khô. Nếu phơi trong điều kiện nắng nhẹ thì thời gian này cần lâu hơn.
Những lưu ý khi chọn và phơi măng khô
Chọn măng để làm măng khô
Nên chọn những củ măng, cây măng còn tươi (tốt nhất là loại vừa đào). Về hình dáng, củ măng cần tròn đều nhau, không cong và còn non. Bạn có thể xác định độ già/non của măng bằng cách bấm nhẹ ngón tay vào gốc măng.
Không nên chọn những củ măng, búp măng có lớp áo (bẹ) màu úa vàng hay dập nát. Khi tách nhẹ lớp áo măng, thịt măng cần có độ trong non tự nhiên, không xuất hiện lốm đốm hay những dấu hiệu bất thường.
Về phần thịt măng, không nên chọn những củ măng có màu trắng hoặc vàng bất thường. Măng tươi cần có mùi thơm của tre tự nhiên, không có mùi lạ.
Lưu ý khi phơi măng khô
Chỉ phơi măng khi măng luộc đã hoàn toàn ráo nước. Nếu bạn phơi măng khi măng còn nước thì măng vừa lâu khô, vừa có thể bị ủng ở bên trong.
Trong quá trình phơi măng, bạn cần lật miếng măng từ 1 – 2 lần/ngày. Nếu bạn phơi đủ nắng và đảm bảo đúng quy trình thì sau thời gian phơi, măng sẽ có màu vàng khô rất tự nhiên.
Vì quá trình phơi ngoài trời rất dễ khiến măng bị bụi bẩn hoặc côn trùng bay vào, do vậy bạn cần chọn nơi phơi măng sạch sẽ, cao ráo. Thường xuyên kiểm tra măng trong suốt quá trình phơi để có thể đảm bảo măng đạt chất lượng cao nhất.
Trong cách làm măng khô trên đây, bạn nên đặc biệt chú ý tới việc chọn và luộc măng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn độc tố có trong măng. Măng khô sau khi hoàn thành nên được bảo quản trong bao nilon kín tại nơi khô thoáng. Bạn có thể sử dụng măng khô quanh năm mà không lo măng bị hỏng hay mốc.