27/02/2018, 22:13

Cách làm mâm cúng Rằm tháng Giêng

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên Tiêu Ngoài bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn, mâm cơm cúng đầy đủ cũng rất quan trọng. Để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu chu đáo nhất, ...

Ngoài bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn, mâm cơm cúng đầy đủ cũng rất quan trọng. Để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Tiêu chu đáo nhất, VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng để thành kính dâng lên tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Tiêu.

Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?

Văn cúng rằm tháng Giêng

Văn khấn lễ dâng sao giải hạn rằm Tháng Giêng

Từ lâu, ông bà ta vẫn thường nhắc nhở con cháu, "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Trong ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ để thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên. Thông thường, mâm cỗ cúng Rằm đầu tiên của năm sẽ gồm có những món ăn giống như các ngày Tết. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào sở thích và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng sao cho phù hợp, quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ. Ngoài ra, để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng các bạn cũng nên tham khảo thêm bài văn khấn Tết Nguyên Tiêu để đọc trong lúc làm lễ.

Dưới đây là một số món ăn VnDoc xin được gợi ý cho các bạn để chuẩn bị cho ngày Rằm tháng Giêng thật tươm tất.

Thực đơn cho mâm cỗ Rằm tháng Giêng

  • Tôm hấp bia và lá sả
  • Thịt kho đông.
  • Canh xương gà hầm khoai tím
  • Bò gân kho gừng
  • Bò băm xay viên sốt hành tây
  • Giò lụa
  • Xôi gấc
  • Chè trôi nước
  • Rau salad
  • Nước ngọt hoặc rượu, bia...
  • Hoa quả các loại

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu

1. Tôm hấp bia sả

  • 500gr tôm nõn sơ chế sạch sau đó cho một thìa cà phê muối vào.
  • Sả tươi cả lá và củ rửa sạch sau đó lót dưới đáy xoong.
  • Cho tôm lên trên sả, đổ một lon bia 300ml vào rồi hấp trong thời gian khoảng 20-30 phút là được.

2. Canh xương gà hầm khoai lang tím

  • Xương gà
  • Khoai tím chuẩn bị 300gr
  • Mộc nhĩ, nấm hương 5-7 cái
  • Gia vị vừa đủ

Xương gà cho vào chần qua với nước sôi sau đó cho vào nồi nước hầm cùng với khoai tím và nấm hương, mộc nhĩ; nêm gia vị nước mắm cho vừa miệng.

Hầm xương gà và khoai tím trong thời gian 30 phút là được.

3. Thịt gân bò kho gừng

  • Chuẩn bị 300gr thịt bò nhiều gân, 1 nhánh gừng, nước mắm và gia vị vừa miệng.
  • Thịt bò thái miếng vuông quân cờ ở cỡ vừa sau đó chần thịt qua nước sôi rồi ướp với gừng thái mỏng và nước mắm trong 15-20 phút cho ngấm gia vị.
  • Sau đó cho vào nồi đun đến khi bò săn lại thì thêm 1 bát nhỏ nước, đun nhỏ lửa đến khi nước cạn và thịt bò gân mềm là được.

4. Thịt bò băm viên sốt hành tây

  • Chuẩn bị 200gr thịt bò băm, 1 củ hành tây, 3 thìa nhỏ dầu hào, 1 thìa nhỏ nước mắm.
  • Hành tây bổ đôi. 1/2 củ băm nhuyễn trộn cùng thịt bò băm và nước mắm. Viên hỗn hợp thịt thành những viên vừa rồi cho vào chảo có dầu nóng, rán cho chín vàng hai mặt.
  • Dầu hào hoà tan cùng 1/2 bát nhỏ nước sau đó đun lên thành nước sốt. Cho thịt bò viên đã rán vào sốt. 1/2 củ hành tây còn lại thái miếng mỏng và cho vào đun cùng. Đun trong thời gian 15 phút là xong.

5. Giò lụa: các bạn có thể tự làm hoặc mua sẵn.

Hoặc các bạn có thể tham khảo thêm cách làm giò lụa ngon tại nhà.

6. Xôi gấc.

Các bạn có thể tham khảo: Cách nấu xôi gấc ngon.

7. Chè trôi nước

  • Chuẩn bị 100gr bột nếp, 100gr đường phên nâu, 1 nhánh gừng.
  • Bột nếp pha với nước và trộn cho đều đến khi hỗn hợp bột bánh không bị dính tay là được.
  • Đường phên chặt thành những miếng nhỏ vừa phải và 1 phần còn lại cho vào nồi cùng 1 bát nước với nhánh gừng thái mỏng rồi đun thành nước chè.
  • Nặn bánh cho mỗi chiếc bánh 1 viên đừng và viên lại thành hình tròn, khi nước đường chè đã sôi ta lần lượt thả những viên bánh trôi vào và nấu đến khi bánh trôi nổi lên là được.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng!

0