Các ký hiệu trong máy giặt và trên nhãn mác quần áo cần biết
Không phải quần áo nào cũng giống nhau nên không thể giặt tất cả quần áo với cùng một chế độ giặt. Chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu giặt trên bảng điều khiển máy giặt và trên quần áo, bạn có thể kéo dài tuổi thọ quần áo. Hãy cùng "điểm danh" những ký hiệu giặt thông dụng nhất để lựa ...
Không phải quần áo nào cũng giống nhau nên không thể giặt tất cả quần áo với cùng một chế độ giặt. Chỉ cần hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu giặt trên bảng điều khiển máy giặt và trên quần áo, bạn có thể kéo dài tuổi thọ quần áo.
Hãy cùng "điểm danh" những ký hiệu giặt thông dụng nhất để lựa chọn chế độ giặt máy phù hợp nhất.
Ký hiệu trên máy giặt
Những ký hiệu phổ biến trong máy giặt.
Khác với ký hiệu trên quần áo, ký hiệu trên bảng điều khiển thường kèm theo chữ. Tuy vậy, đôi khi việc lựa chọn chế độ giặt trở nên hết sức khó khăn với người nội trợ vì bảng điều khiển chỉ toàn bằng tiếng Anh. Sau đây là một số ký hiệu cơ bản:
Nhìn hình trên, từ vị trí (12h) hình chữ O theo chiều kim đồng hồ trở đi thứ tự là:
- Hình vuông bên trên gợn sóng Cottons: Chế độ giặt giành cho các loại quần áo cotton.
- Synthetics: Chế độ giặt loại quần áo tổng hợp.
- Synthetics Easy Iron: Chương trình này giúp bạn thuận tiện hơn trong việc là ủi quần áo sau khi giặt bằng cách sử dụng. tốc độ quay chậm hơn để quần áo bớt nhăn.
- Hình bông hoa Delicates: Chế độ giặt cho loại quần áo mỏng.
- Hình cuộn len Woollens: Chế độ giặt cho loại quần áo len.
- Hand Wash: Chế độ giặt tay cho các loại quần áo cần được "nâng niu" để giúp quần áo không bị rách, phai màu hay co vải.
- Hình con bướm Silk: Chế độ giặt giành cho loại tơ lụa.
- Soak: Chế độ giặt ngâm.
- Mini Program: Chế độ giặt nhanh.
- Rinse: Chế độ giũ xả.
- Delicate rinse: Chế độ giũ xả cho loại quần áo mỏng.
- Drain: Xả nước (Thoát nước).
- Spin: Vắt ráo.
- Delicate spin: Vắt ráo cho loại quần áo mỏng, vòng vắt chậm.
*** Những ký hiệu này đa phần được tổng hợp chung từ các loại máy giặt Electrolux.
Ý nghĩa của các ký hiệu giặt là trên các tem nhãn quần áo
Những ký hiệu hướng dẫn cách giặt là trên các nhãn mác này có khi nào khiến bạn bối rối và không rõ phải thực hiện theo như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn các ký hiệu thường gặp trên các tem nhãn quần áo cũng như tư vấn của các chuyên gia về việc làm sao để chăm sóc quần áo của bạn một cách phù hợp nhất.
Lưu ý quan trọng
Ký hiệu giặt tay thường xuất hiện trên các tem nhãn của các sản phẩm trong đó cần sự nâng niu và chăm sóc đặc biệt của chủ nhân, ví dụ như quần áo làm từ lụa hay len dạ. Với những sản phẩm này, bạn nên giặt tay và sử dụng dạng nước xả vải được thiết kế riêng, phù hợp với chất liệu vải này hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước xả vải thân thiện với môi trường không chứa enzymes, chất tẩy hoặc chất làm sáng màu.
OMO cung cấp cho bạn một danh sách đầy đủ chất xả vải, ví dụ: sản phẩm Comfort dành riêng cho lụa và len dạ. Bạn chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng những sản phẩm này là có thể biết cách chăm sóc quần áo cho mình và cả gia đình rồi.
Sử dụng chất tẩy trên các tem nhãn hướng dẫn giặt là quần áo
Ký hiệu hướng dẫn sử dụng chất tẩy là một hình tam giác cho bạn những gợi ý trong những điều kiện nào bạn có thể sử dụng chất tẩy cho sản phẩm.
Chất tẩy: Một hình tam giác không có ký hiệu gì ở bên trong cho biết có thể sử dụng bất cứ loại chất tẩy nào với loại quần áo này nếu cần thiết.
Chỉ sử dụng chất tẩy không chứa Clo: Một hình tam giác với hai vạch kẻ song song cho biết bạn chỉ nên sử dụng những chất tẩy không có chứa Clo cho quần áo của bạn. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra thành phần trong chất tẩy xem liệu nó có chứa Clo không.
Không sử dụng chất tẩy: Hình tam giác đen với 2 vạch kẻ chéo có nghĩa "Không sử dụng chất tẩy" – Bạn không nên sử dụng bất cứ thành phần hóa học nào để tẩy với dạng vải sợi này.
Ký hiệu giặt là: Những hướng dẫn cơ bản về cách giặt quần áo trên tem sản phẩm
Biểu tượng Giặt: được thể hiện qua hình một chiếc chậu đựng đầy nước. Biểu tượng Giặt cho bạn biết quần áo nên được giặt ở mức nhiệt độ hoặc chế độ giặt như thế nào là phù hợp với sản phẩm của bạn.
