13/01/2018, 10:25

Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn hay lớp 8

Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn hay lớp 8 Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài…" – Bài tập số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Vĩnh Long Sống ở trên đời không ai tự nhiên mà có được tài năng, tự nhiên trở thành con người hữu dụng cho xã ...

Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn hay lớp 8

Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài…"  – Bài tập số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Vĩnh Long

Sống ở trên đời không ai tự nhiên mà có được tài năng, tự nhiên trở thành con người hữu dụng cho xã hội được. Muốn đạt được thành công đó, ta phải có một thời gian rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng bản thân. Nhằm khuyên răn nhắc nhở con cháu phải biết tu dưỡng tính tình, biết khắc phục những thiếu sót để phát huy cái hay cái đẹp sẵn có ngày càng trở nên hoàn thiện, toàn mĩ hơn, ca dao ta có câu:

“Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 

Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi”.

Ta hiểu lời trên như thế nào cho chính xác?

Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quý, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì liệu viên ngọc đó có sáng chói, rực rỡ và có giá trị như thế không?

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 

Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi

Từ viên ngọc ta nghĩ đến con người cũng vậy. Ngay từ nhỏ nếu ta được sự giáo dục của cha mẹ, của nhà trường… thì ta đã tiếp thu những đức tính tốt để sau này ra đời ta sẽ là người tốt. Là con người ai cũng có thể là người tốt, “nhân chi sơ tính bổn thiện”, nếu ta biết phát huy những cái thiện, khắc phục những cái xấu thì chắc chắn ta sẽ là người có phẩm chất cao đẹp. Phẩm chất, nhân cách này ta phải tự rèn, sửa chữa một cách thường xuyên, chi cần chúng ta dừng lại một thời gian thì nó sẽ bị thói hư tật xấu che lấp đi, lúc đó liệu ta còn giữ được cái tốt đẹp trước nữa không? Tài năng của con người cũng vậy, đều phải do ta tập luyện. Mặc dù “thiên tài bẩm sinh” là do con người tự sẵn có, nhưng nếu ta biết bồi dưỡng, rèn luyện thêm cho tài năng ấy ngày càng tinh vi sắc sảo hơn thì tài năng kia sẽ vượt bậc, đáng trân trọng. Ngược lại, có được tài năng mà ỷ lại, coi thường không quan tâm chăm sóc rèn luyện thì một ngày nào đó tài năng kia cũng bị lụi tàn không ai sử dụng nữa.

Người học sinh được trời phú cho tính thông minh, nếu biết phát huy tính thông minh ấy bằng cách chịu khó, siêng năng, học hỏi, nghiên cứu thêm sách vở, bạn bè… thì chắc rằng sẽ vươn cao hơn, như viên ngọc được mài giũa lấp lánh và sẽ được mọi người yêu thích. Trái lại, nếu người học sinh thông minh kia lười biếng, coi thường, không chịu khó học tập thì tính thông minh ấy sẽ lu mờ dần, thoái hóa, đôi khi còn trở nên ngu ngốc thua kém bạn bè, chẳng khác nào như viên ngọc không được mài giũa.  

Lời ca dao trên là một bài học sâu sắc nhắc nhở chúng ta cần phải biết phát huy những cái hay, cái tốt đẹp vốn sẵn có để nó được đẹp hơn, tốt hơn nữa. Đối với học sinh ngày nay lời dạy này vô cùng quý báu nhằm giúp cho các em có ý thức trong việc rèn luyện để ngày càng tiến bộ trong học tập cũng như trong đạo đức, nhân cách, nhất là biết cách phát huy tài năng sẵn có của mình để tu dưỡng góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng đất nước.

