05/06/2017, 00:03
Bình luận và làm sáng tỏ cái tôi của một số nhà thơ trong phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945)
Trong tác phẩm “Tuỳ viên thi thoại” nhà phê bình Viên Mai (Trung Quốc) viết: “Là người thì không nên có cái tôi... Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ cái tôi của một số nhà thơ trong phong trào thơ mới lãng mạn Việt ...
Trong tác phẩm “Tuỳ viên thi thoại” nhà phê bình Viên Mai (Trung Quốc) viết: “Là người thì không nên có cái tôi... Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ cái tôi của một số nhà thơ trong phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam (1932 - 1945).
Ai đã từng một lần đọc kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, hẳn vẫn còn nhớ mãi bước chân “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thuý Kiều tìm đến với Kim Trọng – bước chân mà nói như Xuân Diệu, sẽ còn làm biết bao thiếu nữ hôm nay và mai sau phải ngỡ ngàng, ngạc nhiên.
Trong xã hội phong kiến “phi ngã”, “vô ngã” những “bước chân Thuý Kiều” như thế thật hiếm hoi biết bao. Trong cuộc đời đã vậy, chẳng lẽ điều đó cũng hi hữu trong thơ ca, trong văn chương nghệ thuật? ý kiến sau đây của nhà phê bình nổi tiếng Trung Quốc Viên Mai, là lời giải đáp cho câu hỏi đó: “Làm người thì không nên có cái tôi... nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. .
Xuất phát từ sự trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời, từ thực tế phê bình thơ ca cổ điển Trung Quốc, Viên Mai đã đề xuất một quan niệm khá mới mẻ về “làm người” và “làm thơ”. Sống trong xã hội phong kiến, thời đại mà tư tưởng “vô ngã”, “phi ngã” như một thế lực vô hình chi phối mọi hành động của con người, Viên Mai cũng quan niệm: “làm người không nên có cái tôi”. “Cái tôi” ở đây có thể hiểu là tiếng nói là ý thức cá nhân cũng như cá tính riêng của mỗi người. “Cái tôi” trong cách nghĩa xưa như là hiện thân của một tư tưởng cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, nhỏ bé, tầm thường. Cho nên “làm người không nên có cái tôi” là vì vậy. Nhưng câu nói của Viên Mai không nhấn mạnh tới vấn đề này. Điều ông quan tâm là việc “làm thơ” nghĩa là sáng tác văn chương nghệ thuật. Nhà phê bình đã đối lập “làm người” và “làm thơ” khi đặt ra yêu cầu bức thiết, sinh tử đối với thơ ca “không thể không có cái tôi”. “Cái tôi” trong thơ ca được hiểu như là cái tôi xúc cảm, là cá tính sáng tạo của nhà thơ. Như thế Viên Mai đã đặt ra yêu cầu quan trọng đối với nhà thơ đó là phải in dấu “cái tôi” - xúc cảm, cá tính sáng tạo của mình vào trang thơ. Thơ ca, với ông, là sự thể hiện “cái tôi” của nhà thơ sâu sắc nhất. Vậy thì tại sao “làm thơ không thể không có cái tôi”? Theo tôi, điều đó bắt nguồn từ chính đặc trưng của thơ ca. Thơ ca là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người. Thơ là sự tự thể hiện mình một cách trực tiếp và chân thực nhất. Nói như Diệp Tiếp, thơ “là tiếng lòng” của nhà thơ vậy. Khi có những xúc cảm trào dâng mãnh liệt “không nói ra không được”, thậm chí có “thể chết” như cách nói của Rinkle, nhà thơ lại tìm đến thơ để giãi bày, sẻ chia. Bởi lẽ có những điều “chỉ có thể nói được bằng thơ”. Chính vì thơ là sự thể hiện nên thơ in đậm dấu ấn cái tôi cá nhân của nhà thơ. Xúc cảm trong thơ không phải của ai khác mà chính là những băn khoăn, trăn trở, những tình cảm, suy nghĩ của chính nhà thơ. Cho nên làm thơ phải có “cái tôi” là vì vậy.
Thế nhưng quy luật, bản chất của lao động nghệ thuật lại là sáng tạo. Làm thơ không phải là một thứ sản xuất hàng loạt, làm theo “một vài kiểu mẫu” đưa cho. Sáng tác thơ, nói như Xuân Diệu, “là một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể, do cá nhân thi sĩ làm”. Nghệ thuật muôn đời vẫn là “lĩnh vực độc đáo”. Vì vậy nó đòi hỏi nhà thơ phải có phong cách nổi bật tức là có cái gì đó rất riêng, rất độc đáo thể hiện trong tác phẩm của mình. Sáng tạo là yêu cầu sinh tử của nhà văn, đồng thời cũng làm nên tư cách của nhà văn chân chính. Khi mà anh không sáng tạo nghĩa là anh đang chết, nghĩa là anh phủ nhận tư cách nghệ sĩ của mình. Phải chăng vì vậy trong bức thư gửi một nhà văn trẻ, M.Gorki đã khuyên nhủ, nhắn gửi chân thành thấm thía rằng: “Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong cách điêu luyện nhưng các bạn hãy tìm lấy nốt nhạc và lời ca của chính mình”. Khi một người không có cái gì riêng của mình, tác phẩm của anh ta không thể có một giá trị gì. Chính bởi bản chất của thơ ca là sáng tạo nên nhà thơ phải có “cái tôi” cá thể của mình, tức là phải có cá tính riêng độc đáo thể hiện trong tác phẩm của mình. Thơ ca chỉ thực sự có giá trị, có sức sống khi nó in đậm một cá tính riêng của nhà thơ.
