28/02/2018, 07:27

Cá cũng có tiếng sét ái tình

Loài cá vòi voi không chỉ có phần hàm kéo dài trông giống như chiếc vòi voi, mà chúng còn phát điện. Các tế bào cơ biến đổi gần đuôi của chúng có thể phóng các xung điện vào trong nước. Con cá sử dụng điện trường để phát hiện các vật thể xung quanh, đây là một kỹ xảo hữu dụng trong môi trường ...

Loài cá vòi voi không chỉ có phần hàm kéo dài trông giống như chiếc vòi voi, mà chúng còn phát điện. Các tế bào cơ biến đổi gần đuôi của chúng có thể phóng các xung điện vào trong nước.

Con cá sử dụng điện trường để phát hiện các vật thể xung quanh, đây là một kỹ xảo hữu dụng trong môi trường tăm tối ở các con sông Châu Phi nơi chúng trú ngụ. Chúng cũng sử dụng các xung điện này (biến đổi về cường độ, tần số và thời lượng) để giao tiếp với nhau. Một nghiên cứu mới cho biết chúng còn dùng điện trường để tìm bạn đời cùng loài

Cá vòi voi sử dụng điện trường để phát hiện các vật thể xung quanh, đây là một kỹ xảo rất hữu ích trong môi trường tối tăm của các con sông Châu Phi nơi chúng trú ngụ. Chúng cũng sử dụng điện trường này để tìm bạn đời. (Ảnh: Frank Kirschbaum)

Trong phòng thí nghiệm tại Đại học Potsdam, Đức, Philine G.D. Feulner và các cộng sự đưa con cá vòi voi cái họ Campylomormyrus compressirostris trong tình trạng sẵn sàng đẻ trứng tiếp xúc với các xung điện khác nhau được máy tính tạo ra. Ở một đầu bể cá, các xung điện bắt chước con đực cùng loài, ở đầu kia các xung điện lại bắt chước một loài khá gần gũi với nó cùng sống chung trong một môi trường. Xung điện tạo ra bởi loài họ hàng kéo dài hơn gần 100 lần so với loài kia, kết quả là con cá cái lảng tránh xung điện đó.

Feulner cùng nhóm nghiên cứu cho rằng sự ưu ái của con cái đối với các tín hiệu điện nhất định có lẽ chính là nhân tố khiến hai loài cá vòi voi tách biệt nhau. Bên cạnh đó, các nhân tố khác có lẽ đã gây ra sự tách biệt ban đầu, sự ưu tiên chọn lựa xung điện tiến hóa sau đó có lẽ nhờ vào cái giá lớn phải trả nếu giao phối nhầm loài. Nghiên cứu được công bố chi tiết trên tờ Biology Letters.

0