02/06/2018, 22:14
Các loại hoa quả, thực phẩm mang lại may mắn trong năm mới
Niềm tin về lộc may đối với các món ăn đầu năm tồn tại trong quan niệm truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia như một giá trị vô hình. Song, dù khác biệt đến thế nào chăng nữa, mong ước về một năm mới an bình, sung túc và thịnh vượng vẫn luôn là niềm tin được hướng đến vào mỗi dịp đầu năm. Ở ...
Niềm tin về lộc may đối với các món ăn đầu năm tồn tại trong quan niệm truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia như một giá trị vô hình. Song, dù khác biệt đến thế nào chăng nữa, mong ước về một năm mới an bình, sung túc và thịnh vượng vẫn luôn là niềm tin được hướng đến vào mỗi dịp đầu năm.
Ở nước ta, mỗi một vùng miền lại có những quan niệm khác nhau về món ăn may mắn. Nhìn chung lại, tất cả các món ăn được xem là may mắn thường mang những đặc trưng về sắc đỏ, sự đủ đầy, tròn trịa.
Xôi gấc
Màu đỏ thắm của món xôi gấc được xem là điềm may mắn đối với nhiều người Việt. Họ tin rằng nếu ăn xôi gấc đầu năm thì cả năm sẽ luôn gặp vận đỏ và mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái”. Vì thế với nhiều người nội trợ Việt, xôi gấc đã trở thành món không thể thiếu trong mâm cơm đón tết đầu năm của cả nhà.
Bánh chưng, bánh tét
Trong một chiếc bánh chưng hay bánh tét bao quát cả giá trị hình thể lẫn giá trị vật chất. Đó là sự biểu trưng của trời đất, mùa màng, cây lá, vạn vật với gạo nếp trắng, đậu xanh bùi, thịt heo mỡ hành béo ngậy cùng những chiếc lá dong xanh gói trọn một cách khéo léo. Tất cả đã làm nên một tổng thể hoàn hảo để truyền tải ước mong cầu sung túc, dư đầy, thịnh vượng cho một năm mới. Đó là lý do, cứ mỗi khi tết đến, không nhà nào không có bánh chưng, bánh tét trong mâm cơm.
Mâm ngũ quả
Sắc màu của mâm ngũ quả là biểu tượng cho các yếu tố của tự nhiên. Theo đó, ứng với màu vàng là thổ, màu trắng là kim, màu xanh là mộc, màu đen là thủy và màu đỏ là hỏa. Các màu này được phối cùng nhau khi chưng mâm ngũ quả để trở thành biểu tượng của ngũ phúc. Thường, cứ đến những ngày giáp tết, các bà nội trợ trong gia đình phải đơm đầy đủ các loại trái cây có màu sắc theo ngũ hành như trên để tiến hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đón ông bà.
Dưa hấu
Từ "hấu" trong dưa hấu chính là từ đọc trại từ chữ “hảo” có nghĩa là ngon, tốt đẹp. Điều khá trùng hợp là ruột dưa hấu lại mọng nước, có màu đỏ thắm rất đẹp. Chính vì vậy, đã từ rất lâu, trong tiềm thức của người Việt, dưa hấu đã trở thành món ăn mang lại điều may mắn cho các gia đình. Tuy nhiên, ít ai lại bổ dưa mời mọi người vào ngày mồng một tết vì sợ nếu dưa bổ ra nhằm trái không đỏ lại mất hên. Là người nội trợ trong nhà, bạn nên lưu ý điều này. Tốt nhất nên bổ dưa ăn vào ngày mồng hai để đón lộc phúc may mắn.
Rượu
Xưa kia, ông bà ta thường nhấp chén rượu đào thường là rượu cam, rượu quýt để cầu mong có được một năm may mắn, thuận lợi. Tuy nhiên, thứ rượu quý ấy ngày nay đã trở thành của hiếm có và không ít người chọn lấy rượu vang đỏ thay thế. Điều này cũng xuất phát từ quan niệm cho rằng màu đỏ đem lại điềm may cho người sở hữu nó. Trên hết, nó có thể trở thành khúc khai xuân rộn ràng cho mọi bữa tiệc đoàn viên của nhiều gia đình.
Từ những triết lý đơn giản, các món ăn ngày tết đã trở thành một nét truyền thống bản sắc của dân tộc. Hơn thế, nó còn thể hiện sự khát khao và niềm tin tưởng lạc quan của biết bao người dân Việt Nam trên khắp các vùng miền mỗi khi tết đến xuân về.
