05/02/2018, 08:51

Cách làm bánh Tét chữ Phát Lộc độc đáo cho ngày Tết

 Bánh Tét là món bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán của Việt Nam đặc biệt là người dân Nam Bộ, nó như một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân nơi đây. Hương vị truyền thống, đậm đà tính dân tộc của bánh Tét đã góp phần làm cho không khí ngày Tết thêm rộn ràng, ấm áp. Vậy ...

 Bánh Tét là món bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán của Việt Nam đặc biệt là người dân Nam Bộ, nó như một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân nơi đây. Hương vị truyền thống, đậm đà tính dân tộc của bánh Tét đã góp phần làm cho không khí ngày Tết thêm rộn ràng, ấm áp. Vậy hãy thử tự tay gói một chiếc bánh Tét có chữ độc đáo để thêm phần may mắn cho gia đình bạn vào năm mới, nhanh tay vào bếp cùng trổ tài với căn bếp toinayangi.vn ngay nào!

 Bánh Tét là món bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán của Việt Nam đặc biệt là người dân Nam Bộ, nó như một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân nơi đây. Hương vị truyền thống, đậm đà tính dân tộc của bánh Tét đã góp phần làm cho không khí ngày Tết thêm rộn ràng, ấm áp. Vậy hãy thử tự tay gói một chiếc bánh Tét có chữ độc đáo để thêm phần may mắn cho gia đình bạn vào năm mới, nhanh tay vào bếp cùng trổ tài với căn bếp toinayangi.vn ngay nào!

LÀM SƯỜN NƯỚNG KHÔNG CẦN LÒ

THỊT BA CHỈ NƯỚNG SA TẾ THƠM LỪNG

SƯỜN NƯỚNG SỐT BBQ

bánh Tét chữ phát lộc đẹp mắtbánh Tét chữ phát lộc đẹp mắt

Nguyên liệu làm món bánh Tét chữ Phát Lộc cho 3-4 người ăn:

– 2kg gạo nếp ngon

– 600g đậu xanh

– Lá cẩm, lá dứa

– Nước cốt dừa, đường trắng, muối

– Lá chuối

– Khuôn chữ cái

Cách làm món bánh Tét chữ phát lộc cho 3-4 người ăn:

Bước 1: Sơ chế  nguyên liệu làm bánh Tét chữ phát lộc

– Gạo nếp vo sạch, ngâm với một chút muối khoảng 6 tiếng rồi vớt ra để ráo nước

– Lá cẩm, lá dứa rửa sạch, đem xay nhuyễn để lấy nước cốt màu tím và xanh. Bạn nhớ để riêng từng loại

– Lá chuối rửa sach từng lá, để ráo nước

– Đỗ xanh đem ngâm khoảng 3 tiếng

Bước 2: Các bước thực hiện món bánh Tét chữ phát lộc

– Đem trộn gạo nếp với nước cẩm và nước lá rứa để tạo màu. Nếp chộn với nước lá cẩm sẽ có màu tím, nếp trộn với nước lá dừa sẽ có màu xanh nhẹ. Bạn nhớ để riêng từng loại

trộn gạo với nước cốt dừatrộn gạo với nước cốt dừa

– Sau đó đem nếp đã trộn với lá cẩm/ lá dừa trộn thêm với nước cốt dừa và một chút đường rồi đem xào lên khoảng 1 tiếng cho màu lá cẩm, lá dừa và nước cốt dừa thấm đều vào hạt gạo

– Đỗ xanh đem hấp chín, sau đó nghiền thật nhuyễn rồi trộn thêm với 1 chút đường. sau đó bạn nặn đậu xanh thành 1 khúc hình trụ, đường kính khoảng 5-6cm, nhớ lăn thật chặn tay để đậu thật mịn khi cắt không bị vỡ

dàn đều nếp lá cẩm radàn đều nếp lá cẩm ra

– Nếp ngâm với lá cẩm bạn đem dàn đều ra một mặt phẳng, sau đó cũng nặn thành khúc hình trụ đường kính khoảng 8-9 cm. nhớ lăn thật chặt tay để hạt nếp bám thật mịn, khi trổ chữ sẽ không bị vỡ

trổ chữ trên nếp cẩmtrổ chữ trên nếp cẩm

– Sau đó cắt khuôn bánh thành từng khoanh dày khoảng 3cm. rồi bạn dùng khuôn chữ cái ấn sâu vào khuôn bánh để tạo chữ hoặc bạn có thể dùng dao nhọn để tạo chữ

trổ chữ trên đậu xanhtrổ chữ trên đậu xanh

– Đỗ xanh bạn cũng cắt thành từng khoanh giống như vậy, rồi cũng dùng khoanh để tạo chữ.

đặt khéo léo chữ  đậu xanh vào khoanh chữ trên nếp cẩmđặt khéo léo chữ  đậu xanh vào khoanh chữ trên nếp cẩm

– Sau đó tách chữ cái đó ra, đặt vào phần khoanh chữ của nếp cẩm, sao cho vừa vặn thật đẹp

– Bạn làm tương tự với nhưng khoanh bánh khác để có đủ 2 chữ phát lộc

dàn đều nếp lá dừa ra lá chuốidàn đều nếp lá dừa ra lá chuối

– Dàn đều phần nếp đã xào lá dứa ra trên miếng lá chuối để gói bánh, sau đó xếp ngay ngắn từng khoanh bánh nếp cẩm lên trên. Bạn nhớ xếp cho đúng thứ tự nhé

xếp ngay ngắn từng khoanh nếp cẩmxếp ngay ngắn từng khoanh nếp cẩm

– Sau đó khéo léo cuộn phần nếp lá dừa lại để bao trọn phần nếp cẩm bên trong.

gói lá chuối lạigói lá chuối lại

– Sau đó gói kín lá chuối ở bên ngoài lại.

dùng lạt gói chặt bánh lạidùng lạt gói chặt bánh lại

– Dùng lạt gói bánh thật chắc lại. xếp bánh vào nồi, đổ ngập nước. đun bánh khoảng 8 tiếng là bánh chín, khi cắt bánh ra sẽ được chữ phát lộc đẹp mắt

Lưu ý khi làm món bánh Tét chữ phát lộc

– Lá chuối bạn nên để cho lá héo bớt đi như vậy lá sẽ mềm và dễ gói hơn

– Bánh này đòi hỏi bạn phải khá khéo tay, phần đậu xanh và nép cẩm bạn phải nặn thật chặt tay như vậy bánh mới đẹp

– Ngoài chữ phát lộc bạn có thể làm những chữ khác ý nghĩa theo ý mình

Bánh Tét có vị thơm của nhẹ của lá dứa, gạo nếp dẻo, vị ngọt nhẹ lại rất đẹp mắt. Món bánh tuyệt vời và độc đáo này chắc chắn không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên trong những ngày cuối năm này. Hãy nhanh tay trổ tài nội trợ để mang thêm may mắn cho gia đình bạn vào dịp năm mới với món bánh hấp dẫn này nào!

Chúc bạn thành công và ăn ngon miệng với món bánh Tét chữ phát lộc nhé!

Comments

comments

 
0