Yêu cầu về “làm thơ” của Viên Mai đã vượt qua sự trói buộc ràng buộc nghiệt ngã của hệ tư tưởng phong kiến, trở thành một quan điểm ý nghĩa, xác đáng đối với thơ ca, nói rộng ra là văn chương nghệ thuật. Ý kiến ấy đã được thể hiện sâu sắc trong thực tế sáng tác thơ ca của các nhà thơ Trung Quốc cũng như đối với thơ ca Việt Nam, đặc biệt là với phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam thời kì 1932 - 1945. Đây được coi là thời đại của cái tôi - một thời đại chưa từng có trong lịch sử thơ Việt Nam. Thơ mới lãng mạn được coi là một dàn hợp xướng của “cái tôi”. Mãi mãi hôm nay và mai sau, người yêu thơ sẽ còn nhớ đến một Xuân Diệu “thiết tha, rạo rực”, một Huy Cận “ảo não”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Huy Thông “hùng tráng” và một Nguyễn Nhược Pháp “trong sáng” ... Bởi các nhà thơ ấy đã nói lên tiếng nói của cái tôi cá nhân, đã nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt của bản thân và diễn đạt cách cảm nhận riêng ấy bằng chính những ngôn ngữ, hình ảnh ... in đậm dấu ấn cá nhân nên tiếng thơ của họ còn mãi với cuộc đời, sống mãi trong lòng người.
Trong dàn hợp xướng của phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam, Xuân Diệu nổi bật lên như một ngôi sao rực rỡ, chói loà, với những vần thơ nồng nàn, say đắm, mãnh liệt. Thơ Xuân Diệu là bầu xuân. “Thơ ông là bình chứa muôn hương của tuổi trẻ” (Vũ Ngọc Phan). Trong thơ ông người đọc bắt gặp dòng cảm xúc sôi nổi mãnh liệt, cái mà Nguyễn Đăng Mạnh gọi là “niềm khát khao giao cảm với đời” riêng có ở Xuân Diệu. Cái tôi nội cảm của nhà thơ, xét đến cùng chính là lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt đó. Có lẽ chỉ riêng Xuân Diệu mới có ham muốn phi thường, kì vĩ:
“Tôi muôn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muôn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Hiện diện giữa các dòng thơ là “cái tôi” của Xuân Diệu, không hề che giấu mà dõng dạc vang lên như thách thức, như tuyên bố với cuộc đời. Nhà thơ có ham muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu sắc, hương thơm của thiên nhiên, của tạo vật. Một khát vọng, ước muốn kỳ vĩ, độc đáo có lẽ chỉ thấy ở nhà thi sĩ họ Ngô này. Khát vọng ấy xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với cuộc đời, ước muốn được làm chủ, được chế ngự thiên nhiên, được sống tận độ trong sắc màu và hương thơm của cuộc sống, của tuổi trẻ. Chính ham muốn ngông cuồng ấy đã làm nên sắc điệu riêng cho tiếng nói của cái tôi cá nhân của Xuân Diệu.
Có ai đó đã phong Xuân Diệu là “hoàng tử của thơ tình Việt Nam hiện đại”, là “người ca sĩ hát rong về tình yêu của nhân dân trong thời hiện đại”. Lòng ham sống, yêu cuộc sống mãnh liệt đã chắp cánh cho hồn thơ Xuân Diệu đến với tình yêu như một sự vượt thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến. Xuân Diệu đã thể hiện một thứ tình yêu mạnh bạo mới mẻ của cuộc đời thực chứ không phải thứ tình yêu đạo đức trong sách vở hay thứ tình yêu ảo mộng của Tản Đà, Thế Lữ. Trước và sau Xuân Diệu không ai có được những vần thơ tình yêu sôi nổi, mãnh liệt như thế này:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em. Anh nhớ lắm. Em ơi !?”
