31/05/2017, 11:47

Bình luận câu nói “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Em hãy bình luận ý kiến trên. Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả ta đã tìm ra ...

Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Em hãy bình luận ý kiến trên. Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả ta đã tìm ra được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo: Việc nhân nghĩa cốt ờ yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ ...

Mở đầu bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Em hãy bình luận ý kiến trên.

Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả ta đã tìm ra được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ờ yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Những tư tưởng, quan niệm cao đẹp đó có ý nghĩa và có tác dụng gì đến chúng ta hôm nay?

Chỉ vỏn vẹn là hai câu thơ, nhưng lời nói của Nguyễn Trãi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là một người quân tử, là đấng trượng phu trong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân.

Con người ấy phải làm tất cả để người dân được sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Đó là lòng nhân nghĩa từ xưa đến nay. Vì thương xót dân mà Nguyễn Trãi hết lòng giúp thống soái của mình diệt trừ kẻ bạo tàn, quân xâm lược, những kẻ đã gây đau thương lầm than cho nhân dân ta. Đó chính là điếu phạt, trừ bạo.

Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực, phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bởi vì xưa kia sách thánh hiền có dạy năm điều: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để người quân tử học tập và rèn luyện. Trong đó nhân, nghĩa là hai việc đứng đầu làm gốc, làm nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nhưng ở đây, Nguyễn Trãi không phải chỉ ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn biết tiếp thu truyền thống của dân tộc và cải tiến theo yêu cầu của xã hội. Đây quả là một tư tưởng mới, tư tưởng nhân nghĩa gắn chặt với lòng yêu nước thương dân như Phạm Văn Đồng đã nói: Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước, thương dân, cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của nước, hạnh phúc của dân. Con người quân tử ấy đã luôn luôn đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết. Nguyễn Trãi đã hiểu rõ rằng: sức mạnh của toàn dân là sức mạnh vô biên, sự đoàn kết của toàn dân là động lực thúc đẩy mọi việc nhanh chóng thành công tốt đẹp, dễ dàng. Ông từng quan niệm: Làm lật thuyền mới thấy sức mạnh của dân như nước. Thật là chí tình, chí nghĩa! Trong thư trả lời cho Phương Chính, một tên giặc tàn bạo độc ác, Nguyễn Trãi cũng đã viết: Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm cành. Rõ ràng Nguyễn Trãi rất coi trọng việc nghĩa nhân. Ngoài ra, đó còn là một sức mạnh để thắng hung tàn, cường bạo đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong bản tuyên ngôn Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi cũng đã nói:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chỉ nhân để thay cường bạo

Quan niệm ấy vô cùng đẹp đẽ. Đối với những kẻ hung tàn, ta đem đại nghĩa mà đôi phó và lấy chí nhân để đương đầu với cường bạo ác nhân. Phải chăng, cái nhân, cái nghĩa là động lực mạnh mẽ để đánh bại quân cướp nước xâm lăng? Chính tư tưởng, quan niệm cao đẹp ấy đã ăn sâu vào tim, nên suốt cuộc đời mình Nguyễn Trãi đã hi sinh tất cả vì dân vì nước, trở thành một quân sư tài giỏi giúp Lê Lợi mang chiến thắng vẻ vang trong từng cuộc chiến và cùng nhau Kinh bang hoa quốc đúng như Nguyễn Mộng Tuân đã từng ca ngợi :
Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền

Lời nhận xét trên thật là đúng đắn. Từ xưa đến nay, đã mấy ai được như ông? Nguyễn Trãi quả là một vị anh hùng suốt đời sáng chói vẻ vang: ức Trai tâm thượng quang khuê tảo. Đó là lời của Lê Thánh Tông đã đáng giá về Nguyễn Trãi: lòng dạ ức Trai sáng tựa sao khuê. Sáng đến đường nào? Và sáng ra sao? Phải chăng cái đẹp, cái sáng chói ấy xuất phát từ con tim, từ suy nghĩ hành động của ức Trai?

Thế nhưng trong lịch sử nước nhà, đâu hẳn người lãnh đạo nào cũng có được những hành động như thế? Nhà Hồ cũng như nhà Nguyễn đã không biết sử dụng tư tưởng nhân nghĩa, không biết dựa vào dân, đoàn kết toàn dân để rồi phải chuốc lấy những thất bại ê chề nhục nhã. Những điều ấy là bài học xương máu, là sự thật đau lòng mà các thế hệ sau cần tránh khỏi. Và càng lúc ta càng thấy Nguyễn Trãi như sáng chói hơn, cao đẹp hơn. Là một người vốn căm ghét bạo tàn, song Nguyễn Trãi luôn thể hiện ý chí hòa bình, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân hai nước Việt Nam cũng như Trung Quốc. Bởi vì ông hiểu rằng, những con người sang xâm lược Việt Nam cũng chỉ là nạn nhân thôi. Vì vậy, Nguyễn Trãi đã mở lượng bao dung với kẻ thù khi chúng đầu hàng:

Thần vũ chẳng giết hại
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh…

Điều này đã làm cho quân giặc vừa hàng vừa run sợ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi vẫn thể hiện tình đồng loại, tình người một cách cao cả, anh hùng. Với tư tưởng ấy Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại cuộc sống thái bình cho muôn dân. Đó là tư tưởng rất tiến bộ, thể hiện cái nhìn sâu rộng tấm lòng nhân ái của vị anh hùng Nguyễn Trãi.

Phát huy truyền thống tốt dẹp của dân tộc, Đảng và Bác của chúng ta đã xây dựng nên những quan niệm mới giống như cha ông ngày xưa. Bác Hồ thường nói: Quân với dân như cả với nước. Thế đấy! Thế hệ sau đã kế thừa và tiếp tục phát triển những điều mà cha anh đã tạo dựng nên. Đảng và Bác đã lãnh đạo nhân dân, yêu thương nhân dân, đoàn kết nhân dân, cùng nhau siết chặt vòng tay thân ái. Phải chăng tất cả những điều ấy là thứ vũ khí lợi hại, là những sức mạnh vô biên giúp quân và dân ta tạo nên những chiến công vang dội. Những chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tốt đẹp của tình đoàn kết, lòng nghĩa nhân. Rõ ràng tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi đã lưu truyền và được kế thừa đến muôn đời.

Nói tóm lại, hai câu thơ của Nguyễn Trãi thật tuyệt vời và sống mãi trong trí nhớ, tình cảm của người Việt Nam ta. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi vẫn có giá trị, tác dụng mạnh mẽ và vô cùng cần thiết. Chính vì thế, Nguyễn Trãi vẫn luôn tồn tại trong lòng mọi người với tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời ấy!

0