05/02/2018, 09:09

Cách làm bánh trôi đa sắc màu cho ngày Tết Hàn Thực

Ngày 3/3 âm lịch hay còn được gọi là ngày Tết Hàn Thực, đây là ngày mà mọi gia đình đều mua những đĩa bánh trôi bánh chay để dâng lên thắp hương cho ông bà tổ tiên, đây dường như là phong tục tập quán không thể của mỗi gia đình người Việt. Hằng năm các gia đình đã quá đỗi quen thuộc với loại bánh ...

Ngày 3/3 âm lịch hay còn được gọi là ngày Tết Hàn Thực, đây là ngày mà mọi gia đình đều mua những đĩa bánh trôi bánh chay để dâng lên thắp hương cho ông bà tổ tiên, đây dường như là phong tục tập quán không thể của mỗi gia đình người Việt. Hằng năm các gia đình đã quá đỗi quen thuộc với loại bánh trôi có màu trắng với nhân đường đỏ, năm nay hãy thử biến tấu nhỏ với hình thức đa săc màu hơn của những viên bánh trôi, giúp cho phần cỗ thắp hương trở nên thật bắt mắt. Vậy các chị em nội trợ hãy nhanh tay vào bếp với chuyên mục Tối Nay Ăn Gì học cách làm bánh trôi đa sắc màu cho ngày Tết Hàn Thực thêm phần hấp dẫn nhé!

Crepe cũng đơn giản thôi mà

Cách làm bánh tiramisu dễ như ăn kẹo

Cơm rang tôm trứng muối cho bữa sáng tràn đầy năng lượng

 1 1

Nguyên liệu làm bánh trôi:

 2 2

Phần vỏ bánh

Bánh trôi màu đỏ

– 100g bột nếp

– 30g bột năng

– muối

– 1 thìa cà phê dầu ăn

– Phần tạo màu: 100g cơm gấc

– Gấc: cho 1 chút rượu vào bóp kỹ, bỏ hạt và chỉ lấy phần cơm gấc (100g)

– Trộn bột nếp, bột năng, cơm gấc, 1 chút muối (để bánh đậm vị), dầu ăn đều lên với nhau. Vừa trộn, vừa rót nước vào từng ít bột để nhồi bột dần, không cho nước liền 1 lúc vì có thể khối bột hoặc không được ướt đều hoặc nhão quá.

– Nhào bột đến khi vừa tay thì để bột nghỉ khoảng 30 phút. Bột vừa tay nghĩa là bột mịn, dẻo, khối bột đều màu, không bị chảy sệ nhanh và không vãi nước là được.

Bánh trôi màu xanh

– Phần tạo màu: 100g lá dứa

– Lá dứa rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào máy xay cùng 1 chút nước, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, hòa cùng 50ml sữa tươi (để vỏ bánh mềm hơn)

– Khi nhồi bột, không rót nước vào mà trộn bột nếp, bột năng, muối, dầu ăn và rót từ từ nước lá dứa (rót từ từ đến khi bột đủ ướt thì dừng lại, vì tùy từng loại bột mà có thể dùng nhiều hay ít nước, không nhất thiết phải dùng hết lượng nước lá dứa đã xay). Nhồi bột kỹ đến khi bột vừa tay là được, để bột nghỉ 30′.

Bánh trôi màu vàng

– Dùng 1 quả chanh leo bỏ vỏ, đem lọc lấy nước cốt, bỏ hạt, hòa thêm chút nước

– Trộn bột nếp, bột năng, muối, dầu ăn, rót từ từ nước cốt chanh leo vào nhào kỹ, có thể thêm nước cho vừa bột. Để bột nghỉ 30′.

Bánh trôi màu cam

– 100g bí ngô (hoặc khoai lang vàng)

– Bí ngô (khoai lang) gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng nhỏ, đem đi hấp chín, tán nhuyễn.

– Trộn bột nếp, muối, dầu ăn (không cho bột năng), bột bí ngô (hoặc bột khoai lang) ở trên, rót nước từ từ, nhồi bột đều tay. Để bột nghỉ 30′.

Bánh trôi màu tím

– Củ dền rửa sạch, xay nhuyễn, thêm nước để lọc lấy nước cốt màu tím, đun nóng.

