24/05/2018, 14:42

Bữa ăn tối cuối cùng (Leonardo da Vinci)

Bữa ăn tối cuối cùng (tiếng Ý: Il Cenacolo hay L'Ultima Cena; tiếng Anh: The Last Supper) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở ...

Bữa ăn tối cuối cùng (tiếng Ý: Il Cenacolo hay L'Ultima Cena; tiếng Anh: The Last Supper) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.

Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-xu chia sẻ với các môn đồ trước khi ngài chết.

Bức tranh của Vinci mô tả lại một chương trong sách trong Kinh Thánh rằng: Judas — một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu — tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".

Bức The last supper (Bữa tối cuối cùng) làm cho người xem cảm nhận một ẩn dụ sâu sắc về thị giác, đồng thời cũng đề cập đến một khía cạnh hoàn toàn mới của Kinh Tân Ước. Chúa ngồi ở giữa, tay trái đặt ngửa giữa bàn (tay của trái tim), tay phải lập sấp cùng lời người đã phán ra: "Ở trong số các người có một người sẽ phản ta. Người đó là ai?" Câu nói ấy của Chúa gây những phản ứng khác nhau trên từng khuôn mặt và hành động của các Thánh tông đồ, từ phải sang trái, từng nhóm ba người. Kinh ngạc, nghi ngờ, đau xót, căm giận. Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm bàn bạc; ba người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn); một người lộ vẻ nghi ngờ; một người tỏ ra ngạc nhiên; một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành; hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền — đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm thù của tác giả đối với gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.

Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.

Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.

Trước Vinci, có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ đề tài này, tuy nhiên họ đều thất bại. Một trong những nguyên nhân gây thất bại là chưa phản ánh được chân thực về 12 môn đồ, đặc biệt là những hoạt động tâm lý phức tạp của Judas. Tác phẩm của Vinci đã giải quyết mỹ mãn vấn đề này. Từ đó về sau, không có họa sĩ nào vẽ lại đề tài này nữa bởi họ cho rằng quả thực không thể vượt qua được tác phẩm của Vinci.Nhờ áp dụng luật viễn cận để vẽ đức Jesus trước khung cửa sổ mở ra một khung trời thoáng rộng, tạo chiều sâu cho nhân vật chính, bố trí các Thánh tông đồ trải ra hai bên người Chúa, trao đổi với nhau về lời Chúa phán bảo. Từ đó tạo một không gian rộng lớn cho phòng ăn nguyên bé tẹo của nhà thờ Santa Maria del Grâces, Milano.

Để vẽ nên bức tranh này, Vinci đã gặp không ít khó khăn nhất là phải xử lý nhân vật Judas như thế nào. Để giải quyết khó khăn này, hàng ngày Vinci phải đi lang thang trong thành phố, quan sát cử chỉ, hành động của bọn tội phạm, lưu manh rồi vẽ đi vẽ lại hàng trăm bức vẽ Judas ở các tư thế khác nhau. Việc đi lung tung trong thành phố như vậy đã nảy sinh lòng nghi ngờ của bao người, trong đó có vị trưởng Tu viện. Sau đó, nhờ thị trưởng thành phố, Vinci đã giải quyết được hiểu lầm, và bức tranh ngày nay vẫn còn trên tường của tu viện.

Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn chiều cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Đức chúa trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.

Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.

Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ và tương đương 254.400 đồng Việt Nam.

Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình...

Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác.

Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas!

Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.

Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...". Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vanci, khóc nấc lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"

Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma...". Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."

Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn chiều cuối cùng" là có thật. Chàng trai đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời chỉ sau hơn hai ngàn ngày, đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.

Trong Kinh thánh, tất cả 12 môn đồ của Chúa là đàn ông. Tuy nhiên, nếu nhìn kĩ môn đồ có vinh dự ngồi ngay cạnh phía bên phải của Chúa Jesus ( vẫn thường được biết đến là John, Gioan hay Giăng) ta sẽ thấy, người này có khuôn mặt trắng trẻo và đôi bàn tay nhỏ nhắn chắp lại dịu dàng, mái tóc xõa bồng bềnh, chưa kể tới phần ngực có cao hơn một chút, như một người phụ nữ vậy. Đã có nhiều nghi ngờ Da Vinci đã cố tình vẽ môn đồ đó là phụ nữ, vì lý do gì thì chưa ai biết. Một số nhà văn cho rằng vị Thánh này là bà Maria Mađalêna chứ ko phải là Thánh Gioan.

Ở ngay sau lưng Judas,kẻ phản bội đang sợ hãi nắm chặt lấy túi tiền của mình, có một bàn tay giơ ra, nắm một con dao găm. Bàn tay này hoàn toàn không thuộc về bất kì nhân vật nào trong bức tranh. Từ đây có hai giả thuyết được đưa ra: phải chăng đây là sự báo trước về sự phán xét Judas sẽ nhận do sự phản bội của mình, hay (như trong Mật mã Da Vinci điều này đã được hư cấu và phát triển đến mức gần như hoang đường) con dao găm này thể hiện sự đày đọa của Giáo hội với những "tính nữ thiêng liêng. Tuy nhiên, theo những bản rõ ràng hơn của bức tranh thì đó là tay phải của Thánh Phêrô.

0