12/01/2018, 17:11

Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận

Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận Lí lẽ và dẫn chứng là phần chính, phần cốt tuỷ, chủ yếu của văn nghị luận. Các yếu tố tự sự, miêu tả có thể không có. Khi sử dựng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách đích đáng thì sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn hơn, sinh ...

Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận

Lí lẽ và dẫn chứng là phần chính, phần cốt tuỷ, chủ yếu của văn nghị luận. Các yếu tố tự sự, miêu tả có thể không có. Khi sử dựng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách đích đáng thì sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Nên nhớ không thể tùy tiện, lạm dụng.

1. Ý nghĩa

Lí lẽ và dẫn chứng là phần chính, phần cốt tuỷ, chủ yếu của văn nghị luận. Các yếu tố tự sự, miêu tả có thể không có. Khi sử dựng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách đích đáng thì sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Nên nhớ không thể tùy tiện, lạm dụng.

2. Ví dụ:

"Huống chi thành Đại La, Kinh đô cũ của Cao Vương. Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời"...

(Chiếu dời đô - Lý Công uẩn)

"... Đảng ta vĩ đại thật. Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra.

Từ ngày mới ra đời, Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dần lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phán đế, phản phong.

Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta.

(...) Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do"...

(Ngày 5.01.1960 - Hổ Chí Minh)

Sống, sống có ích và sống đẹp

Đến với núi cao, sông dài, biển rộng là để biết cái hùng vĩ của vũ trụ vô cùng. Đến với cỏ nội hoa ngàn, trăng thanh gió mát, là muốn cảm được cái kì diệu của hóa công, đo được cái trong của hồn mình, bày tỏ được cái chí của đời mình. Khắc đá đề thơ vào vách động, lưu bút đến ngàn năm sau, phải là bậc danh sĩ cao khiết ở đời. Tựa như trăng sao vằng vặc vậy. Còn như đúc chuông, tạc tượng, xây chùa dựng am, trồng tháp là sự bày tỏ cái lòng thành của bậc chân nhân, vĩ nhân. Lo cho dân cày thêm ruộng cấy trâu cày, kẻ bần hàn có cơm no áo ấm, được sống yên bình giữa bốn cõi, là cái tài, cái tâm của bậc đống lương, kinh bang tế thế xưa nay.

Lòng vui khi nghe suối reo chim hót. Rơi lệ trước nỗi đau của kẻ nghèo hèn, thao thức vì tiếng khóc của cô nhi quả phụ, hân hoan khi nghe trẻ thơ ca hát vui cười. Đau cái đau của người, vui cái vui của thiên hạ. Ăn một miếng ngon, mặc cái áo đẹp, nơi ở là lâu đài, du ngoạn có xe tứ mã, thế là sang. Nếu thiếu đi một tâm hồn trong sáng, một đời sống tinh thần phong phú, thì chưa hẳn đã hạnh phúc?

Đến với một chân trời xa lạ, một ngọn núi dòng sông, một đảo xa biển biếc,... là được sống thêm một phần cuộc đời tốt đẹp. Gặp gỡ thêm một người bạn hiền tựa như sông suối thêm nguồn, như đứng trên núi cao ngắm trăng, không chỉ cảm được “thanh phong minh nguyệt” mà còn thấy được cái sáng của lòng mình, cái trong của hồn mình, cái thành thực của tình bằng hữu. Tinh bốn phương cao nhã là vậy.

(Tạp hứng ngẫu đàm - Lê Phan Quỳnh)

Sống đẹp với thiên nhiên

  1. Đây chính là tinh thần của hội hoạ phương Đông: cái hồn của tranh chính ở trong không gian, ở trong khoảng trống trên tranh, trong đường nét cô đọng có đắn đo cân nhắc của ngọn bút. Kim Đông Tâm có nói: "Khi vẽ cành cây phải như nghe có tiếng gió thổi".
  2. Đặc trưng của nghệ thuật Nhật Bản có thể tóm gọn trong một câu: "Không có lúc nào nhớ đến bạn bè như lúc ngắm tuyết, trăng, hoa". Khi anh chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tuyết, trăng, hoa hay nói khác đi, khi anh cảm thấy hạnh phúc được gặp gỡ với cái đẹp, khi ấy anh đặc biệt nhớ đến bạn bè: muốn chia sẻ với họ niềm vui. Cảm động trước cái đẹp khơi dậy sự đồng cảm và tình yêu mạnh mẽ trong con người, và khi ấy từ "bạn hữu" trở thành từ 'con người".

Hơn nữa tuyết, trăng, hoa và vẻ đẹp bốn mùa nối tiếp nhau theo quan niệm truyền thống Nhật Bản tượng trưng cho cái đẹp nói chung: đó là sắc đẹp của núi, sông, cỏ cây, của vô vàn hiện tượng tự nhiên, kể cả tình cảm con người.

