16/01/2018, 13:02

Bình luận câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Văn mẫu lớp 7 Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" – Bài số 1 Trong cuộc sống có rất nhiều những điều khó khăn và phức tạp, nếu như chúng ta chỉ học tập trên sách vở không thì chưa đủ bởi kiến thức ...

Bình luận câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Văn mẫu lớp 7

Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" – Bài số 1

Trong cuộc sống có rất nhiều những điều khó khăn và phức tạp, nếu như chúng ta chỉ học tập trên sách vở không thì chưa đủ bởi kiến thức là bể rộng vo biên không chỉ có ở trong sách mà do chúng ta trải nghiệm và tìm hiểu mới thấy được đúng như câu tục ngữ của dân tộc đã nói “ đi một ngày học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ trên nghĩa đen muốn nói đến việc chúng ta càng đi nhiều thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều quý giá trong cuộc sống, đi và trải nghiệm để học hỏi được những kinh nghiệm đáng quý mối người chúng ta luôn luôn phải trau dồi và tiếp thu những truyền thống quý báu của dân tộc và đi để trải nghiệm và học hỏi sẽ giúp cho chúng ta có thêm vốn kiến thức và nó là kim chỉ nan mạnh mẽ để chúng ta phát huy được tối đa khả năng của mình. Qua câu tục ngữ trên nghĩa bóng của nó là mong muốn con người cần phải học hỏi và trau dồi thêm cho bản thân để từ đó tăng thêm lượng kiến thức đáng kể cho mình và xã hội, mỗi người chúng a đều phải học hỏi qua sách vở và cả cuộc sống hàng ngày, hai nguồn kiến thức đó tác động mạnh mẽ đến mỗi con người chúng ta, nó không chỉ đem lại một lượng kiến thức để chúng ta có thể trang bị thêm cho cuộc sống của mình.

Chính bởi những trải nghiệm của dân tộc và những người đi trước mà đã tích lũy lên câu tục ngữ này, nó hoàn toàn đúng, bởi khi chúng ta đi ra ngoài, bước chân đi ra khỏi cái vùng quê nhỏ bé, ra khỏi những rặng trên làng để tìm lấy cái mới mẻ những nguồn kiến thức mới, khi đi ra ngoài chúng ta học hỏi thêm được nhiều kiến thức đó có thể là kiến thức xã hội, do chúng ta đã trải nghiệm và có những bước chuyển mới về cả tinh thần và trong cả tiềm thức, mỗi người chúng ta đều phải năng động và ra ngoài nhiều để làm ra tăng thêm vốn kiến thức cho bản thân để từ đó có thể phát triển chính khả năng của mình, điều đó mới góp phần to lớn cho xã hội.

Những kiến thức mà chúng ta học hỏi được đó có thể là những kiến thức từ thực tiễn, chúng ta học hỏi được nguồn kiến thức từ cuộc sống đời thường, đó là những kiến thức đã được áp dụng vào thực tế và nó đã tác động mạnh mẽ lên thể trạng của mỗi chúng ta, đó là nguồn cổ vũ tinh thần và là một động lực để chúng ta phần đấu vươn lên đạt được nhiều thành quả to lớn cho xã hội và cả cộng đồng. Nguồn kiến thức là vô hạn, bởi kiến thức bằng cả một đại dương mà chúng ta chỉ biết những điều đó còn rất hạn hẹp, đó là một nguồn cổ vũ tinh thần để chúng ta học hỏi và phát huy được khả năng sáng tạo và tìm tòi kiến thức của mình. Học tập phải áp dụng vào thực tiễn bởi vậy những kiến thức trong sách vở nếu ta thực hành và trải nghiệm nó thì nó sẽ trở nên tốt đẹp và năng động khả thi hơn, mọi điều chúng ta đang làm nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn bởi trong cuộc sống của chúng ta đó là một niềm động viên tinh thần và là thành quả lớn của một dân tộc, biết tìm tòi và sáng tạo.

Biết tìm tòi sáng tạo và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới là một con đường hoàn toàn hữu ích và nó đêm lại những ý nghĩa tốt đẹp cho con người chúng ta trên bước đường tiếp theo, đi nhiều học hỏi và tiếp thu có chọn lọc là một con đường hoàn toàn tốt và nó đem lại những ý nghĩa vô cùng quý báu cho mỗi người chúng ta, Học hỏi để phát triển thêm mọi kĩ năng sống và đó là một nguồn kiến thức quan trọng của con người, biết tìm tòi và luôn luôn có những trải nghiệm mới chúng ta sẽ thấy cuộc sống này nhiều ý nghĩa hơn. Đi một ngày học một sàng khôn, bởi lẽ có câu tục ngữ đó bởi nhân dân ta đã có rất nhiều những trải nghiệm mới và nó luôn bao quanh mỗi người chúng ta, hành động như vậy mới xứng đáng là người con của dân tộc Việt nam. Khi đi ra ngoài chúng ta sẽ gặp thêm bạn bè mới, mọi người sẽ tặng chúng ta những bài học quý giá của cuộc đời, những người tốt sẽ dạy cho chúng ta cách sống lương thiện, nhưng con người giàu lòng yêu thương sẽ dạy chúng ta thành con người có lòng vị tha nhân ái, lá lành đùm lá rách. Nói chúng mỗi người đều sẽ dành cho chúng ta những bài học nhất đinh, nếu chúng ta biết nắm giữ và sử dụng nó một cách có hệ thống nó sẽ là nền tảng vững chắc để chúng ta bước vào đời.