Vẻ đẹp tình yêu trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện niềm khát khao giao cảm mãnh liệt từ thể xác tới tâm hồn con người. Cái mà Xuân Diệu sợ nhất trong tình yêu không phải là sự xa cách không gian – thời gian mà là sự xa cách của tấc lòng, là tình cảm mỗi người, là một vũ trụ riêng chứa đầy bí mật không hài hoà, trộn lẫn làm một. Quan niệm tình yêu độc đáo riêng có ấy đã làm nên những vần thơ tình đẹp nhất, mãnh liệt nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Xuân Diệu hiện diện trong thơ không chỉ với cái tôi xúc cảm dào dạt đắm say mà còn với một cá tính sáng tạo độc đáo. Cá tính ấy thể hiện trong cái nhìn tươi mới trong trẻo, độc đáo về thế giới về con người được gửi gắm trong những vần thơ hiện đại, tinh vi, tài hoa. Thoát ra khỏi cái nhìn ước lệ chung chung chật hẹp của quan niệm phong kiến, Xuân Diệu đã say sưa, choáng váng trước vẻ đẹp đích thực của cuộc đời:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”
Thế giới được cảm nhận qua đôi mắt “non xanh biếc rờn” của Xuân Diệu thật đẹp, thật sống động, tràn đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị, tràn trề nhựa sông, đầy ắp sự sống. Mỗi chữ “này đây” vang lên như một đợt sóng cảm xúc dâng trào. Được trả cho mình đôi mắt nhìn đời của chính mình, Xuân Diệu đã say sưa ca lên khúc nhạc vui về cuộc sống về thiên nhiên về con người. Chính bởi cặp mắt ấy, Xuân Diệu đã phát hiện ra vẻ đẹp đích thực của thế giới, giúp người đọc thấm thía rằng: Thiên đường không phải ở đâu xa không phải ở một cõi mộng xa khuất nào mà ở ngay xung quanh chúng ta, ở ngay trong cuộc đời thực. Thiên đường ở chính mảnh đất của sự sống, của hương hoa này. Phải có con mắt “xanh non biếc rờn” của tuổi trẻ, của sức trẻ mới có thể nhận ra được. Sự phát hiện độc đáo ấy còn gắn với một quan niệm thẩm mỹ rất riêng, rất Xuân Diệu:
“Tháng Giêng ngon như cặp môi gần”
Thơ xưa thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Người phụ nữ đẹp trong quan niệm xưa phải có khuôn mặt đẹp như hoa, như trăng rằm, có tiếng nói trong như tiếng oanh vàng, có lông mày đẹp như lá liễu. Còn với Xuân Diệu, chính con người mới là tạo vật toàn mĩ nhất, vẻ đẹp con người mới là chuẩn mực của thiên nhiên: “Lá liễu dài như một nét mi”.
Chính cách nhìn ấy đã khiến cho sự vật hiện lên trong thơ Xuân Diệu, dẫu chỉ là những hoa lá, cỏ cây ... bình dị của cuộc sông thường ngày ánh lên vẻ đẹp thẩm mỹ đích thực của nó. Thơ Xuân Diệu không mới ở đề tài nhưng vẫn có sức hấp dẫn người đọc là vì vậy. Không những thế ông còn là nhà phù thuỷ tài ba hoá phép cho sự cảm nhận ấy biến ảo lung linh dưới ngôn ngữ, dưới hình thức nghệ thuật tài hoa, giàu giá trị thẩm mỹ. Người ta nói đến Xuân Diệu như người làm chủ xứng đáng của bút pháp tượng trưng tinh tế. Thi sĩ đã nắm bắt được cái xôn xao mơ hồ trong lòng tạo vật qua hình ảnh “Con cò trên ruộng cánh phân vân”. Thi sĩ cũng thấy được quá trình chuyển mùa tinh tế của đất trời ở phạm vi nhỏ bé nhất, tế vi nhất bằng từ “rũa” trong câu thơ độc đáo:
“Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
Nó khác hẳn với quá trình biến đổi của sắc là trong thơ Nguyễn Du:
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” hay trong thơ Nguyễn Bính: “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”. Từ “rũa” miêu tả một sự biến đổi ở cấp độ vi mô hơn từ “nhuốm” hay “nhuộm”, hơn thế đó là quá trình hãy còn đang diễn ra chứ chưa phải đã hoàn tất. Xuân Diệu như nhìn thấy trên từng tế bào diệp lục của lá một sự giao tranh âm thầm mà quyết liệt: màu đỏ cứ lấn dần màu xanh từng tí một để rồi đến một lúc nào đó ta ngỡ ngàng nhận ra, cả trời thu đã nhuộm đỏ sắc lá. Theo sau đó là sự lùi dần của mùa hạ, thay thế chiếm ngự không gian là mùa thu. Với bút pháp tương giao tinh tế, với ngôn ngữ thơ độc đáo in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo riêng của Xuân Diệu, câu thơ đã trở thành một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo về mùa thu của nhà thơ.
Như thế thơ Xuân Diệu đã in đậm dấu ấn tâm hồn, tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng Xuân Diệu. Nó không hề lẫn với bất kì một tiếng thơ nào khác chính bởi sắc thái riêng của cái tôi độc đáo của Xuân Diệu.
Nếu như thơ Xuân Diệu khoác bộ y phục tối tân lộng lẫy thì thơ của Nguyễn Bính mang trên mình những “áo tứ thân”, “quần nái đen”, “khăn mỏ quạ” rất riêng của con người Việt Nam, của đồng đất thảo mộc nông thôn đất Việt. Nguyễn Bính là nhà thơ “Chân quê”, là hồn thơ “quê mùa” là vậy. Trong thơ ông ta thấy hiện lên khung cảnh làng quê rất riêng, rất Việt Nam với những giếng nước, mái đình, gốc đa, dậu mồng tơi ... cảnh sắc làng quê Việt Nam đã mượn tiếng thơ Nguyễn Bính để lên tiếng.
“Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”
Nguyễn Bính yêu mến cảnh quê như chính người nông dân yêu mến xóm làng của mình vậy. Thế nhưng ngay cả trong những câu thơ tưởng như rất gần gũi với ca dao dân ca này, vẫn hiện lên cách nhìn, cách cảm của riêng Nguyễn Bính của một hồn thơ mới. Nguyễn Bính đã chất đầy “nắng chiều” một thứ vô hình, huyền ảo trong “ba gian” nhà - một thứ hữu hình, chân thực. Thơ Nguyễn Bính nói cái “không” mà lại tràn ngập cái có, một ngôi nhà vắng mà lại trở nên sống động, tràn ngập “nắng chiều”. Đó chính là cái nhìn mới mẻ độc đáo về cảnh sắc làng quê Việt Nam có lẽ chỉ có ở Nguyễn Bính mà thôi.
Cùng viết về làng quê Việt Nam, nhưng nếu Anh Thơ rất thành công trong việc khắc hoạ cảnh quê, Đoàn Văn Cừ tài năng trong việc khắc hoạ những phong tục làng quê thì Nguyễn Bính lại sở trường khắc hoạ những mối tình quê, thực chất đều là những mối tình âm thầm, lặng câm, dang dở, bẽ bàng. Tâm lý của cái tôi Nguyễn Bính trong tình yêu là tâm lý của một chàng trai “quê mùa”.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
Cũng viết về tâm trạng “tương tư” của người đang yêu song vần thơ Nguyễn Bính khác hẳn với những vần thơ của Xuân Diệu trong “Tương tư chiều”. Một bên là thứ tình yêu mãnh liệt, một nỗi nhớ bật trào ra khỏi cái xác chữ để phập phồng trên trang giấy còn một bên lại là mối tình lặng, dẫu không kém phần da diết. “Cái tôi” của Nguyễn Bính phải mượn đến những “thôn Đoài”, “thôn Đông”, những “một người” và cả mưa nắng của trời đất thiên nhiên để thể hiện mình, để khắc hoạ nỗi nhớ da diết trong sâu thẳm tâm hồn mình. Ấy chính là cái chất tâm hồn riêng của Nguyễn Bính trong thơ.
Xuân Diệu đắm mình trong tình yêu. Nguyễn Bính để hồn mình nương náu bến nước, gốc đa, mái đình... còn Huy Cận thi sĩ tìm về với những điệu hồn cổ điển. Thơ Huy Cận là tiếng lòng ảo não của nhà thơ cùng đất nước mà nặng buồn sông núi. Trong thơ Huy Cận, có nỗi buồn “thiên cổ sầu” “sầu vũ trụ”, ... nhưng bao trùm hơn cả vẫn là nỗi sầu nhân thế:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Hoài Thanh gọi Huy Cận là hồn thơ “ảo não” nhất trong các nhà thơ mới phải chăng bởi những vần thơ như vậy. Một nỗi buồn trùng điệp, miên man khắp thời gian, giăng mắc khắp không gian. Như trăm dòng suối đổ ra sông, hàng hàng lớp lớp nỗi buồn từ khắp mọi ngả cuộc đời hợp về thành nỗi sầu lớn “sầu trăm ngả”. Đó là nỗi buồn của cá nhân khi đối diện vói không gian trời bể sông nước mênh mông, khi cảm nhận được kiếp người nhỏ bé trôi dạt như cành củi khô dập dềnh trên sóng nước. Người xưa dùng hình ảnh cánh bèo để nói lên thân phận chìm nổi của con người. Huy Cận lại dùng hình ảnh cành củi khô - một chất liệu vừa hiện thực, vừa hiện đại. Trong giây phút sầu tủi, ngậm ngùi về cuộc đời, về kiếp người, hồn thơ Huy Cận nương náu về một điểm tựa tinh thần, ấy là nỗi nhớ, tình yêu quê nhà:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Huy Cận mang trong mình cảm hứng thơ đậm chất cổ điển chính bởi hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất cổ điển, rất Đường thi. Song cái tôi của Huy Cận là cái tôi của một nhà thơ mới được giải phóng khỏi quy luật ước lệ chung chung trong thơ xưa. Người xưa thấy khói sóng trên sông mà động lòng nhớ quê, rộn lên tình cảm với quê nhà. Huy Cận không cần khói sóng gợi hứng bởi hồn thơ ông chất chứa tình cảm nhớ thương quê nhà tự rất lâu rồi. Thế là tâm cảnh chi phối ngoại cảnh. Thế là hồn thơ ảo não, da diết đã chi phối đến cách miêu tả, cảm nhận về thế giới rất riêng của Huy Cận. Chính nhờ cái tôi độc đáo ấy, Huy Cận đem đến cho thơ mới những vần thơ rất cổ điển những vẫn rất hiện đại.
Còn biết bao tiếng thơ độc đáo, đặc sắc khác hiện hữu trong phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam. Những hồn thơ ấy đã góp phần làm nên một thời đại rực rỡ chưa từng có trong thơ ca Việt Nam, in dấu những tên tuổi, những phong cách thơ độc đáo bậc nhất trên thi đàn văn học dân tộc.
