15/01/2018, 14:23

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22 Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 5 có bảng ma trận đề thi Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm học 2017 - 2018 theo ...

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp 2 môn Toán - Tiếng Việt có đáp án và bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa học kì 1. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán số 1

1. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ)

a. 3frac{9}{100} viết dưới dạng số thập phân là:

A. 3,900            B. 3,09             C. 3,009              D. 3,90

b. Hỗn số 3frac{2}{5} được chuyển thành phân số là?

A. frac{17}{5}              B. frac{15}{5}               C. frac{6}{5}             D. frac{5}{17}

2. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ)

a. Chữ số 5 trong số thập phân 12,25 có giá trị là?

A. frac{5}{1000}              B. frac{5}{10}             C. frac{5}{100}             D. frac{5}{10000}

b. Chín đơn vị, hai phần trăm được viết là:

A. 9,200               B. 9,2            C. 9,002                D. 9,02

3. Tính: (1đ)

a). frac{1}{5}+frac{2}{5} = ------- = ----                               b) 3 	imesfrac{1}{2} = ------- = ----

4. Tính: (1đ)

a) 1-left(frac{2}{3}+frac{1}{6}
ight) = ------ = -----                   b) 1frac{1}{5}: 1frac{1}{2} = ------ = -----

5. Tính giá trị của biểu thức: (1 đ) frac{3}{5}+frac{2}{5}	imesfrac{1}{6} = .......................... = ............

6. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ)

a. 3m 4dm = .......... m. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 0,34           B. 3,4             C. 34                D. 340

b. Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 347 g = ........ kg là:

A. 34,7               B. 3,47               C. 0,347                  D. 0,0347

7. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ)

a. 5000m2 = .......... ha. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

A. 0,5             B. 5             C. 50                D. 500

b Trong các số đo độ dài dưới đây, số nào bằng 11,02 km:

A. 11,20 km           B. 11200m              C. 11km 20m              D. 1120m

8. Bài toán: Một người thợ may 30 bộ quần áo đồng phục hết 75 m vải. Hỏi nếu người thợ đó may 60 bộ quần áo đồng phục như thế thì cần bao nhiêu mét vải? (1đ)

9. Bài toán: Hiệu của hai số là 210. Tỉ số của hai số đó là 2/5. Tìm hai số đó.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Toán giữa học kì 1 lớp 5

1. Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm: a) (B), b) (A)

2. Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm: a) (C), b) (D)

3, 4 Tính: (2đ) – Tính đúng mỗi bài được (0,5đ)

3a). frac{1}{5}+frac{2}{5} = frac{1+2}{5}=frac{3}{5}                                   3b) 3 	imesfrac{1}{2} = frac{3	imes1}{2}=frac{3}{2}

4a) 1-left(frac{2}{3}+frac{1}{6}
ight) = 1 -left(frac{12}{18}+frac{3}{18}
ight)=1-frac{15}{18}=frac{3}{18}

4b) 1frac{1}{5}: 1frac{1}{2} = frac{6}{5}: frac{3}{2}=frac{12}{15}

5. Tính đúng giá trị của biểu thức: (1 đ)

frac{3}{5}+frac{2}{5}	imesfrac{1}{6} = frac{3}{5}+frac{2}{30}=frac{20}{30}=frac{2}{3}

6. Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm: a) ( B), b) (C)

7. Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm: a) (A), b) (C)

8. Bài toán: (1đ) Bài giải

60 bộ quần áo gấp 30 bộ quần áo số lần là:

60 : 30 = 2 (lần) (0,5đ)

May 60 bộ quần áo như thế thì cần số mét vải là:

75 x 2 = 150 (m) (0,5đ)

Đáp số: 150 mét vải

9. Bài toán (1 đ) Bài giải

Hiệu số phần bằng nhau:

5 - 2 = 3 (phần) (0,25đ)

Số thứ nhất là:

210 : 3 x 2 = 140 (0,5 đ)

Số thứ hai là:

210 + 140 = 350 (0,25đ)

