04/06/2017, 23:42

Bình luận đoạn thơ cuối trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm … Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Trên văn đàn văn học nước nhà xuất hiện một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến vợi người và miện cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, lượm hái những bông hoa đầy hương sắc. Đó không phải ai khác ngoài Xuân ...

Trên văn đàn văn học nước nhà xuất hiện một chàng trai trẻ hiền hậu và say mê tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến vợi người và miện cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, lượm hái những bông hoa đầy hương sắc. Đó không phải ai khác ngoài Xuân Diệu. Xuân Diệu là sự kết tinh của những gì mới mẻ nhất trong nền thi ca Việt Nam. Mỗi tác phẩm thơ của ông giống như nguồn nước giếng trong mà khơi mãi vẫn không hết cá ngọt ngào sâu lắng của ...

Bài thơ Vội vàng đưa độc giả hoà nhịp cùng với nhịp điệu sống, khát vọng sống của tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ, phải biết trân trọng và sống hết mình với tuổi trè, với mùa xuân và với tình yêu. Đoạn thơ sau của bài thơ là đoạn thơ thể hiện nổi bật nhất nguồn mạch cảm xúc đó:
 
"Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong mỗi cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi hương đã sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người.
 
Với con mắt xanh non biếc rờn cùng với trái tim nhân hậu đa sầu đa cảm, thi sĩ Xuân Diệu luôn rung lên những nhịp đập mãnh liệt trước mọi biến thái tinh vi nhất của cuộc sống để rồi từ đó nhà thơ say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim cả bầu trời thanh sắc. Dường như Xuân Diệu cả đời hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại. Khi ông khao khát vô biên, tuyệt đích, chăng phải ông muốn ông lên tới đỉnh cao nhất của sự sống đó sao?
 
Xuân Diệu là một người sinh ra để mà sống, ông rất sợ chết, sợ lặng im và bóng tối - hai hình ảnh hư vô. Mục đích của đời người có phải chỉ là hạnh phúc thôi đâu!. Mục đích, chính là sự sống. Thử hỏi còn gì làm cho sự sống đầy đủ và thực sự có ý nghĩa hơn Xuân và Tình? mùa xuân làm cho con người cảnh vật căng tràn sự sống và lung linh toả sáng. Còn tình yêu có sức mạnh nhiệm màu khiến tâm hồn con người luôn tươi trẻ yêu đời. Chẳng thế mà Xuân Diệu đã từng nói:
 
"Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương kẻ nào"
 
Điều đó chứng tỏ thi nhân nhận thức rất rõ giá trị lớn lao của Xuân và Tình. Bởi vậy khi nào Xuân Diệu cũng khát khao đến mãnh liệt được sống hết mình cho tuổi trẻ và dược hưởng trọn vẹn hương vị của cuộc đời:
 
“Ta muốn ôm
Củ sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong mỗi cái hôn nhiều"
 
Nếu như mở đầu bài thơ là cái tôi hăm hở "Tôi muốn tắt nắng đi" thì đến cuối bài thơ lại là cái "ta", là mọi tuổi trẻ. Phải chăng đây chính là sự hoà nhập và đồng điệu trong một đời người, trong dòng chảy thời gian: sống mãnh liệt, sống hết mình, sống nồng nàn say mê. Với điệp từ " Ta muốn" lặp lại đến ba lần gợi lên cái ham hố, yêu đời. Những ngôn từ đậm màu sắc cảm giác rạo rực như: Ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thâu cho thấy một Xuân Diệu lãng mạn muốn được say, được ôm, được thâu trọn tất cả. Song đây không phải là cái say tuý luý, một cái ôm tầm thường mà nó là tinh thần mong muốn rất thanh cao, là đỉnh cao của cái đẹp mà con người muốn đạt tới. Ở đây Xuân Diệu muốn được ôm gọn thiên nhiên vũ trụ với những "gió", nhũng "mây" để mà tận hưởng. Xuân Diệu muốn được tận hưởng mọi hương vị ngọt ngào nhất của tình yêu. Đây chính là cái mới trong thơ Xuân Diệu. Đúng như Vũ Ngọc Phan đã từng khẳng định " Xuân Diệu, người mang đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất". Cái mới của Xuân Diệu không phải là ở cách dùng từ đặt câu mà chính là ở tâm hồn dạt dào, trẻ trung, sôi nổi. Có thể nói thơ mới đến Xuân Diệu mới thực sự hoàn thành cuộn cách mạng thơ ca mà cốt lõi chính là sự hiện diện hoàn chỉnh, sự tự ý thức đầy đủ cái tôi. Cái tôi cá nhân của các nhà thơ đã manh nha từ thời trung đại nhưng đến đầu thế kỷ XX nó quy tụ lại với Tản Đà và đến Xuân Diệu mới bộc lộ đúng cái tôi cá nhân. Đó là cái tôi vội vàng hấp tấp nhưng lại là một tâm hồn tha thiết với cuộn sống, không muốn để thời gian trôi tuột:
 