Ý kiến của Viên Mai không phải không có chỗ cần bàn cãi tranh luận song theo tôi, đó là một nhận định, một quan điểm khá xác đáng, đáng trân trọng. Viên Mai vượt qua hạn chế của thời đại, dám lên tiếng đề cao cái tôi xúc cảm, cá tính sáng tạo nhất thiết cần có ở mỗi nhà thơ, ý kiến ấy đã mở ra một con đường sáng tác thơ ca chân chính ấy là hành trình tự thể hiện, là hành trình sáng tạo không ngừng để tạo nên những vần thơ độc đáo, in đậm dấu ân cái tôi cá nhân của mỗi nhà thơ. Đọc ý kiến, tôi chợt hiểu vì sao có những nhà thơ sẽ mãi mãi còn lại trong lòng người đọc, lại có những nhà thơ mà lịch sử, mà công chúng sẽ lãng quên. Khi một nhà thơ không có cái gì riêng trong tác phẩm của mình, sáng tác của anh sẽ không thể có giá trị và không thể tồn tại. ý kiến của Viên Mai được thể hiện trong những thời kì, giai đoạn văn học mà cái tôi cá nhân của người cầm bút bị xoá nhoà. Những thời đại ấy không thể có được giá trị vĩnh hằng với thời gian. Yêu cầu của Viên Mai sẽ còn mãi chân giá trị với thời gian.
Trong xã hội phong kiến “phi ngã”, “vô ngã” những “bước chân Thuý Kiều” như thế thật hiếm hoi biết bao. Trong cuộc đời đã vậy, chẳng lẽ điều đó cũng hi hữu trong thơ ca, trong văn chương nghệ thuật? ý kiến sau đây của nhà phê bình nổi tiếng Trung Quốc Viên Mai, là lời giải đáp cho câu hỏi đó: “Làm người thì không nên có cái tôi... nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. .
Xuất phát từ sự trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời, từ thực tế phê bình thơ ca cổ điển Trung Quốc, Viên Mai đã đề xuất một quan niệm khá mới mẻ về “làm người” và “làm thơ”. Sống trong xã hội phong kiến, thời đại mà tư tưởng “vô ngã”, “phi ngã” như một thế lực vô hình chi phối mọi hành động của con người, Viên Mai cũng quan niệm: “làm người không nên có cái tôi”. “Cái tôi” ở đây có thể hiểu là tiếng nói là ý thức cá nhân cũng như cá tính riêng của mỗi người. “Cái tôi” trong cách nghĩa xưa như là hiện thân của một tư tưởng cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, nhỏ bé, tầm thường. Cho nên “làm người không nên có cái tôi” là vì vậy. Nhưng câu nói của Viên Mai không nhấn mạnh tới vấn đề này. Điều ông quan tâm là việc “làm thơ” nghĩa là sáng tác văn chương nghệ thuật. Nhà phê bình đã đối lập “làm người” và “làm thơ” khi đặt ra yêu cầu bức thiết, sinh tử đối với thơ ca “không thể không có cái tôi”. “Cái tôi” trong thơ ca được hiểu như là cái tôi xúc cảm, là cá tính sáng tạo của nhà thơ. Như thế Viên Mai đã đặt ra yêu cầu quan trọng đối với nhà thơ đó là phải in dấu “cái tôi” - xúc cảm, cá tính sáng tạo của mình vào trang thơ. Thơ ca, với ông, là sự thể hiện “cái tôi” của nhà thơ sâu sắc nhất. Vậy thì tại sao “làm thơ không thể không có cái tôi”? Theo tôi, điều đó bắt nguồn từ chính đặc trưng của thơ ca. Thơ ca là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người. Thơ là sự tự thể hiện mình một cách trực tiếp và chân thực nhất. Nói như Diệp Tiếp, thơ “là tiếng lòng” của nhà thơ vậy. Khi có những xúc cảm trào dâng mãnh liệt “không nói ra không được”, thậm chí có “thể chết” như cách nói của Rinkle, nhà thơ lại tìm đến thơ để giãi bày, sẻ chia. Bởi lẽ có những điều “chỉ có thể nói được bằng thơ”. Chính vì thơ là sự thể hiện nên thơ in đậm dấu ấn cái tôi cá nhân của nhà thơ. Xúc cảm trong thơ không phải của ai khác mà chính là những băn khoăn, trăn trở, những tình cảm, suy nghĩ của chính nhà thơ. Cho nên làm thơ phải có “cái tôi” là vì vậy.
Thế nhưng quy luật, bản chất của lao động nghệ thuật lại là sáng tạo. Làm thơ không phải là một thứ sản xuất hàng loạt, làm theo “một vài kiểu mẫu” đưa cho. Sáng tác thơ, nói như Xuân Diệu, “là một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể, do cá nhân thi sĩ làm”. Nghệ thuật muôn đời vẫn là “lĩnh vực độc đáo”. Vì vậy nó đòi hỏi nhà thơ phải có phong cách nổi bật tức là có cái gì đó rất riêng, rất độc đáo thể hiện trong tác phẩm của mình. Sáng tạo là yêu cầu sinh tử của nhà văn, đồng thời cũng làm nên tư cách của nhà văn chân chính. Khi mà anh không sáng tạo nghĩa là anh đang chết, nghĩa là anh phủ nhận tư cách nghệ sĩ của mình. Phải chăng vì vậy trong bức thư gửi một nhà văn trẻ, M.Gorki đã khuyên nhủ, nhắn gửi chân thành thấm thía rằng: “Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong cách điêu luyện nhưng các bạn hãy tìm lấy nốt nhạc và lời ca của chính mình”. Khi một người không có cái gì riêng của mình, tác phẩm của anh ta không thể có một giá trị gì. Chính bởi bản chất của thơ ca là sáng tạo nên nhà thơ phải có “cái tôi” cá thể của mình, tức là phải có cá tính riêng độc đáo thể hiện trong tác phẩm của mình. Thơ ca chỉ thực sự có giá trị, có sức sống khi nó in đậm một cá tính riêng của nhà thơ.