"Không có lúc nào nhớ đến bạn bè như lúc ngắm tuyết, trăng, hoa". Cơ sở thẩm mĩ của nghi lễ uống chè Nhật Bản (cha-no-yu) cũng chứa đựng ý này: "Lúc sum họp quanh ấm chè cũng là lúc sum họp của tình cảm". Đó là lúc thời tiết dễ chịu, bạn bè quây quần, tâm đầu ý hợp...

3. Nếu như "vabi subi" (đơn sơ, mộc mạc, tự nhiên) được đánh giá cao trong nghi lễ chè với các nguyên tắc "hòa, kính, thanh, tịch" (hài hòa, hay hòa bình, kính trọng, trong sạch và tĩnh mịch) biểu tượng cho sự giàu có của tâm hồn thì phòng chè bé xíu và đơn giản cực kì tượng trưng cho cái gì đó rộng lớn và trang nhã vô biên.

Một bông hoa thể hiện được cái đẹp của hoa hơn cả trăm bông. Ngay từ xưa Ri kiu đã dạy không lấy những nụ đã nở khi cắm hoa. ơ Nhật Bản cho đến bây giờ vào lúc làm nghi lề chè, trong phòng chè chỉ cắm một bông hoa còn chúm chím. Hoa được chọn theo mùa, ví dụ mùa đông thì hoa đông nhỏ bạch ngọc hay hải đường giống ba va bi-xu-kê nổi tiếng, khác các giống hải đường khác ở chỗ bông hoa nhỏ. Chọn lấy một nụ trắng. Màu trắng thanh nhã, trong sạch nhưng cũng là màu hàm súc nhất, nó có trong tất cả các màu khác. Trên nụ hoa, nhất thiết phải có một giọt sương, có thể vẩy nước vào hoa. Vào tháng năm để làm nghi lề chè dùng hoa mẫu đơn cắm vào lọ đá xanh là tuyệt nhất. Nhưng chỉ lấy một bông và phải là bông trắng. Thế nào cũng phải có một giọt sương đọng trên đó. Hơn nữa, không phải chỉ bông hoa mà cả lọ hoa trước khi cắm cũng phải vẩy nước thẫm vào. Khi vẩy nước vào, lọ hoa trở nên tươi tinh hẳn lẽn. Những đường nét hoa văn đậm nhạt, thoải mái trên lọ cổ ánh lên dưới tác dụng của nước ẩm và bắt đầu thở cùng một nhịp với giọt sương trên hoa.

Theo phong tục, trong nghi lễ chè, cốc chén cũng được vẩy nước trước khi dùng để tạo cho nó cái vẻ đẹp tự nhiên...

4. Hòa nhan, ái ngôn: nụ cười trên khuôn mặt, tình yêu trong lời nói.

5.                                Hoa xuân hè rộn trăng thu,

                                    Đông về băng tuyết lạnh trơ.

(Đô-gen- 1200-1253)

6.Còn gì nữa sau khi anh ta khuất!

Hoa xuân, chim núi, hay lá vàng rơi?

(Ri-ô-can 1758-1831) (Trích bài phát biểu của Ca-va-ba-ta trong buổi lễ trao Giải Nô-bel văn chương năm 1968 tại stốc-khỏm - Thuỵ Điển)

Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam

Yêu nước là một tình cảm và tư tưỡng phố biến, dân tộc nào cũng có, riêng gì dân tộc Việt Nam...

Quả thực yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên phổ biến. Chim luyến tổ, cá quen đồng, người sao không yêu quê hương? Quê hương nhỏ là bản làng, ở đó có cha mẹ, anh chị em, có mồ mả ông bà, có bờ ao, bến đò quen thuộc. Quê hương lớn là nước nhà, ở đó có tất cả đồng bào cùng tiếng nói, phong tục, có toàn bộ lịch sử dân tộc gồm những lúc vinh, lúc nhục, lúc vui, lúc buồn đều có nhau; có vầng sao những anh hùng liệt sĩ với những chiến công hiển hách, đạo đức sáng ngời, lòng hi sinh vô hạn; có đền đài, miếu mạo, có núi cao, đồng rộng, sông dài, đủ làm nơi sinh tụ cho giống nòi ta. Quê hương lớn cũng gọi là Tổ Quốc. Người Việt Nam yêu nước Việt Nam.

(...) Tình cảm và tư tưởng yêu nước đều tồn tại ở tất cả các dân tộc trên đời, nhưng tùy nước, tư tưởng ấy sớm hay muộn, đậm hay nhạt khác nhau. Và, xưa nay cuộc đời dâu bể, có dân không còn nước để mà yêu, có nước mãi đến hiện đại mới hình thành. Nội dung lịch sử mỗi nước không nơi nào giống nơi nào. Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam sinh nở và phát triển trong những điều kiện cụ thể riêng của mình, mang đường nét, thực chất và tác dụng đặc sắc mà người Việt Nam cần tìm hiểu thấu đáo để biết được chính mình.

Trần Văn Giàu (Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam)

0