Thà một chút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
 
Chỉ với những vần thơ ít lời nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa của trời đất đã thức tỉnh trái tim của biết bao thế hệ trẻ đang sống hoài sống phí tuổi trẻ, không biết tận hưởng cuộc sống quý báu vốn có. Lời thơ ngân vang như nhịp trống thôi thúc thế hệ trẻ mau lên vội vàng lên để mà tận hưởng cuộc sống.
 
Chảy theo dòng cảm xúc ngây ngất của tình yêu, câu thơ tiếp theo của đoạn thơ thể hiện một nghệ thuật độc đáo:
 
Và non nước và cây và cỏ rạng

Chắc hẳn khi đọc đến đây mọi độc giả đều dừng lại để bình luận nghệ thuật "Vắt dòng" với ba từ "và" đồng hiện trong một dòng thơ đã làm nổi bật cảm xúc say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần. Để rồi một lần nữa mùa xuân cùng màu sắc lại hiện lên: Mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng. Tất cả đều là nỗi niềm khát khao đến cháy bỏng của thi nhân:
 
Cho chuếnh choáng mù thơm đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
 
Thi sĩ thực sự mở rộng lòng mình đón nhận mọi niềm hạnh phúc tràn đầy của tình yêu và sự sống bằng tất cả mọi giác quan của mình trong một trạng thái say mê, ngây ngất. Song biết bao nhiêu cho vừa ý muốn "đã đầy", "no nê" của tác giả. Đây hẳn là niềm khát khao vô biên, không bờ bến. Đặc biệt là câu thơ cuối đoạn và cũng là câu thơ khép lại của toàn bài thơ là điểm sáng độc đáo nhất:
 
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
 
Câu thơ thể hiện sự táo bạo với cách diễn đạt rất "tây". Động từ "cắn" được sử dụng rất đắc điệu. Nhưng đây không phải là cắn theo nghĩa đen thô thiển mà được hiểu theo nghĩa bóng là niềm khát vọng được giữ lấy cái vui đẹp của đời, một tình yêu lớn, mãnh liệt ẩn chứa trong nó. Nhiệt tình tuổi trẻ, tha thiết với sắc xuân đang dần bộc lộ nhưng thực ra ngầm chứa trong đó là tình yêu như thể nhà thơ đang say đắm tình yêu của mình. Và điều ấy được hình tượng hoá theo kiểu rất Xuân Diệu: hôn, cắn.
 
Đoạn thơ trên đây nằm trong trường yêu thương của tác giả. Qua đoạn thơ độc giả như vừa được chứng kiến cả một dòng sông tình cảm đang chuyển động. Hơn thế nữa chúng ta còn tìm thấy trong những vần thơ tưởng chừng như không có gì là mới lạ ấy một thi sĩ độc đáo nhất, mới lạ nhất với một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để biết yêu.
 
Đoạn thơ chất chứa một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Những vần thơ thấm đẫm chất trữ tình lãng mạn là kết quả của một ngòi bút tài hoa và tinh anh của Xuân Diệu. Nhà thơ Xuân Diệu đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tên tuổi nhà thơ cùng những vần thơ của ông vẫn mãi neo đậu trong trái tim độc giá mọi thế hệ.

0