Yêu cầu về “làm thơ” của Viên Mai đã vượt qua sự trói buộc ràng buộc nghiệt ngã của hệ tư tưởng phong kiến, trở thành một quan điểm ý nghĩa, xác đáng đối với thơ ca, nói rộng ra là văn chương nghệ thuật. Ý kiến ấy đã được thể hiện sâu sắc trong thực tế sáng tác thơ ca của các nhà thơ Trung Quốc cũng như đối với thơ ca Việt Nam, đặc biệt là với phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam thời kì 1932 - 1945. Đây được coi là thời đại của cái tôi - một thời đại chưa từng có trong lịch sử thơ Việt Nam. Thơ mới lãng mạn được coi là một dàn hợp xướng của “cái tôi”. Mãi mãi hôm nay và mai sau, người yêu thơ sẽ còn nhớ đến một Xuân Diệu “thiết tha, rạo rực”, một Huy Cận “ảo não”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Huy Thông “hùng tráng” và một Nguyễn Nhược Pháp “trong sáng” ... Bởi các nhà thơ ấy đã nói lên tiếng nói của cái tôi cá nhân, đã nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt của bản thân và diễn đạt cách cảm nhận riêng ấy bằng chính những ngôn ngữ, hình ảnh ... in đậm dấu ấn cá nhân nên tiếng thơ của họ còn mãi với cuộc đời, sống mãi trong lòng người.
Trong dàn hợp xướng của phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam, Xuân Diệu nổi bật lên như một ngôi sao rực rỡ, chói loà, với những vần thơ nồng nàn, say đắm, mãnh liệt. Thơ Xuân Diệu là bầu xuân. “Thơ ông là bình chứa muôn hương của tuổi trẻ” (Vũ Ngọc Phan). Trong thơ ông người đọc bắt gặp dòng cảm xúc sôi nổi mãnh liệt, cái mà Nguyễn Đăng Mạnh gọi là “niềm khát khao giao cảm với đời” riêng có ở Xuân Diệu. Cái tôi nội cảm của nhà thơ, xét đến cùng chính là lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt đó. Có lẽ chỉ riêng Xuân Diệu mới có ham muốn phi thường, kì vĩ:
“Tôi muôn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muôn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
Hiện diện giữa các dòng thơ là “cái tôi” của Xuân Diệu, không hề che giấu mà dõng dạc vang lên như thách thức, như tuyên bố với cuộc đời. Nhà thơ có ham muốn “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu sắc, hương thơm của thiên nhiên, của tạo vật. Một khát vọng, ước muốn kỳ vĩ, độc đáo có lẽ chỉ thấy ở nhà thi sĩ họ Ngô này. Khát vọng ấy xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với cuộc đời, ước muốn được làm chủ, được chế ngự thiên nhiên, được sống tận độ trong sắc màu và hương thơm của cuộc sống, của tuổi trẻ. Chính ham muốn ngông cuồng ấy đã làm nên sắc điệu riêng cho tiếng nói của cái tôi cá nhân của Xuân Diệu.
Có ai đó đã phong Xuân Diệu là “hoàng tử của thơ tình Việt Nam hiện đại”, là “người ca sĩ hát rong về tình yêu của nhân dân trong thời hiện đại”. Lòng ham sống, yêu cuộc sống mãnh liệt đã chắp cánh cho hồn thơ Xuân Diệu đến với tình yêu như một sự vượt thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến. Xuân Diệu đã thể hiện một thứ tình yêu mạnh bạo mới mẻ của cuộc đời thực chứ không phải thứ tình yêu đạo đức trong sách vở hay thứ tình yêu ảo mộng của Tản Đà, Thế Lữ. Trước và sau Xuân Diệu không ai có được những vần thơ tình yêu sôi nổi, mãnh liệt như thế này:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em. Anh nhớ lắm. Em ơi !?”
