Bộ chuyển đổi tiếng Việt và cách viết chữ Quốc ngữ mới Tiếq Việt
Bộ chuyển đổi tiếng Việt thành Tiếq Việt từ trang tieqviet.surge.sh và quy tắc viết mới chữ Quốc ngữ của Bùi Hiền từ 38 chữ cái xuống 31 chữ cái. Ngay sau khi đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của được đưa ra thì lập trình viên Phan An đã chia sẻ công cụ chuyển đổi Tiếng Việt thành Tiếq Việt trên ...
Bộ chuyển đổi tiếng Việt thành Tiếq Việt từ trang tieqviet.surge.sh và quy tắc viết mới chữ Quốc ngữ của Bùi Hiền từ 38 chữ cái xuống 31 chữ cái. Ngay sau khi đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của được đưa ra thì lập trình viên Phan An đã chia sẻ công cụ chuyển đổi Tiếng Việt thành Tiếq Việt trên trang Github nhằm giúp người dùng dễ dàng “thông dịch” sang bộ chữ cái mới.
Cách đổi tiếng Việt sang tiếq Việt theo quy chuẩn của Bùi Hiền
Bạn vào trang web tieqviet.surge.sh của Lập trình viên Phan An. Trang web có chủ đề “Bộ cuyển dổi Tiếq Việt” với hai ô nhập, xuất dữ liệu riêng biệt. Ô đầu tiên là để người dùng gõ đoạn văn bản gốc vào theo chữ quốc ngữ hiện hành, còn ô ngay dưới là phần chuyển ký tự theo chuẩn của Chuyên gia Bùi Hiền.
Tác giả Phan An còn thiết kế nút Copy để bạn dễ dàng sao chép phần văn bản đã được chuyển ngữ. Đây là dự án chưa hoàn thiện và còn một số lỗi mà tác giả hứa sẽ sửa dần. Tuy nhiên, với từng ấy cũng đủ để bạn chuyển tiếng Việt sang dạng “Kải Kák záo zụk”.
Theo đề xuất cải tiến tiếng Việt (Chữ quốc ngữ) hiện hành, PGS.TS Bùi Hiền muốn thay thế một số dạng chữ cái bằng các ký tự latin, đồng thời bỏ bớt cácc ký tự có cùng cách phát âm. Đề xuất của Bùi Hiện như sau: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt. đã đơn giản hóa cách viết, nhưng cũng có nhiều vấn đề.
Lập luận của PSG Bùi Hiền nêu ra là hiện nay chúng ta sử dụng 2 đến 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu, như C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa). Đồng thời lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh).
Tuy nhiên, đề xuất của ông Bùi Hiền lại tồn tại nhiều bất cập. Như việc ông dựa vào cách phát âm của người Hà Nội làm chuẩn, nên từ Cha – Tra hay Da – Gia với các trường nghĩa hoàn toàn khác nhau thì nay với cách viết cải cách sẽ như nhau. Trên thực tế, Trâu (con trâu) và Châu (châu báu) sẽ được viết thành Câu, thật chẳng ra làm sao.