Ca dao có câu "Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài…"  – Bài tập số 2

Sau lũy tre xanh, trên những cánh đồng lúa chín, nhân dân lao động Việt Nam âm thầm sáng tác nên kho tàng ca dao tục ngữ đặc sắc. Âm điệu mượt mà của ca dao đã đi vào hồn ta từ thuở nằm trong nôi. Đó là tiếng nói tâm tình rất giàu cung bậc. Ca dao không chỉ là tiếng nói trữ tình, là điệu buồn vui trongcuộc sống mà còn là những Lời răn dạy êm đềm giàu sức thuyết phục:

   "Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi"

   Quả là một lời vàng ngọc giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa về việc giáo dục con người. Chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao này.

   Trước hết, hình ảnh viên "ngọc" gợi cho nghĩ đén một món trang sức rất quý giá, long lanh đẹp mắt. Câu ca dao như gợi ta nghĩ đến một quá trình rèn luyện, mài giũa của người thợ từ lúc viên ngọc còn ẩn trong viên đá thô sơ, tầm thường cho đến khi hình thành được viên ngọc long lanh. Câu ca dao vừa ca ngợi công trình mài giũa ấy, đồng thời giả định nếu không có sự giũa kia thì làm gì hình thành được viên ngọc quý. Như vậy là không có viên ngọc sáng đẹp ẩy, viên đá vẫn là viên đá vô dụng.

 Câu ca dao ấy gợi cho ta nghĩ về con người. Từ nhỏ, nếu khống qua sự giáo dục rèn luyện của gia đình và nhà trường, ta cũng như viên đá kia. vô dụng mà thôi. Nói cách khác, ta phải coi trọng công lao rèn luyện dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô, phải coi trọng công việc tự rèn luyện, ý thức vươn lên của bản thân. Ta phải tự nguyện mài giũa, rèn luyện mình để trở thành viên ngọc sáng, nghĩa là thành con người tốt đẹp về mọi mặt. Tài năng cùa con người cũng vậy, đều phải do tập luyện. Mặc dù "thiên tài bẩm sinh" là do có sẵn, nhưng nếu ta bồi dưỡng, rèn luyện thêm, tài năng ấy tất sẽ ngày càng tinh vi sắc sảo, sẽ vượt bậc, đáng trân trọng. Ngược lại, có được tài năng mà ỷ lại, không quan tâm rèn luyện thi một ngày kia, tài năng cũng bị lụi tàn.

   Tương tự như vậy, sự thông minh bẩm sinh và bản chất tốt đẹp của người học sinh quả là viên ngọc sáng chưa được mài giũa. Nếu biết chú trọng việc rèn luyện, mài giũa, bao gồm cả việc tự rèn luyện và thái độ tích cực rèn luyện dưới sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, chắc chắn viên ngọc bẩm sinh ấy sẽ sáng lên đẹp đẽ, long lanh, được mọi người yêu quý, tôn trọng. Trái lại, dù thông minh, tôt nết nhưng không qua rèn luyện, lâu dần sẽ thoái hóa, trở thành vô dụng – không còn giá trị ban đầu. Thật là uổng phí!

   Câu ca dao trên vừa là một câu lục bát hay, vừa là một bài học sâu sắc khuyên chúng ta không nên chủ quan hoặc lười biếng mà sao nhãng việc rèn luyện bản thân. Ta phải biết phát huy những cái hay, cái đẹp vốn có để đẹp hơn, tốt hơn nữa. Cho đến nay, lời dạy này vẫn vô cùng quý báu nhằm nhắc nhờ ta có ý thức trong việc rèn luyện học tập, tu dưỡng trong đạo đức, nhân cách, đặc biệt là phát huy tài năng sẵn có để góp phần hữu hiệu xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp hơn.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • giai vo bai tap ngu van 8
  • giai vo bai tap ngu van 8tap2
  • giai vo bai tap ngu van lop 8

Bài viết liên quan

  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hùm chết để da, người ta chết để tiếng – Văn hay lớp 12
  • Phát biểu cảm nghĩ về Những câu hát than thân – Văn hay lớp 7
  • Nghị luận xã hội về tính tự tin và tự phụ – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta .Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn hay lớp 12
  • Ý nghĩa bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa …” – Văn hay lớp 8
0