Vẻ đẹp tình yêu trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện niềm khát khao giao cảm mãnh liệt từ thể xác tới tâm hồn con người. Cái mà Xuân Diệu sợ nhất trong tình yêu không phải là sự xa cách không gian – thời gian mà là sự xa cách của tấc lòng, là tình cảm mỗi người, là một vũ trụ riêng chứa đầy bí mật không hài hoà, trộn lẫn làm một. Quan niệm tình yêu độc đáo riêng có ấy đã làm nên những vần thơ tình đẹp nhất, mãnh liệt nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Xuân Diệu hiện diện trong thơ không chỉ với cái tôi xúc cảm dào dạt đắm say mà còn với một cá tính sáng tạo độc đáo. Cá tính ấy thể hiện trong cái nhìn tươi mới trong trẻo, độc đáo về thế giới về con người được gửi gắm trong những vần thơ hiện đại, tinh vi, tài hoa. Thoát ra khỏi cái nhìn ước lệ chung chung chật hẹp của quan niệm phong kiến, Xuân Diệu đã say sưa, choáng váng trước vẻ đẹp đích thực của cuộc đời:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”
Thế giới được cảm nhận qua đôi mắt “non xanh biếc rờn” của Xuân Diệu thật đẹp, thật sống động, tràn đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị, tràn trề nhựa sông, đầy ắp sự sống. Mỗi chữ “này đây” vang lên như một đợt sóng cảm xúc dâng trào. Được trả cho mình đôi mắt nhìn đời của chính mình, Xuân Diệu đã say sưa ca lên khúc nhạc vui về cuộc sống về thiên nhiên về con người. Chính bởi cặp mắt ấy, Xuân Diệu đã phát hiện ra vẻ đẹp đích thực của thế giới, giúp người đọc thấm thía rằng: Thiên đường không phải ở đâu xa không phải ở một cõi mộng xa khuất nào mà ở ngay xung quanh chúng ta, ở ngay trong cuộc đời thực. Thiên đường ở chính mảnh đất của sự sống, của hương hoa này. Phải có con mắt “xanh non biếc rờn” của tuổi trẻ, của sức trẻ mới có thể nhận ra được. Sự phát hiện độc đáo ấy còn gắn với một quan niệm thẩm mỹ rất riêng, rất Xuân Diệu:
“Tháng Giêng ngon như cặp môi gần”
Thơ xưa thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Người phụ nữ đẹp trong quan niệm xưa phải có khuôn mặt đẹp như hoa, như trăng rằm, có tiếng nói trong như tiếng oanh vàng, có lông mày đẹp như lá liễu. Còn với Xuân Diệu, chính con người mới là tạo vật toàn mĩ nhất, vẻ đẹp con người mới là chuẩn mực của thiên nhiên: “Lá liễu dài như một nét mi”.
“Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
Nó khác hẳn với quá trình biến đổi của sắc là trong thơ Nguyễn Du:
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” hay trong thơ Nguyễn Bính: “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”. Từ “rũa” miêu tả một sự biến đổi ở cấp độ vi mô hơn từ “nhuốm” hay “nhuộm”, hơn thế đó là quá trình hãy còn đang diễn ra chứ chưa phải đã hoàn tất. Xuân Diệu như nhìn thấy trên từng tế bào diệp lục của lá một sự giao tranh âm thầm mà quyết liệt: màu đỏ cứ lấn dần màu xanh từng tí một để rồi đến một lúc nào đó ta ngỡ ngàng nhận ra, cả trời thu đã nhuộm đỏ sắc lá. Theo sau đó là sự lùi dần của mùa hạ, thay thế chiếm ngự không gian là mùa thu. Với bút pháp tương giao tinh tế, với ngôn ngữ thơ độc đáo in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo riêng của Xuân Diệu, câu thơ đã trở thành một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo về mùa thu của nhà thơ.
Như thế thơ Xuân Diệu đã in đậm dấu ấn tâm hồn, tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng Xuân Diệu. Nó không hề lẫn với bất kì một tiếng thơ nào khác chính bởi sắc thái riêng của cái tôi độc đáo của Xuân Diệu.
Nếu như thơ Xuân Diệu khoác bộ y phục tối tân lộng lẫy thì thơ của Nguyễn Bính mang trên mình những “áo tứ thân”, “quần nái đen”, “khăn mỏ quạ” rất riêng của con người Việt Nam, của đồng đất thảo mộc nông thôn đất Việt. Nguyễn Bính là nhà thơ “Chân quê”, là hồn thơ “quê mùa” là vậy. Trong thơ ông ta thấy hiện lên khung cảnh làng quê rất riêng, rất Việt Nam với những giếng nước, mái đình, gốc đa, dậu mồng tơi ... cảnh sắc làng quê Việt Nam đã mượn tiếng thơ Nguyễn Bính để lên tiếng.
“Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”
Nguyễn Bính yêu mến cảnh quê như chính người nông dân yêu mến xóm làng của mình vậy. Thế nhưng ngay cả trong những câu thơ tưởng như rất gần gũi với ca dao dân ca này, vẫn hiện lên cách nhìn, cách cảm của riêng Nguyễn Bính của một hồn thơ mới. Nguyễn Bính đã chất đầy “nắng chiều” một thứ vô hình, huyền ảo trong “ba gian” nhà - một thứ hữu hình, chân thực. Thơ Nguyễn Bính nói cái “không” mà lại tràn ngập cái có, một ngôi nhà vắng mà lại trở nên sống động, tràn ngập “nắng chiều”. Đó chính là cái nhìn mới mẻ độc đáo về cảnh sắc làng quê Việt Nam có lẽ chỉ có ở Nguyễn Bính mà thôi.