Biểu tượng nhiệt độ: Bên trong biểu tượng "Giặt bình thường", sẽ có ký hiệu mức nhiệt độ tương ứng, được thể hiện từ 1 đến 6 chấm cho bạn biết quần áo của bạn nên được giặt ở nhiệt độ nào.
- Một chấm: 30 độ C
- Hai chấm: 40 độ C
- Ba chấm: 50 độ C
- Bốn chấm: 60 độ C
- Năm chấm: 70 độ C
Biểu tượng chống nhăn: Biểu tượng chống nhăn được thể hiện qua một đường kẻ gạch dưới biểu tượng giặt bình thường. Các chất liệu chống nhăn đã được qua xử lý hóa chất nhằm đảm bảo quần áo của bạn không bị nhăn và nhàu và lưu giữ được dáng áo, quần. Nếu quần áo của bạn đã qua xử lý chống nhăn, điều này có nghĩa bạn không cần phải là chúng.
Biểu tượng quay nhẹ nhàng: Biểu tượng quay nhẹ nhàng có hai đường kẻ gạch dưới biểu tượng giặt chuẩn. Ký hiệu này thường được sử dụng cho quần áo làm từ chất liệu như tơ, tằm, lụa hoặc những sản phẩm dễ bị hư hại nếu máy giặt quay mạnh (ví dụ như tất da chân, vải satin, voan, v.v..).
Biểu tượng giặt tay: Ký hiệu giặt tay gồm có ký hiệu Giặt chuẩn và một bàn tay đặc trong chậu nước. Với những quần áo có đính kèm ký hiệu này, bạn được khuyến cáo không nên dùng máy giặt mà chỉ nên giặt tay để đảm bảo chất giặt tẩy được ngấm đều và làm sạch sản phẩm một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn sử dụng loại bột giặt được thiết kế cho việc giặt tay, để không làm hại da tay của bạn cũng như giữ an toàn cho quần áo.
Biểu tượng không được giặt: Biểu tượng này bao gồm ký hiệu Giặt thông thường kèm hai đường gạch chéo. Nếu tem nhãn hướng dẫn có biểu tượng không được giặt sản phẩm này, thì bạn cần mang ra tiệm giặt là khô trong trường hợp quần áo của bạn bị bẩn và bám bụi. Bạn có thể xem hướng dẫn cụ thể ở mục biểu tượng giặt khô ở bên dưới.
Hướng dẫn là và sấy khô quần áo
Biểu tượng sấy khô: Biểu tượng sấy khô cơ bản gồm một ô vuông và một vòng tròn bên trong.
Cũng giống như ký hiệu giặt, số lượng chấm tròn bên trong biểu tượng sấy khô sẽ cho bạn biết nhiệt độ sấy cũng như việc điều chỉnh chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Ba chấm tròn nghĩa là nên "Sấy ở Nhiệt độ cao", Hai chấm nghĩa là "Sấy ở Nhiệt độ thường" và Một chấm nghĩa là "Sấy ở Nhiệt độ thấp".
Không sấy khô: Khi một sản phẩm được ký hiệu "Không sấy khô" với hai đường kẻ chéo trên biểu tượng sấy cơ bản, bạn được khuyến cáo không nên sử dụng bước sấy khô, chỉ nên treo quần áo trên mắc phơi hoặc giá phơi và để khô tự nhiên.
Biểu tượng sấy khô dành cho quần áo không nhăn: ký hiệu này bao gồm một đường kẻ gạch dưới biểu tượng máy sấy. Với những quần áo có đính kèm ký hiệu này, thì nên được sấy ở chế độ "Permanent Press" tức chế độ dành cho quần áo không nhăn.
Biểu tượng sấy khô, chế độ nhẹ nhàng: Ký hiệu này sử dụng hai đường kẻ. Nếu trên quần áo của bạn có ký hiệu này, bạn nên đặt sấy ở chế độ nhẹ nhàng.
Ký hiệu là quần áo trên tem hướng dẫn
Ký hiệu bàn là/bàn ủi.
Để giúp bạn không bị bối rối bởi quá nhiều các ký hiệu, biểu tượng Là/ Ủi quần áo sử dụng hình chiếc bàn là (bàn ủi) kiểu truyền thống.
Biểu tượng là cũng sử dụng những dấu chấm để tượng trưng cho mức độ nhiệt độ cần thiết cho sản phẩm áo quần của bạn.
- Là/ Ủi ở Nhiệt Độ Cao: Ba chấm tròn nghĩa là sản phẩm của bạn có thể là ở nhiệt độ cao.
- Là/ Ủi ở Nhiệt Độ Trung Bình: Hai chấm tròn nghĩa là quần áo của bạn có thể là ở nhiệt độ Thường.
- Là/ Ủi ở Nhiệt Độ Thấp: Một chấm nghĩa là quần áo của bạn có thể là ở nhiệt độ thấp.
Biểu tượng Giặt Khô
Giặt khô: Biểu tượng giặt khô sử dụng một vòng tròn.
Giặt khô thường: Những quần áo mà bạn nên giặt khô trong điều kiện thường sẽ có ký hiệu "F" bên trong một vòng tròn.
Chỉ giặt khô: Biểu tượng chỉ giặt khô sử dụng ký hiệu chữ "P" bên trong một vòng tròn.
Không giặt khô: Ký hiệu này bao gồm một vòng tròn với hai đường kẻ chéo. Với những sản phẩm quần áo có sử dụng ký hiệu này, bạn không nên giặt khô.
Hiểu rõ những thông số này sẽ giúp bạn hiểu được về trang phục của mình hơn, để dễ bảo quản và sử dụng đúng cách, nằm tăng thêm độ bền, đẹp cho sản phẩm.