Đáp số: Số thứ nhất: 140

Số thứ hai: 350

10. Bài toán: (1đ)

Bài giải

Nửa chu vi hình chữ nhật là: (0,25 đ)

180 : 2 = 90 (m)

Chiều rộng hình chữ nhật là: (0,25 đ)

(90 – 20) : 2 = 35 (m)

Chiều dài hình chữ nhật là: (0,25 đ)

35 + 20 = 55 (m)

Diện tích của hình chữ nhật là:

55 x 35 = 1925 (m2) (0,25 đ)

Đáp số: 1925 m2

Bài 8, 9, 10 Học sinh có cách giải khác phù hợp với đề bài, đúng được tính đủ điểm theo yêu cầu.

Phụ ghi: Làm tròn điểm VD: 5,5 = 6

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Mạch kiến thức, kỹ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

   

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc, viết, so sánh phân số, số thập phân.

Số câu

2

             

2

 
 

Số điểm

2,0

             

2,0

 

Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.

Số câu

 

1

     

1

     

2

 

Số điểm

 

1,0

     

1,0

     

2,0

Tính giá trị của biểu thức .

Số câu

     

1

         

1

 

Số điểm

     

1,0

         

1,0

Đo độ dài, khối lượng và diện tích.

Số câu

1

 

1

         

2

 
 

Số điểm

1,0

 

1,0

         

2,0

 

Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ . Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

Số câu

         

2

     

2

 

Số điểm

         

2,0

     

2,0

Giải bài toán có nội dung hình học.

Số câu

             

1

 

1

 

Số điểm

             

1,0

 

1,0

Tổng

Số câu

3

1

1

1

 

3

 

1

4

6

 

Số điểm

3,0

1,0

1,0

1,0

 

3,0

 

1,0

4,0

6,0

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán số 2

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:

Bài 1: Hai mươi bốn đơn vị, một phần mười, tám phần trăm được viết là?: (0,5 điểm)

A. 24,18
B. 24,108
C. 24,018
D. 24,0108

Bài 2: Phân số frac{65}{100} viết dưới dạng số thập phân là: (0,5 điểm)

A. 0,065
B. 0,65
C. 6,05
D. 6,5

Bài 3: Phần nguyên của số 1942,54 là: (0,5 điểm)

A. 54
B. 194254
C. 1942
D. 1924,54

Bài 4: Chữ số 5 trong số thập phân 1942,54 có giá trị là? (0,5 điểm)

A. Phần triệu
B. Phần trăm
C. Phần mười
D. Phần nghìn

Bài 5: 7cm2 9mm2 = ..............cm2 số thích hợp viết vào chỗ chấm là: (0,5 điểm)

A. 79
B.790
C. 7,09
D. 7900

Bài 6: Chiều dài 30m, chiều rộng 15m. Chu vi của một hình chữ nhật là. (0,5 điểm)

A. 80 m
B. 70 m
C. 90 m
D. 60 m

Bài 7: Điền dấu < ; > ; = ; thích hợp vào chỗ chấm: (3 điểm)

a) frac{4}{17} … 1

 

b) frac{3}{10}....frac{2}{5}

c) 3,125 ... 2,075

 

d) 56,9 ... 56

e) 42dm 4cm ... 424cm

 

h) 9kg ... 9000g

Bài 8: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

a) 1,5 tấn = ……………kg                              b) 5000m2 = ………. ha

Bài 9: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm)

34,075; 34,175; 34,257; 37,303; 37,329; 37,314

Bài 10: Một đội trồng rừng trung bình cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông? (2điểm)

Hướng dẫn chấm và đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: 0,5 điểm

Bài

1

2

3

4

5

6

Khoanh đúng

A

B

C

C

C

C

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Bài 7: Điền dấu < ; > ; = ; thích hợp vào chỗ chấm: (3 điểm)

a) frac{4}{17} < 1

b) frac{3}{10} < frac{2}{5}

c) 3,125 > 2,075

d) 56,9 > 56

e) 42dm 4cm = 424cm

h) 9kg = 9000g

Bài 8: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

a) 1,5 tấn = 1500 kg                    b) 5000m2 = 0,5ha

Bài 9: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm)

