Cách làm chân giò hầm thuốc bắc đơn giản nhất
Chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn quen thuộc và khá bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người vừa ốm dậy hay đối với các bà bầu. Để làm thành công món ngon bổ dưỡng này, ngoài việc chuẩn bị các nguyên liệu thật chuẩn, thật kỹ thì công thức thực hiện cũng là điều bạn cần quan tâm. ...
Chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn quen thuộc và khá bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người vừa ốm dậy hay đối với các bà bầu. Để làm thành công món ngon bổ dưỡng này, ngoài việc chuẩn bị các nguyên liệu thật chuẩn, thật kỹ thì công thức thực hiện cũng là điều bạn cần quan tâm.
Chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn quen thuộc và khá bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người vừa ốm dậy hay đối với các bà bầu. Để làm thành công món ngon bổ dưỡng này, ngoài việc chuẩn bị các nguyên liệu thật chuẩn, thật kỹ thì công thức thực hiện cũng là điều bạn cần quan tâm.
Bài viết dưới đây, kênh cẩm nang đời sống a mẹo vặt sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm món chân giò hầm thuốc bắc ngon tuyệt cho cả nhà nhé.
Bạn nên xem thêm:
- Cách làm chân gà ngâm giấm
- Cách nấu cari gà
- Cách nấu bò sốt vang
- Cách nấu bò kho
Nguyên liệu làm chân giò hầm thuốc bắc gồm:
Chân giò lợn: Khi chọn chân giò lợn bạn nên chọn chân giò trước vì chân trước thường có đoạn xương ống ngắn, nhiều thịt và thịt ngon hơn. Nên chọn chân giò còn tươi, màu trắng hồng tự nhiên và không cần quá to.
Thuốc bắc: Thuốc bắc bạn có thể mua ở những cửa hàng thuốc Đông y hoặc những cửa hàng bán thực phẩm chuyên dụng. Thuốc bắc dùng cho món chân giò hầm thường bao gồm táo tàu, hoài sơn, cao kỷ tử, hạt sen, nhãn nhục, kim châm, thục địa.
Các nguyên liệu phụ trợ đi kèm: Ngoài hai thành phần chính là chân giò và các vị thuốc bắc thì để làm được món này, bạn sẽ cần phải chuẩn bị các nguyên liệu khác đi kèm như sau:
- 1 củ sắn nhỏ, 1 củ cà rốt nhỏ
- Nấm Đông cô (khoảng 50 gram), 1 quả dừa xiêm
- Các gia vị cần thiết như bột ngọt, hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm…
Cách làm chân giò hầm thuốc bắc như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chân giò: Chân giò làm sạch lông, móng sau đó xát muối vào phần móng cho sạch và bớt mùi hôi. Rửa sạch chân giò và để ráo nước. Sau khi chân giò đã ráo nước, bạn cho chân giò vào nướng vàng. Bạn có thể nướng theo cách truyền thống là dùng rơm hoặc nếu không có điều kiện, bạn có thể bọc báo vào và nướng trên ngọn lửa của bếp gas.
Sau khi nướng vàng chân giò bạn đem rửa sạch một lần nữa và chặt thành các miếng vừa ăn. Bạn không nên chặt thành các miếng quá to hoặc quá nhỏ vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng của món ăn.
Thuốc bắc: Rửa sạch và để ráo nước.
Cà rốt, sắn: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành những miếng vừa ăn. Bạn không nên cắt thành miếng nhỏ quá vì nếu nhỏ quá thì quá trình hầm lâu có thể làm các nguyên liệu này bị nát.
Dừa xiêm: Chặt và lấy phần nước dão dừa.
Bước 2: Thực hiện hầm chân giò với thuốc bắc
Chuẩn bị nước hầm: Bạn cho toàn bộ phần nước dừa xiêm đã lấy được với khoảng 1 lít nước lọc vào trong nồi hầm. Tiếp đó bạn cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào đun cho đến khi nước sôi và chuyển sang màu nâu đỏ.
Hầm chân giò: Sau khi nước sôi và chuyển sang màu nâu đỏ, bạn cho toàn bộ phần chân giò đã chặt với một chút bột nêm, mắm vào và hầm cho đến khi thịt chín mềm
Sau khi thịt đã chín mềm, bạn tiếp tục cho phần cà rốt, sắn, nấm đông cô vào đun tiếp tục cho đến khi chỉ còn một chút nước. Nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Chân giò hầm thuốc bắc thường được ăn khi còn nóng. Món ăn này rất hợp với những người đang cần bồi bổ cơ thể hoặc sau khi ốm dậy, phụ nữ có thai.
Như vậy là các bạn đã cùng chuyên mục các món ăn ngon làm xong món chân bò hầm thuốc bắc thơm ngon bổ dưỡng rồi đó. Chúc các bạn thưởng thức ngon miệng với món ăn này nhé.