Các quy tắc tính sai số
Ta xét bài toán tổng quát hơn như sau: Xét hàm số u của 2 biến số x và y: u = f(x,y) Giả sử x là xấp xỉ của giá trị đúng X, y là xấp xỉ của giá trị đúng Y và ta coi u là xấp xỉ của giá trị đúng U = f ...
Ta xét bài toán tổng quát hơn như sau: Xét hàm số u của 2 biến số x và y:
u = f(x,y)
Giả sử x là xấp xỉ của giá trị đúng X, y là xấp xỉ của giá trị đúng Y và ta coi u là xấp xỉ của giá trị đúng U = f (X,Y).
Cho biết sai số về x và y, hãy lập công thức tính sai số về u.
Cho biến x ta sẽ ký hiệu Δx = x - X là số gia của x, còn dx là vi phân của x. Theo định nghĩa về sai số tuyệt đối, ta có | Δx | ≤ Δ x
Theo công thức vi phân của hàm nhiều biến ta có:
Mệnh đề 1. Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu bằng tổng các sai số tuyệt đối thành phần.
Chứng minh: Để đơn giản ta xét u= a ± b với các số a, b có giá trị đúng a0, b0 và sai số tuyệt đối Δa, Δb tương ứng.
Khi đó: a0 - Δa ≤ a ≤ a0+Δa
b0 - Δb ≤ b ≤ b0+Δb
Do đó ta có:
(a0 +b0 ) - (Δa+Δb ) ≤ a +b ≤ (a0+ b0 ) + (Δa +Δb)
(a0 - b0 ) - (Δa+Δb ) ≤ a -b ≤ (a0- b0 ) + (Δa +Δb)
Đó chính là điều phải chứng minh.
Trường hợp tổng hay hiệu của nhiều số hạng cũng được xét tương tự.
Ví dụ: Cho a=50,5, b=50,9 với Δa= Δb = 0,05 và u= a-b.
Ta có u=0,4 với Δu = 0,05 +0,05 = 0,1
Vậy δu = 0,1 / 0,4 =25%, hay trừ hai số gần bằng nhau thì hiệu sẽ có sai số tương đối là lớn.
Mệnh đề: Sai số tương đối của một tích hay một thương bằng tổng các sai số tương đối thành phần.
Chứng minh: Xét thương
Giả sử tất cả các số hạng của tích và thương đều dương. Khi đó ta có:
ln u = ln x1 + .. + ln xm – ln y1 - .. – ln yp
Do mệnh đề trong mục 3.3 ta có:
Δ(ln u) = Δ(ln x1 )+ .. + Δ( ln xm )+ Δ( ln y1) +.. + Δ(ln yp )
Và nhờ ví dụ (1.12) ta có:
δu = δx1+ .. + δxm + δ y1 +.. + δyp (đpcm)
Ví dụ: Xét S = d.r với d=5,45 ; r= 2,94 ; Δd = Δr = 0,001
Ta có: δd = 0,0001835; δr = 0,0003401; δS = 0,0005236; S=16,023 nên ΔS=S. δS = 0,0084