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng nó là kim chỉ nan để cho con người học tập theo đó là một truyền thống quý báu của con người, mỗi người nếu biết vận dụng câu tục ngữ này sẽ làm tăng thêm vốn kiến thức của bản thân, và nó thực sự trở thành một điều có ý nghĩa lớn lao và mang nhiều những giá trị to lớn, câu tục ngữ trên đem lại cho con người những bài học kinh nghiệm để trang bị nhiều nguồn kiến thức khi bước vào đời, khi vượt qua những giới hạn của bản thân, bột ra ngoài xã hội chúng ta sẽ họ hỏi được nhiều kinh nghiệm từ cuốc sống cũng như những kinh nghiệm mà người đời đã đem lại cho dân tộc ta, mỗi người chúng ta nên phát huy mạnh mẽ truyền thống của dân tộc mình, đó là điều quan trọng và tạo nên một ý nghĩa giáo dục sâu sắc tới mỗi người và là bài học cho chúng ta vững bước vào đời.

Câu tục ngữ trên đã được rất nhiều lứa tuổi vận dụng, họ đã đạt được nhiều những thành quả to lớn, di ra ngoài cần lắng nghe và học hỏi thêm nhiều kiến thức, có học mới giúp chúng ta giỏi lên được, không học thì cuộc sống của chúng ta sẽ không chứa tran màu sắc và nó chỉ tăm tối nên những kiến thức hạn hẹp nhất và làm cho chúng ta biết yêu thương và tran chứa nó nhiều hơn, mỗi người chúng ta nên coi đó là một kinh nghiệm sống và biết vận dụng nó là cái cách hiệu quả nhất để chúng ta vững bước trên cuộc đời này, mỗi bước đường chúng at đi sẽ tràn ngập những màu sắc và nhiều cơ hội để chúng ta lựa chọn, bước trên đường đời chúng ta nên học hỏi và phát huy mọi khả năng vốn có của mình có như vậy chúng ta mới có thể sống tốt được.

Bên cạnh những người biết vận dụng câu tục ngữ này có hiệu quả thì còn một số người không biết vận dụng lấy cơ hội để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm làm cho bản thân thiếu thốn nguồn tri thức và đó thực sự là những thiệt thòi của con người, mỗi chúng ta nên cố gắng phải phát huy được những truyền thống quý báu của dân tộc mình, sống khép mình, không chịu đi nhiều thì những kiến thức mà ta biết chỉ nhỏ bé và nằm sâu trong đáy đại dương mà thôi, mỗi người chúng ta nên vận dụng có hiệu quả những nguồn kiến thức vô giá này có như vậy chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu trong cuộc sống và hoàn thành tốt được mọi công việc mà chúng ta đã đặt ra.

Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những tấm gương biết vận dụng tốt câu tục ngữ này, nó đã đem lại cho họ cả kho tàng kiến thức to lớn, và thành quả chúng ta đạt được sẽ là một nguồn động viên tinh thần lớn lao cho chúng ta vững bước trên đường đời, mỗi người cần ý thức lại tinh thần học tập và tìm hiểu của mình, có như vậy chúng ta mới đem lại được cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chính mình và là người có ích cho xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại những bài học quý báu cho con người chúng ta, biết vận dụng và thực hiện nó có hiệu quả chúng ta sẽ đạt được nhiều thành quả to lớn mà cuộc sống đem lại, biết vận dụng mọi nguồn kiến thức từ bên ngoài vào thành của mình chúng ta mới đạt được nhiều niềm tin yêu to lớn và cả những thành quả đáng kể.

Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" – Bài số 2

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" – Bài số 3

Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, trong nền văn hóa đậm đà tính dân tộc ấy nổi bật lên, đó chính là tinh thần hiếu học. Con người Việt Nam qua nhiều thế hệ nay đều đề cao vị trí cũng như tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống xã hội. Học để có thêm hiểu biết, học để có thể kiến thiết cho đất nước, học để khẳng định mình…Mục đích của việc học vô cùng phong phú, đa dạng và có sự khác biệt đối với mỗi cá nhân con người. Thế ta mới thấy được việc học có vai trò to lớn và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam cũng có rất nhiều câu nói về vai trò của việc học, việc lĩnh hội tri thức đối với nhận thức của con người. Một trong số đó có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa về việc học tập đối với nhận thức của con người. Câu nói là sự đúc rút từ chính những kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước về việc học, nên câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không chỉ mang tính đúng đắn mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Câu nói thể hiện được sự vô cùng vô tận của những tri thức trong cuộc sống này, đó là những tri thức vô cùng quý giá, mang đến cho con người những hiểu biết, những kinh nghiệm, từ đó ta trở nên thông sáng, hiểu được bản chất của các sự việc trong cuộc sống.

