Các nước Mỹ Latinh
Các nước Mỹ Latinh Khu vực Mĩ Latinh gồm 33 nước. ...
Các nước Mỹ Latinh
Khu vực Mĩ Latinh gồm 33 nước.
Khu vực Mĩ Latinh gồm 33 nước(trong đó một nước ở Bắc Mĩ là Mehicô cùng toàn bộ các nước ở Trung, Nam châu Mĩ và vùng biển Caribê), diện tích trên 20,5 triệu km2, dân số 517 triệu người (2000).
1.Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập
Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc Mĩ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và được xây dựng các chế độ độc tài than Mĩ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.
Tháng 3-1952, với sự giuos đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Chính quyền Batixta xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ (ban hành năm 1940), cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước. Trong bối cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Môncađa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy(26-7-1953). Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Nhân dân Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
Phiđen Cátxtơrô sinh ngày 13-8-1927, là Tiến sĩ Luật. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng chống chế độ độc tài. Sau cuộc tấn công trại lính Môncađa(26-7-1953) không thành, ông bị bắt giam. Ra tù, sang Meehicô, Phiđen tích cực chuẩn bị lực lượng. Đến cuối năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài, thành lập nước Cộng hòa Cuba.
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8-1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh. Nhưng từ thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.
Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải từ bó quyền chiếm kênh đào và trả lại cho Panama vào năm 1999. Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ, các quốc đảo ở vùng biển Caribê lần lượt giành được độ lập : Hamaica, Triniđát và Tôbagô(1962), Guyana, Bácbađốt(1966). Đến năm 1983, ở vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.
Cùng với những hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ỏe Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “ Lục địa bùng cháy”. Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla, Goatêmala, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvado v.v. diễn ra liên tục. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
2.Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền , các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Một) như số nước đã trở thành nước công nghiệp mới (viết tắt theo tiếng anh là NICs) như Braxin, Áchentina,Mêhicô.
Trong những thập kỉ 50-70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế quốc dân bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5% , GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.
Với Cuba , sau khi cách mạng thành công, Chính phủ cách mạng do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu đã tiến hành những cải cách dân chủ( cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài,…). Đến năm 1961, Chính phủ Cuba tuyên bố bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, Cuba đạt được nhiều thành tựu to lớn : từ một nền nông nghiệp độc canh(mía) và nền công nghiệp đơn giản nhất(khai thác mỏ), Cuba đã xây dựng một nền công nghiệp với cơ cấu các ngành hợp lí và nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng (mía, lúa, rau, quả, cà phê, thuốc lá, cao su, chăn nuôi,…). Cuba đạt được nhiều thành tựu cao trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, thế thao…
Đến thập kỉ 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn : sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.
Sự tăng trưởng kinh tế liên tục giảm : 3,9% (1986), 2,7%(1987), 0,3%(1988), -0,5%(1989) và -1,2%(1990). Lạm phát đạt tới con số kỉ lục : 1200%/năm, riêng Áchetina là 4900%/năm. Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD(1989).
Sau thất bại trong vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Mavinnát với Anh)4-1982), chế độ độc tài bị xóa bỏ ở Áchentina, mở đầu quá trìh dân sự hóa chính quyền ở hàng loạt nước Mĩ Latinh khác: Bôlivia(1982), Braxin(1985), Haiti(1986), En Xanvando và Uragoay(1989).
Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn. Lạm phát được hạ từ mức bốn con số xuông còn dưới 30%/năm, một số nước đạt mức lí tưởng như Mêhicô : 4,4% Bôlivia, Chilê : 4,6%,v.v..Đầu tư nước ngoài vào Mĩ Latinh đạt khối lượng lớn : 68 tỉ USD(1993) và trên 70 tỉ USD(1994), đứng hàng thứ hai thế giới sau Đông Á. Tuy nhiên, tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ Latinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm, tham nhũng trở thành quốc nạn đã hạn chế sự phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm khoảng 3%(1991-2000). Nợ nước ngoài là gánh nặng đè lên các nước Mĩ Latinh với 607,2 tỉ USD(1995)
Mâu thuẫn xã hội chủ yếu là do phân phối không công bằng. Số người nghèo ở Mĩ Latinh chiếm tỉ lệ 46% dân số, trong lúc đó hơn 40 người giàu có được xếp vào hàng tỷ phú.