34,075; 34,175; 34,257; 37,303; 37,314; 37,329

Bài 10: Một đội trồng rừng trung bình cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông? (2 điểm)

Bài giải

12 ngày gấp 4 ngày số lần là: (0,25đ)

12 : 4 = 3 (lần) (0,75đ)

Số cây thông đội đó trồng được trong 12 ngày là: (0,25đ)

1500 x 3 = 4500 (cây) (0,5đ)

Đáp số: 4500 cây thông. (0,25 đ)

Lưu ý: Học sinh làm: Trung bình một ngày đội đó trồng được là: (0,25đ)

1500 : 4 = 375 (cây) (0,25đ)

Số cây thông đội đó trồng được trong 12 ngày là: (0,25đ)

375 x 12 = 4500 (cây) (0,5đ)

Đáp số: 4500 cây thông. (0,25 đ)

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 1

ĐỀ BÀI

I. Phần đọc, hiểu trả lời câu hỏi

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5 điểm)

A. Đánh rơi đàn.
B. Vì bọn cướp đòi giết ông.
C. Đánh nhau với thủy thủ.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? (0,5 điểm)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
C. Nhấn chìm ông xuống biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? (0,5 điểm)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (1 điểm)

Câu 5: Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ: (0,5 điểm)

A. Bước ra.
B. A-ri-ôn.
C. Đúng lúc đó.
D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “ phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)

Ví dụ:

Đặt câu:

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” (0,5 điểm)

A. Bát ngát.
B. Nho nhỏ.
C. Lim dim.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: (0,5 điểm)

Một miếng khi đói bằng một gói khi …..............

Câu 9: Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: (1 điểm)

A. Hiền từ thông minh.
B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn.
C. Độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

(A-ri-ôn, lại đảo)

Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở............................................ Đúng lúc đó, .....................................................bước ra.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (………….). (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang ……………).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy Tả một cơn mưa.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5:

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

5

7

9

Khoanh đúng

B

B

D

B

A

C

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Câu 4: (1 điểm) Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn.

Câu 6: (1 điểm) Ví dụ giữ gìn, bảo quản.

Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận.

Câu 8: (0,5 điểm) No.

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra.

Bốc thăm bài đọc

- Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04

(Đọc từ đầu.........đến Vậy các em nghĩ sao?)

Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?

- Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04

(Đọc từ Trong năm học tới đây..........đến hết bài)

Hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

- Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04

(Đọc từ Trong năm học tới đây..........đến hết bài)

Hỏi: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?

- Bài: Nghìn năm văn hiến Trang 15

(Đọc từ đầu .............đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)

Hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

- Bài: Nghìn năm văn hiến Trang 15

(Đọc từ Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu ..........đến hết bài)

Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?

- Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36

(Đọc từ đầu..........đến chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử)

Hỏi: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?

- Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36

(Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom ............ đến khi em mới gấy được 644 con)

Hỏi: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?

- Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36

(Đọc từ Xúc động trước cái chết của em...........đến hết bài)

Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?

- Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36

(Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom ............ đến khi em mới gấy được 644 con)

Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?

- Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54

(Đọc từ Ở nước này, người da trắng ..........đến tự do, dân chủ nào)

Hỏi: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

- Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54

(Đọc từ Bất bình với chế độ a-pác-thai .........đến hết bài)

Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

- Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58

(Đọc từ đầu ..........đến “chào ngài”)

Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?

- Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58

(Đọc từ Tên sĩ quan lừ mắt......đến điềm đạm trả lời)

Hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

- Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58

(Đọc từ Nhận thấy vẻ ngạc nhiên......đến hết bài)

Hỏi: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?

- Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75

(Đọc từ đầu......đến lúp xúp dưới chân)

Hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?

- Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75

(Đọc từ đầu......đến lúp xúp dưới chân)

Hỏi: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?

- Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75

(Đọc từ Nắng trưa đã rọi xuống......đến không kịp đưa mắt nhìn theo)

Hỏi: Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào?

- Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75

(Đọc từ Sau một hồi len lách mải miết......đến hết bài)

Hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.

Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt số 2

I. Đọc thành tiếng( 5 điểm):

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài tập đọc ở HDH (Các bài tập đọc nằm trong đáp án).

II. Đọc hiểu (5 điểm)

A. Đọc thầm: Đọc thầm bài văn sau:

ĐẤT CÀ MAU

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quay quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

B.1. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Mưa Cà Mau có gì khác thường?

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.

B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.

C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét.

Câu 2. Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì?

A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.

B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau?

A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.

B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.

C. Tất cả những nét tích cách trên.

Câu 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

A. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng.

B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau.

C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc?

A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.

B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.

Câu 6. Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển?

A. Em đang đội mũ trên “đầu”.

B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.

C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

B.2. Thực hiện:

Câu 7. Nối tên đoạn với nội dung thích hợp?

a1. Đoạn 1

 

b1. Tính cách người Cà Mau

     

a2. Đoạn 2

 

b2. Mưa ở Cà Mau

     

a3. Đoạn 3

 

b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau

Câu 8: Đặt 2 câu với từ “nóng” ; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển:

a/ Nghĩa gốc: …………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

b/ Nghĩa chuyển: …………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả (15 phút): Nghe – viết

Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")

2. Tập làm văn. (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là hồ nước, cánh đồng lúa, con đường quen thuộc, một đêm trăng đẹp, vườn cây,….)

Hướng dẫn chấm và đáp án đề kiểm tra định kì giữa học kì 1 lớp 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:

  • Thư gửi các học sinh (Trang 4 – HDH /TV5-T1A)
  • Những con sếu bằng giấy (Trang 56 – HDH /TV5-T1A)
  • Một chuyên gia máy xúc (Trang 71 – HDH /TV5-T1A)
  • Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai (Trang 93 – HDH /TV5-T1A)
  • Tác phẩm của Si-le và tên phát xít (Trang 101 – HDH /TV5-T1A)
  • Những người bạn tốt (Trang 112 – HDH /TV5-T1A)
  • Kì diệu rừng xanh (Trang 131 – HDH /TV5-T1A)
  • Cái gì quý nhất? (Trang 150 – HDH /TV5-T1A)
  • Đất Cà Mau (Trang 158 – HDH /TV5-T1A)

Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi.

1. Đọc. (4 điểm):

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (4 điểm)

- Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (3 điểm)

- Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80 tiếng/phút. (2 điểm)

- Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (1 điểm)

2. Trả lời câu hỏi. (1 điểm)

- Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc thầm và làm bài tập:

Câu hỏi

Đáp án

Câu 1 (0,5 đ)

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.

Câu 2 (0,5 đ)

B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

Câu 3 (0,5 đ)

C. Tất cả những nét tích cách trên.

Câu 4 (0,5 đ)

C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

Câu 5 (0,5 đ)

B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

Câu 6 (0,5 đ)

B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.

C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

Câu 7 (1đ): Nối tên đoạn với nội dung thích hợp?

a1. Đoạn 1

>>

b2. Mưa ở Cà Mau

     

a2. Đoạn 2

>>

b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau

     

a3. Đoạn 3

>>

b1. Tính cách người Cà Mau

Câu 8 (1đ): Đặt 2 câu với từ “nóng” 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc, 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển: (HS đặt câu đúng nghĩa là đạt).

a/ Nghĩa gốc:

VD: Nước vẫn còn nóng, chưa uống được.

b/ Nghĩa chuyển:

VD: Bố em là người nóng tính.

B. Kiểm tra viết: 10 điểm

I. Chính tả: (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu" (HDH /TV5-T1A)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0.25 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (6 điểm.)

Điểm 6: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.

Điểm 5: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.

Điểm 4: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.

Điểm 1- 3: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì không được điểm tối đa.

0