Xét về thực tiễn, câu nói “Đi một ngày đàng, học một sàng không” không chỉ bó hẹp trong phạm vi của việc học tập, mà đó còn là những trải nghiệm thực tiễn trong quá trình con người cải tạo cuộc sống của chính mình. Trong quá trình đó, con người tất yếu sẽ gặp những gian nan, thử thách, nhưng qua đó con người cũng học hỏi được những điều mới lạ, hiểu hơn về nhiều khía cạnh phức tạp trong cuộc sống. Và từ đó, con người có những tri thức, những kinh nghiệm nhất định, tạo thêm tiền đề sức mạnh cho con người trong quá trình chinh phục không ngừng đó.

“Đi” ở đây chính là một hành động của đôi chân, rời khỏi vị trí đang đứng và đến một địa điểm, một cái đích nào đó mà người đó đề ra. “Ngày đàng” là những chặng đường mà hành động đi đã thực hiện, đã vượt qua. Hiểu một cách khác, ta có thể thấy, đây chính là biểu tượng của những bước chân con người trong hành trình chinh phục cuộc sống của chính mình. Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, con người phải thực hiện hành trình, đó không phải là một cuộc hành trình ngắn ngủ, đơn giản mà là một hành trình dài và ẩn chứa đầy rãy những khó khăn, thách thức.

“Học” là quá trình lĩnh hội của nhận thức, “sàng khôn” ở đây ta có thể hiểu là những thành quả đạt được trong quá trình học đó. Nghĩa của cả câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, ta có thể hiểu là sau mỗi trải nghiệm thực tiễn của cuộc sống, dù thành công hay thất bại thì ta cũng sẽ có được những bài học kinh nghiệm quý giá, mở mang nhận thức, tôi rèn bản lĩnh cho con người. Nhưng để có được những kinh nghiệm quý giá đó, thì trước hết con người buộc phải có những trải nghiệm, có những va vấp, đối mặt với những sự việc mang tính thách thức của cuộc sống.

Đặt câu tục ngữ trong mối quan hệ với cuộc sống của con người, ta thấy đươc sự đúng đắn, minh triết trong câu nói này. Cuộc đời con người vốn là những cuộc hành trình, đó là hành trình chinh phục cuộc sống, hành trình khẳng định vai trò, vị trí của bản thân trong xã hội. Và để thực hiện những cuộc hành trình đó, ta gặp những khó khăn nhiều hơn là những thuận lợi, nếu con người dám đương đầu, dám vượt qua thì con người có thể đến được đích cuối cùng của cuộc hành trình, hay dù không may thất bại đi nữa thì con người cũng có được những bài học kinh nghiệm, hay nói cách khác, đó là sự trưởng thành trong nhận thức.

Nếu không có những cuộc hành trình, không dám đương đầu, đối mặt thì con người sẽ mãi dậm chân tại chỗ. Họ sẽ trở nên ù lì, thụ động, mãi mãi không thể thoát ra khỏi được những giới hạn của bản thân. Sự nhu nhược, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho họ thất bại trong cuộc sống. Bởi vậy, con người cần nâng cao tính chủ động của bản thân trong sự học tập, rèn luyện cũng như thực hiện hành trình đi đến những ước mơ. Khi có sự chủ động, một bản lĩnh kiên định thì dù không đạt được mong muốn như đề ra thì đó cũng là con người thành công, những trải nghiệm sẽ là bài học quý giá cho những nấc phát triển khác của họ. Nói về sức mạnh của con người, tôi nhớ đến những câu thơ:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Như vậy, ta có thể khẳng định, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vô cùng đúng đắn, đó không chỉ là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của thế hệ đi trước mà còn là lời khuyên bổ ích cho thế hệ con cháu đi sau.

Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" – Bài số 4

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học  hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có  từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ  sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với  vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" – Bài số 5

 Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao trí thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Trí thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng phạm vi không gian học tập đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, giữa sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi chứa đựng một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi thì ta sẽ tiếp thu được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

   Để động viên tinh thần con cháu, dân gian đã có những câu nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa, mạnh dạn bước vào trường đời để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình và xã hội được nhiều hơn.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới , chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lê-nin đã dạy. Vấn đề đặt ra là học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệm xây dựng đất nước; tránh điều dở, điều xấu có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

   Hiện nay, chuyện đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch, học hỏi bằng con đường du học. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học, tiến bộ của nhân loại nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người. Đó cũng là điều ông cha gửi gắm đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn được lưu giữ trong hành trang của tuổi trẻ trên con đường xây dựng sự nghiệp.

Vũ Hường tổng hợp

0