26/04/2018, 15:13

Các phương châm hội thoại (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 9 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 16 – Vì sao khi muốn hỏi một điều gì đó...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 16 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Vì sao khi muốn hỏi một điều gì đó tế nhị hay chen ngang lời, ngắt lời người khác, ta thường dùng “Xin lỗi…”?. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 9 tập 1 – Soạn bài Các phương châm hội thoại ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 16 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Vì sao khi muốn hỏi một điều gì đó tế nhị hay chen ngang lời, ngắt lời người khác, ta thường dùng “Xin lỗi…”?. Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 9 tập 1 – Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

1. Bài tập 1, trang 23, SGK.

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như :

a)

 Lời chào cao hơn mâm cỗ.

b)

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

c)

Kim vàng ai nỡ uốn câu,

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì ? Hãy tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Trả lời:

Những câu tục ngữ, ca dao đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.

   Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có rất nhiều câu có nội dung tương tự. Chẳng hạn :

 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

   Em hãy tự tìm thêm những câu khác.

2. Bài tập 2, trang 23, SGK.

Phép tu từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự ? Cho ví dụ.

Trả lời:

Nhằm tuân thủ phương châm lịch sự, thay vì đánh giá một hành động nào đó là dại dột, ta nói : “Hành động không khôn ngoan lắm”. Theo em, khi nói như vậy, ta đã dùng phép tu từ gì ?

3. Bài tập 3, trang 23, SGK.

Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống :
a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là /…/
b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là /…/
c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là /…/
d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…/
e) Nói rành mạch, cẵn kẽ, có trước có sau là nói /…/
Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.

(nói móc, nói mát, nói hớt, ra đầu ra đũa, nói leo)

Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.

Trả lời:

   Em cần đọc kĩ phần giải thích đặt trước từ là để chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Ví dụ : “Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.”.

   Các từ ngữ nêu trong bài tập chỉ những cách nói không tuân thủ phương châm lịch sự và phương châm cách thức. Em hãy dựa vào nội dung của mỗi từ ngữ và mỗi phương châm hội thoại để làm phần bài tập còn lại.

4. Bài tập 4, trang 23 – 24, SGK.

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như:

a) nhân tiện đây xin hỏi ;
b) cực chẳng đã tôi phải nói ; tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua cho ; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói là… ;
c) đừng nói leo ; đừng ngắt lời như thế ; đừng nói cái giọng đó với tôi.

Trả lời:

Để hiểu rõ vì sao đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy, cần chú ý :

a) Điều mà người nói chuẩn bị hỏi có thuộc vào đề tài mà hai người đang trao đổi hay không ?

b) Điều chuẩn bị nói có đụng chạm đến thể diện của người đối thoại hay không ?

c) Những cách nói này báo hiệu điều gì cho người đối thoại ?

5. Bài tập 5, trang 24, SGK.

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào : nói băm nói bổ ; nói như đấm vào tai ; điều nặng tiếng nhẹ ; nửa úp nửa mở ; mồm loa mép giải ; đánh trống lảng ; nói như dùi đục chấm mắm cáy.

Trả lời:

Em có thể tra từ điển để hiểu rõ nghĩa của từng thành ngữ. Ví dụ : nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo nhằm lấn át người khác (liên quan đến phương châm lịch sự).

6. Khi người hàng xóm mở nhạc to quá, em có thể nói như thế nào để cho người nghe vui vẻ mở nhạc nhỏ hơn ? Vì sao em nghĩ như vậy ?

Trả lời:

Thông thường, cách nói nào tôn trọng thể diện của người nghe hơn thì sẽ có tác dụng hơn.

7. Vì sao khi muốn hỏi một điều gì đó tế nhị hay chen ngang lời, ngắt lời người khác, ta thường dùng “Xin lỗi…”?

Trả lời: 

Người ta thường xin lỗi khi làm một điều gì sai, gây ra hậu quả xấu hoặc để người khác phải phiền lòng. Vậy trong trường hợp hỏi người khác điều gì tế nhị lẽ ra không nên hỏi hoặc cắt ngang lời người khác, người ta xin lỗi là có ý gì ?

8. Dựa vào hiểu biết của em về phương châm hội thoại, hãy cho biết lí do gây cười trong truyện sau đây :

CHÁY

   Một người có việc đi xa, dặn con :

– Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé !

   Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:

– Có ai hỏi thì đưa cái giấy này.

   Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

   Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

– Bố cháu có nhà không ?

   Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

– Mất rồi.

  Ông khách sửng sốt:

– Mất bao giờ ?

– Thưa… tối hôm qua.

– Sao mà mất nhanh thế?

– Cháy ạ.

(Truyện cười dân gian Việt Nam, theo Ngữ văn 7, tập hai)

Trả lời:

Trong truyện, có tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”, tức ông khách và đứa bé nói về hai chuyện rất khác nhau, không ăn nhập gì với nhau. Các câu nói của đứa bé vi phạm phương châm quan hệ và đây cũng chính là lí do gây cười của truyện.

9. Hãy cho biết lời nói của anh đầy tớ trong chuyện sau đây có bình thường không.

ĂN NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI

   Một lão nhà giàu thường xấu hổ có anh đầy tớ tính bộp chộp. Lão mới gọi anh ta, bảo :

– Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi chi cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi, nghe không ?

   Anh dầy tớ vâng vâng, dạ dạ.

   Một hôm, lão mặc quần áo sắp đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói :

– Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ, người ta mang tơ bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta, ông mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo. Ông hút thuốc. Tàn thuốc rơi vào áo ông và áo ông đang cháy !

(Trương Chính, Bình giảng ngụ ngôn Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

Trả lời:

Lời nói của anh đầy tớ trong câu chuyện là không bình thường, vi phạm phương châm hội thoại về cách thức. Đây cũng là lí do gây cười của câu chuyện.

0