Ở nước ta, mỗi một vùng miền lại có những quan niệm khác nhau về món ăn may mắn. Nhìn chung lại, tất cả các món ăn được xem là may mắn thường mang những đặc trưng về sắc đỏ, sự đủ đầy, tròn trịa.
Xôi gấc
Màu đỏ thắm của món xôi gấc được xem là điềm may mắn đối với nhiều người Việt.
Màu đỏ thắm của món xôi gấc được xem là điềm may mắn đối với nhiều người Việt. Họ tin rằng nếu ăn xôi gấc đầu năm thì cả năm sẽ luôn gặp vận đỏ và mọi chuyện đều “xuôi chèo mát mái”. Vì thế với nhiều người nội trợ Việt, xôi gấc đã trở thành món không thể thiếu trong mâm cơm đón tết đầu năm của cả nhà.
Bánh chưng, bánh tét
Trong một chiếc bánh chưng hay bánh tét bao quát cả giá trị hình thể lẫn giá trị vật chất.
Trong một chiếc bánh chưng hay bánh tét bao quát cả giá trị hình thể lẫn giá trị vật chất. Đó là sự biểu trưng của trời đất, mùa màng, cây lá, vạn vật với gạo nếp trắng, đậu xanh bùi, thịt heo mỡ hành béo ngậy cùng những chiếc lá dong xanh gói trọn một cách khéo léo. Tất cả đã làm nên một tổng thể hoàn hảo để truyền tải ước mong cầu sung túc, dư đầy, thịnh vượng cho một năm mới. Đó là lý do, cứ mỗi khi tết đến, không nhà nào không có bánh chưng, bánh tét trong mâm cơm.
Mâm ngũ quả
Sắc màu của mâm ngũ quả là biểu tượng cho các yếu tố của tự nhiên.
Sắc màu của mâm ngũ quả là biểu tượng cho các yếu tố của tự nhiên. Theo đó, ứng với màu vàng là thổ, màu trắng là kim, màu xanh là mộc, màu đen là thủy và màu đỏ là hỏa. Các màu này được phối cùng nhau khi chưng mâm ngũ quả để trở thành biểu tượng của ngũ phúc. Thường, cứ đến những ngày giáp tết, các bà nội trợ trong gia đình phải đơm đầy đủ các loại trái cây có màu sắc theo ngũ hành như trên để tiến hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đón ông bà.
Dưa hấu
Từ "hấu" trong dưa hấu chính là từ đọc trại từ chữ “hảo” có nghĩa là ngon, tốt đẹp.
Từ "hấu" trong dưa hấu chính là từ đọc trại từ chữ “hảo” có nghĩa là ngon, tốt đẹp. Điều khá trùng hợp là ruột dưa hấu lại mọng nước, có màu đỏ thắm rất đẹp. Chính vì vậy, đã từ rất lâu, trong tiềm thức của người Việt, dưa hấu đã trở thành món ăn mang lại điều may mắn cho các gia đình. Tuy nhiên, ít ai lại bổ dưa mời mọi người vào ngày mồng một tết vì sợ nếu dưa bổ ra nhằm trái không đỏ lại mất hên. Là người nội trợ trong nhà, bạn nên lưu ý điều này. Tốt nhất nên bổ dưa ăn vào ngày mồng hai để đón lộc phúc may mắn.
Rượu
Ông bà ta thường nhấp chén rượu đào thường là rượu cam, rượu quýt để cầu mong có được một năm may mắn, thuận lợi.
Xưa kia, ông bà ta thường nhấp chén rượu đào thường là rượu cam, rượu quýt để cầu mong có được một năm may mắn, thuận lợi. Tuy nhiên, thứ rượu quý ấy ngày nay đã trở thành của hiếm có và không ít người chọn lấy rượu vang đỏ thay thế. Điều này cũng xuất phát từ quan niệm cho rằng màu đỏ đem lại điềm may cho người sở hữu nó. Trên hết, nó có thể trở thành khúc khai xuân rộn ràng cho mọi bữa tiệc đoàn viên của nhiều gia đình.
Từ những triết lý đơn giản, các món ăn ngày tết đã trở thành một nét truyền thống bản sắc của dân tộc. Hơn thế, nó còn thể hiện sự khát khao và niềm tin tưởng lạc quan của biết bao người dân Việt Nam trên khắp các vùng miền mỗi khi tết đến xuân về.
Yeutre.vn