Cùng viết về làng quê Việt Nam, nhưng nếu Anh Thơ rất thành công trong việc khắc hoạ cảnh quê, Đoàn Văn Cừ tài năng trong việc khắc hoạ những phong tục làng quê thì Nguyễn Bính lại sở trường khắc hoạ những mối tình quê, thực chất đều là những mối tình âm thầm, lặng câm, dang dở, bẽ bàng. Tâm lý của cái tôi Nguyễn Bính trong tình yêu là tâm lý của một chàng trai “quê mùa”.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
Cũng viết về tâm trạng “tương tư” của người đang yêu song vần thơ Nguyễn Bính khác hẳn với những vần thơ của Xuân Diệu trong “Tương tư chiều”. Một bên là thứ tình yêu mãnh liệt, một nỗi nhớ bật trào ra khỏi cái xác chữ để phập phồng trên trang giấy còn một bên lại là mối tình lặng, dẫu không kém phần da diết. “Cái tôi” của Nguyễn Bính phải mượn đến những “thôn Đoài”, “thôn Đông”, những “một người” và cả mưa nắng của trời đất thiên nhiên để thể hiện mình, để khắc hoạ nỗi nhớ da diết trong sâu thẳm tâm hồn mình. Ấy chính là cái chất tâm hồn riêng của Nguyễn Bính trong thơ.
Xuân Diệu đắm mình trong tình yêu. Nguyễn Bính để hồn mình nương náu bến nước, gốc đa, mái đình... còn Huy Cận thi sĩ tìm về với những điệu hồn cổ điển. Thơ Huy Cận là tiếng lòng ảo não của nhà thơ cùng đất nước mà nặng buồn sông núi. Trong thơ Huy Cận, có nỗi buồn “thiên cổ sầu” “sầu vũ trụ”, ... nhưng bao trùm hơn cả vẫn là nỗi sầu nhân thế:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Hoài Thanh gọi Huy Cận là hồn thơ “ảo não” nhất trong các nhà thơ mới phải chăng bởi những vần thơ như vậy. Một nỗi buồn trùng điệp, miên man khắp thời gian, giăng mắc khắp không gian. Như trăm dòng suối đổ ra sông, hàng hàng lớp lớp nỗi buồn từ khắp mọi ngả cuộc đời hợp về thành nỗi sầu lớn “sầu trăm ngả”. Đó là nỗi buồn của cá nhân khi đối diện vói không gian trời bể sông nước mênh mông, khi cảm nhận được kiếp người nhỏ bé trôi dạt như cành củi khô dập dềnh trên sóng nước. Người xưa dùng hình ảnh cánh bèo để nói lên thân phận chìm nổi của con người. Huy Cận lại dùng hình ảnh cành củi khô - một chất liệu vừa hiện thực, vừa hiện đại. Trong giây phút sầu tủi, ngậm ngùi về cuộc đời, về kiếp người, hồn thơ Huy Cận nương náu về một điểm tựa tinh thần, ấy là nỗi nhớ, tình yêu quê nhà:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Huy Cận mang trong mình cảm hứng thơ đậm chất cổ điển chính bởi hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất cổ điển, rất Đường thi. Song cái tôi của Huy Cận là cái tôi của một nhà thơ mới được giải phóng khỏi quy luật ước lệ chung chung trong thơ xưa. Người xưa thấy khói sóng trên sông mà động lòng nhớ quê, rộn lên tình cảm với quê nhà. Huy Cận không cần khói sóng gợi hứng bởi hồn thơ ông chất chứa tình cảm nhớ thương quê nhà tự rất lâu rồi. Thế là tâm cảnh chi phối ngoại cảnh. Thế là hồn thơ ảo não, da diết đã chi phối đến cách miêu tả, cảm nhận về thế giới rất riêng của Huy Cận. Chính nhờ cái tôi độc đáo ấy, Huy Cận đem đến cho thơ mới những vần thơ rất cổ điển những vẫn rất hiện đại.
Còn biết bao tiếng thơ độc đáo, đặc sắc khác hiện hữu trong phong trào thơ mới lãng mạn Việt Nam. Những hồn thơ ấy đã góp phần làm nên một thời đại rực rỡ chưa từng có trong thơ ca Việt Nam, in dấu những tên tuổi, những phong cách thơ độc đáo bậc nhất trên thi đàn văn học dân tộc.
Ý kiến của Viên Mai không phải không có chỗ cần bàn cãi tranh luận song theo tôi, đó là một nhận định, một quan điểm khá xác đáng, đáng trân trọng. Viên Mai vượt qua hạn chế của thời đại, dám lên tiếng đề cao cái tôi xúc cảm, cá tính sáng tạo nhất thiết cần có ở mỗi nhà thơ, ý kiến ấy đã mở ra một con đường sáng tác thơ ca chân chính ấy là hành trình tự thể hiện, là hành trình sáng tạo không ngừng để tạo nên những vần thơ độc đáo, in đậm dấu ân cái tôi cá nhân của mỗi nhà thơ. Đọc ý kiến, tôi chợt hiểu vì sao có những nhà thơ sẽ mãi mãi còn lại trong lòng người đọc, lại có những nhà thơ mà lịch sử, mà công chúng sẽ lãng quên. Khi một nhà thơ không có cái gì riêng trong tác phẩm của mình, sáng tác của anh sẽ không thể có giá trị và không thể tồn tại. ý kiến của Viên Mai được thể hiện trong những thời kì, giai đoạn văn học mà cái tôi cá nhân của người cầm bút bị xoá nhoà. Những thời đại ấy không thể có được giá trị vĩnh hằng với thời gian. Yêu cầu của Viên Mai sẽ còn mãi chân giá trị với thời gian.