– Trộn bột nếp, bột năng, muối, dầu ăn, rót từ từ nước củ dền vào nhào kỹ. (rót từ từ đến khi bột đủ ướt thì dừng lại, vì tùy từng loại bột mà có thể dùng nhiều hay ít nước, không nhất thiết phải dùng hết lượng nước củ dền ở trên). Nhồi bột kỹ đến khi bột vừa tay là được, để bột nghỉ 30′.

Phần nhân bánh

 4 4

– 50g đường mật

– 50g cùi dừa (tùy theo sở thích)

– Đường mật (mua loại cắt sẵn thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh trôi) bỏ ra bát để ngoài khoảng 2 tiếng để viên đường ướt vừa phải, khi luộc bánh, đường sẽ tan hết chứ không còn cục ở giữa.

– Thông thường, người ta chỉ làm nhân bánh trôi bằng đường viên này hoặc không nhân rồi chấm bánh ăn với mật. Tuy nhiên, để món bánh trôi thêm thú vị, bạn có thể chuẩn bị thêm cùi dừa để cho vào nhân, khi ăn sẽ có cảm giác sật sật và vị ngậy béo của dừa.

Cùi dừa cạo bỏ lớp vỏ nâu cứng bên ngoài, đem cắt thành nhiều miếng nhỏ (cỡ bằng 1/3 viên đường)

Cách làm bánh trôi:

Bước 1: Nặn bánh:

– Chia bột bánh trôi thành nhiều phần nhỏ như đầu ngón tay cái bằng cách lăn bột thành thanh tròn dài, sau đó ngắt từng viên bột nhỏ.

Viên bột chỉ nên ướm chừng như ngón tay cái là vừa miệng ăn.

– Mỗi miếng bột làm cùng 1 viên đường mật và 1 viên dừa. Ấn đường và dừa vào giữa miếng bột, vê tròn bánh. Nặn bánh, chỉ nên vê 1 vòng, không nên vê nhiều vòng tránh việc bánh bị nhão khi luộc.

– Xếp bánh vê xong vào khay hoặc mâm chờ luộc bánh

Bước 2: Luộc bánh

– Đun nước đến khi sôi già, thả bánh vào.

Lưu ý: khi lấy bánh từ khay hoặc mâm để bỏ vào luộc, nếu bánh hơi dính vào khay hoặc mâm, bạn chú ý không nhấc thẳng viên bánh lên mà dùng tay cầm nhẹ viên bánh, vừa kéo bánh trên mặt khay chừng 1-2cm, vừa nhấc lên từ từ. Làm như vậy, bánh trôi sẽ được nguyên viên, không bị vỡ hoặc hở nhân ra ngoài.

– Luộc bánh đến khi nào thấy bánh nổi lên hoàn toàn (không phải 3 chìm 7 nổi đâu nhé. Ban đầu, khi thả vào nước, bánh sẽ chìm, rồi sau đó lơ lửng, nổi lên lại chìm xuống. Tuy nhiên, khi nào bánh nổi hẳn mới là chín.) Chú ý để lửa vừa phải khi luộc bánh, nếu lửa to quá bánh sẽ dễ bị vỡ.

– Vớt bánh trôi ra khỏi nồi nước sôi, thả ngay vào bát nước lạnh để bánh không bị nhão và dính bết vào nhau.

– Thả bánh trong bát nước lạnh chừng 2-3′ thì vớt ra đĩa ngay. Vớt bánh vào đĩa rồi gạn hết nước đi để bánh không bị nhão và nhanh thiu.

 5 5

 6 6

Thành phẩm

 7 7

Bánh trôi vớt ra đĩa ráo nước là có thể ăn ngay. Ngoài ra, tùy theo sở thích mà bạn có thể rắc thêm dừa nạo hoặc vừng (vừng trắng đã rang) lên bánh.

– Nếu rắc thêm dừa nạo thì chỉ nên ăn trong ngày, không nên để bánh đến hôm sau, vì dừa nạo nhanh bị ôi, hỏng.

– Nếu rắc vừng, để cho đẹp mắt, bạn dùng 1 chiếc đũa, nhúng vào bát nước, rồi chấm vào vừng, chấm lên chóp của từng viên bánh. Như thế viên bánh sẽ được đẹp mắt và vừng được đều từng viên bánh.

Chúc các bạn thành công với cách làm bánh trôi đa sắc màu này nhé!

Comments

comments

 
0