14/01/2018, 22:35

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8 có đá án . Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi học kì 2 của tất cả các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương ...

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

. Tài liệu tổng hợp nhiều đề thi học kì 2 của tất cả các trường THCS trên cả nước, nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mời các bạn tham khảo để làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập, mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Hoàng Hoa Thám

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

ĐỀ 1

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Lịch sử - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm (2.0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.                B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.                D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Công nhân.                B. Tư sản.

C. Nông dân.                 D. Địa chủ phong kiến.

Câu 3. Liên bang Đông Dương gồm những nước nào?

A. Việt Nam, Lào.                B. VB. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Lào, Cam-pu-chia.          D. VD. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan.

Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc?

A. 5 bậc.          B. 2 bậc.          C. 4 bậc.              D. 3 bậc.

B. Phần tự luận (8.0 điểm)

Câu 5 (4.5 điểm)

Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào?

Câu 6 (3.5 điểm)

Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8 (đề 1)

A. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu 1 2 3 4
Đáp án A C B D
Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5

B. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu Nội dung Thang điểm
5 Nêu những nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của thực dân Pháp khi đánh Đà Nẵng là gì? Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859 diễn ra như thế nào? 4.5
1- Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:  
  • Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
0.5
  • Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
0.5
  • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
0.5
  • Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô nên thực dân Pháp đã xâm lược nước ta.
0.25
2 - Âm mưu của thực dân Pháp: Chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng. 0.5
3 - Chiến sự ở Đà Nẵng:  
  • Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.
0.25
  • Chiều 31-8-1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
0.5
  • Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
0.5
  • Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
0.5
  • Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu phá sản.
0.5
6 Chỉ rõ chính sách kinh tế về các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp và giao thông vận tải trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Các chính sách đó của Pháp nhằm mục đích gì? 3.5
1- Chính sách kinh tế về các ngành:  
- Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô... 0.75
- Công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp còn đầu tư vào một số ngành khác như sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, giấy, diêm... 0.75
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác... 0.5
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự... 0.5
2- Mục đích: Nhằm vơ vét, sức người, sức của của nhân dân Đông Dương ... 1.0

ĐỀ 2

TRƯỜNG THCS BÌNH GIANG ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (2,0 điểm) Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày diễn biến khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).

Câu 3: (2,0 điểm) Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 4: (3,0 điểm) Phân tích thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì II môn Lịch sử lớp 8 (đề 2)

Câu Đáp án Điểm
1 * Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
  • Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
  • Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
  • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

0,5 điểm

0,5 điểm
1,0 điểm

2

* Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế 1884 - 1913

- Giai đoạn 1884 - 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893 - 1908, nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn 1909 - 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn................. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

1,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

3

* Tình hình chính trị:

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời lạc hậu. Chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng.

* Kinh tế - tài chính:

- Công nông nghiệp đình đốn, tài chính cạn kiệt.

* Xã hội:

- Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn giai cấp gây gắt.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

0,5 điểm

0,5 điểm

1,0 điểm

4 * Thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp:
  • Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
  • Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... Bị chính quyền thực dân, tư bản Pháp chèn ép.
  • Tiểu tư sản bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp... Tích cực tham gia các phong trào cứu nước.
  • Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... Lương thấp, đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
0,5 điểm

1,0 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về

0