Cách giúp nhà tuyển dụng sàng lọc hồ sơ xin việc hiệu quả
Cách giúp nhà tuyển dụng sàng lọc hồ sơ xin việc hiệu quả Hướng dẫn sàng lọc hồ sơ xin việc Bạn là một nhà tuyển dụng và thường xuyên phải làm công tác tuyển nhân sự mới? Khi bạn đăng một quảng cáo ...
Cách giúp nhà tuyển dụng sàng lọc hồ sơ xin việc hiệu quả
Bạn là một nhà tuyển dụng và thường xuyên phải làm công tác tuyển nhân sự mới? Khi bạn đăng một quảng cáo việc làm, bạn luôn hy vọng sẽ tìm thấy ứng viên hoàn hảo, thích ứng chính xác với những yêu cầu của bạn. Tuy nhiên, thực tế lại không dễ dàng như vậy, để tìm được ứng viên như vậy đòi hỏi nhà tuyển dụng phải nắm rất rõ các tiêu chí tuyển dụng và sàng lọc ứng viên. Và dù bạn có nhận được phản hồi là 20 hay 20.000 CV thì bạn cũng cần phải biết làm thế nào để đánh giá hiệu quả những hồ sơ xin việc đó.
VnDoc.com xin dưới thiệu đến bạn hai cách để có thể giúp bạn sàng lọc hồ sơ ứng viên một cách nhanh chóng và hiệu quả:
Đơn xin việc
Mẫu đơn xin việc phổ biến bằng tiếng Anh
Sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh
1. Xác định rõ các tiêu chí của bạn
Các hồ sơ xin việc mà bạn nhận được đều là độc nhất. Kể cả khi bạn đã yêu cầu các ứng viên điền vào mẫu đơn tuyển dụng hơn là cung cấp một CV, họ vẫn có thể diễn giải các câu hỏi theo những cách khác nhau. Do đó, việc highlight các từ khóa là điều rất quan trọng mà bạn nên lưu ý, nhờ đó bạn sẽ đánh giá một cách nhanh chóng tất cả ứng viên trên một bình diện công bằng.
Nếu như bạn đã tạo nên một bản mô tả công việc hiệu quả, bạn nên có những tiêu chí cơ bản mà bạn sẽ dựa vào đó để chấm điểm các ứng viên. Số lượng tiêu chí bạn dùng sẽ khác nhau với sự phức tạp của vị trí công việc đã được mô tả, bạn nên hướng đến việc thiết lập khoảng 10 tiêu chí rõ ràng.
Các tiêu chí thường được chia thành 3 phần:
- Kỹ thuật: Ứng viên có nền tảng đào tạo về chuyên môn cần thiết hay có các chứng chỉ có liên quan để có thể thành công trong vai trò công việc hay không?
- Kinh nghiệm: Họ có từng làm việc trong một lĩnh vực tương tự trước đây không, hoặc họ có cho thấy được quá khứ thành công khi quản lý một ngân quỹ tương tự?
- Con người: Họ có đưa ra được những ví dụ khi họ sử dụng các kỹ năng giao tiếp hay sự sáng tạo của họ trong một bối cảnh kinh doanh hay không?
Một khi bạn đã có ý tưởng về những gì bạn đang tìm kiếm, hãy xem lướt qua các CV và dừng lại ở một vài CV có những điểm gần với tiêu chí của bạn. Càng nhiều hồ sơ xin việc bạn nhận được, bạn càng phải trở nên cứng rắn để sàng lọc ứng viên một cách sát sườn hơn.
2. Phát triển một biểu mẫu đánh giá sàng lọc
Để dễ dàng hơn cho bạn khi đánh giá mỗi hồ sơ xin việc, bạn nên tạo ra cho mình một bảng biểu để bạn có thể đánh dấu các ứng viên khớp với các tiêu chí nào. Cho dù sử dụng cách thức dùng giấy, bút hay thiết bị điện tử thì bạn cũng nên để các tên ứng viên theo chiều ngang ở trên đầu, các tiêu chí nằm ở phía dưới và sau đó đi lần lượt mỗi CV và cho mỗi tiêu chí đó tối đa 5 điểm (bạn có thể liệt kê những đặc điểm theo mức độ đạt được tiêu chí từ 1 đến 5). Một khi bạn đã đọc qua tất cả các CV và cho điểm tất cả, cộng điểm mỗi cột và bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy ứng viên nào đáp ứng nhiều nhất những yêu cầu của bạn.
Bạn có thể làm bảng sàng lọc ứng viên chi tiết hoặc phức tạp như bạn muốn. Nếu chắc chắn những tiêu chí cơ bản mà bạn đang tìm kiếm quan trọng hơn những tiêu chí khác, bạn có thể cho điểm những yếu tố này là 10 điểm hoặc điểm cao hơn các tiêu chí còn lại, điều đó sẽ thể hiện khi bạn cộng điểm tổng cuối cùng.
Nếu thời gian và nguồn lực cho phép, bạn nên làm cho quy trình này hoàn thiện hơn bằng cách nhờ một người khác trong phòng nhân sự (người có kinh nghiệm tuyển dụng) và người quản lý của phòng ban đang cần tuyển nhân viên. Bạn cũng có thể tìm kiếm một người trong công ty đã từng làm vị trí tương tự trước đây để góp ý thêm cho bạn.
Chúc các bạn thành công!